Metformin: Thuốc chống tiểu đường

(3.72) - 75 đánh giá

Metformin là thuốc uống chống tăng đường huyết thuộc nhóm biguanid. Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều hiện nay.

Metformin không có tác dụng để kích thích giải phóng insulin ở tế bào beta tuyến tụy, vì vậy không gây hạ đường huyết ở người không bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc trong một số trường hợp, thậm chí còn có trường hợp không được sử dụng loại thuốc này.

Tác dụng của metformin?

  • Ở người có bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh tăng đường huyết, metformin có tác dụng làm giảm đường huyết nhưng không gây tai biến (trừ trường hợp người bệnh nhịn đói hoặc dùng thuốc đồng tác dụng).
  • Metformin làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương khi đói và sau bữa ăn ở người bệnh tiểu đường tuýp II. Bên cạnh đó, thuốc còn làm tăng sử dụng glucose ở tế bào và giảm hấp thu glucose ở ruột, cùng với ức chế tổng hợp glucose ở gan.

Chỉ định

  • Ðiều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (tuýp II): Ðơn trị liệu khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn uống đơn thuần.
  • Có thể dùng metformin đi kèm với nhóm thuốc sulfonylure, đồng thời giữ chế độ ăn uống kiêng cữ. Tuy nhiên, metformin hoặc sulfonylure đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.

Chống chỉ định

  • Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương;
  • Giảm chức năng thận do bệnh thận, hoặc rối loạn chức năng thận hoặc những tình trạng bệnh lý như trụy tim, nhồi máu cơ tim cấp tính và nhiễm khuẩn huyết;
  • Bệnh nhân mẫn cảm với metformin hoặc các thành phần khác;
  • Nhiễm axit chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, có hoặc không có hôn mê (kể cả nhiễm axit ceton do đái tháo đường);
  • Bệnh gan nặng, bệnh tim mạch nặng, bệnh hô hấp nặng với giảm oxy huyết;
  • Bệnh phổi thiếu oxy mãn tính;
  • Nhiễm khuẩn nặng;
  • Những trường hợp nhiễm khuẩn hoặc hoại tử;
  • Phụ nữ mang thai (phải điều trị bằng insulin, không dùng metformin);
  • Phải ngừng tạm thời metformin đối với người bệnh vừa chụp X quang vì trong cơ thể có tiêm các chất cản quang có i-ốt và sử dụng những chất này có thể ảnh hưởng cấp tính chức năng thận;
  • Hoại tử, nghiện rượu và suy dinh dưỡng.
(function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();
#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:

Thận trọng khi sử dụng

  • Người bệnh dùng metformin cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm lâm sàng, kể cả định lượng đường huyết, để xác định liều metformin tối thiểu có hiệu lực. Người bệnh cần được thông tin về nguy cơ nhiễm axit lactic;
  • Người bệnh cần được khuyến cáo trong điều chỉnh chế độ ăn uống, vì dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường. Ðiều trị bằng metformin chỉ được coi là biện pháp hỗ trợ, không phải để thay thế cho việc thực hiện chế độ ăn hợp lý;
  • Metformin được bài tiết chủ yếu qua thận. Do đó nguy cơ tích lũy và nhiễm axit lactic càng tăng cao theo mức độ suy giảm chức năng thận;
  • Metformin không phù hợp trong điều trị cho người cao tuổi vì nhóm tuổi này thường dễ mắc phải hội chứng suy giảm chức năng thận. Do đó, người bệnh cao tuổi phải kiểm tra creatinin huyết thanh kỹ càng trước khi bắt đầu điều trị;
  • Phải ngừng điều trị với metformin 2 − 3 ngày trước khi chụp X-quang có sử dụng các chất cản quang chứa i-ốt và trong 2 ngày sau khi chiếu chụp. Chỉ dùng trở lại metformin sau khi đánh giá chức năng thận cho kết quả bình thường;
  • Sử dụng đồng thời các thuốc có tác động đến chức năng thận (tác động đến bài tiết ở ống thận) có thể ảnh hưởng đến sự phân bố metformin;
  • Phải ngừng dùng metformin khi tiến hành phẫu thuật;
  • Không dùng thuốc ở người bệnh suy giảm chức năng gan.

Thời kỳ mang thai

Metformin chống chỉ định đối với người mang thai. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai bao giờ cũng phải điều trị đái tháo đường bằng insulin.

Thời kỳ cho con bú

  • Không thấy có tư liệu về sử dụng metformin đối với phụ nữ cho con bú hoặc xác định lượng thuốc bài tiết trong sữa mẹ.
  • Vì có trọng lượng phân tử thấp (khoảng 166), metformin có thể bài tiết trong sữa mẹ. Do vậy cần cân nhắc nên ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, căn cứ vào mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Tác dụng phụ

Thường gặp

  • Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng;
  • Nổi ban, mề đay, nhạy cảm với ánh sáng;
  • Giảm nồng độ vitamin B12.

Ít gặp

  • Rối loạn sản sinh máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt;
  • Nhiễm axit lactic.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu về tác dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc metformin giúp điều trị bệnh đái tháo đường. Việc điều trị bệnh tiểu đường là một quá trình lâu dài và kiên trì, không chỉ dựa vào thuốc mà bạn cần phải điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tiêm insulin khi mắc đái tháo đường cần lưu ý những gì?

(67)
Nếu bị bệnh tiểu đường, có thể bạn sẽ nhận được vô vàn lời tư vấn từ bạn bè, người thân hoặc từ những người chẳng mấy quen thân trên mạng. ... [xem thêm]

Bật mí 6 thói quen giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường

(57)
Kiểm soát tiểu đường không khó. Điều quan trọng là bạn cần kiên trì áp dụng những thói quen tốt cho sức khỏe.Bên cạnh việc đến gặp bác sĩ để theo ... [xem thêm]

Thai nhi 11 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(90)
Sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổiThai nhi 11 tuần tuổi phát triển như thế nào?Em bé 11 tuần tuổi sẽ có kích thước của một trái sung và chỉ dài hơn 3 ... [xem thêm]

Muốn con cứng cáp, mẹ bầu phải bổ sung vitamin D

(35)
Vitamin D đem lại sức khỏe toàn diện và giúp xương chắc khỏe. Đây cũng là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp cơ, tim phổi và não hoạt động khỏe ... [xem thêm]

Trà atiso đỏ: Thức uống tốt cho sức khỏe của bạn

(15)
Tại Việt Nam, cây atiso đỏ thường được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang ở nhiều nơi mà hiếm ai chú ý đến. Trà atiso đỏ không chỉ là nước giải khát ... [xem thêm]

Bệnh sùi mào gà ở trẻ em: Dễ lây nhưng không gây hại

(56)
Bệnh sùi mào gà ở trẻ em dù không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé nhưng vẫn cần được theo dõi sát sao để tránh lây lan sang những người khác. ... [xem thêm]

Chẩn đoán suy thận cấp bao gồm những xét nghiệm gì?

(68)
Để chẩn đoán suy thận cấp, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm sinh hóa như đo creatinin huyết thanh, thể tích nước tiểu, mức độ lọc cầu thận… ... [xem thêm]

Cách trang điểm tự nhiên giúp bạn đáng yêu hơn

(82)
Bạn ngại trang điểm cầu kỳ nhưng vẫn muốn che bớt khuyết điểm và tôn lên vẻ đẹp tự nhiên mỗi khi hẹn hò? Cách trang điểm tự nhiên sẽ giúp bạn luôn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN