Muốn con cứng cáp, mẹ bầu phải bổ sung vitamin D

(4.38) - 35 đánh giá

Vitamin D đem lại sức khỏe toàn diện và giúp xương chắc khỏe. Đây cũng là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp cơ, tim phổi và não hoạt động khỏe mạnh, đồng thời giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng.

Vitamin D không giống như hầu hết các loại vitamin khác. Cơ thể của bạn có thể tạo ra vitamin D khi làn da của bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trong khi đó, cơ thể chúng ta không thể tự tạo ra các vitamin khác mà phải bổ sung chúng thông qua các loại thực phẩm. Ví dụ, bạn phải ăn nhiều trái cây và rau củ để bổ sung vitamin C.

Tại sao vitamin D lại rất quan trọng?

Vitamin D giúp điều hòa nồng độ canxi và photphat trong cơ thể của bạn bởi bạn cần các chất này để giúp cho xương và răng khỏe mạnh.

Nếu không được cung cấp đủ lượng vitamin D khi đang mang thai hoặc cho con bú, bạn có thể sẽ không thể hấp thu canxi và photphat cần thiết. Điều này có thể gây ra yếu xương và răng và trong một số ít trường hợp có thể gây bệnh còi xương.

Vitamin D có thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và một số bệnh ung thư.

Nồng độ vitamin D trong máu thấp khi mang thai có thể dẫn đến nguy cơ sinh con nhẹ cân. Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng với xương của chúng ta. Việc giữ xương chắc và khỏe mạnh đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh và giai đoạn phát triển của trẻ sau này, mà nền tảng đã được thiết lập từ khi bé còn trong bụng mẹ.

Những vấn đề sức khỏe liên quan tới canxi, xương hoặc vitamin D đối với sự phát triển của bé sẽ không xảy ra cho đến khi bé được vài tháng tuổi sau khi sinh. Sau khi sinh, bé sẽ phụ thuộc vào calcitriol (một dạng vitamin D3) để hấp thụ canxi từ ruột. Nếu thiếu hụt vitamin D, bé sẽ không có đủ canxi cho xương và hiện tượng xương bị mềm do còi xương sẽ bắt đầu xảy ra.

Khi nào bạn nên bổ sung vitamin D?

Ngay cả trước khi mang thai, bạn cần phải bổ sung một lượng vitamin D nhất định. Dù cho cơ thể bạn đã hấp thụ đủ vitamin D trước khi mang thai và khi bắt đầu có thai, bạn vẫn cần phải tiếp tục dùng đủ vitamin D để đáp ứng nhu cầu của bạn và thai nhi.

Các bác sĩ khuyến cáo rằng bạn nên dùng thực phẩm bổ sung có chứa 10 microgram (mcg) vitamin D mỗi ngày trong thời gian mang thai và trong khi đang cho con bú.

Hầu hết các vitamin tổng hợp để uống khi mang thai có chứa vitamin D. Nếu muốn, bạn có thể uống vitamin D bổ sung. Bạn cần phải uống bổ sung vitamin D trong thời gian mang thai để có thể cung cấp cho cả bạn và bé đủ lượng vitamin D cần thiết. Bạn nên bổ sung 10 mcg vitamin D mỗi ngày khi đang mang thai và khi cho con bú.

Bạn chỉ nên uống vitamin tổng hợp dành riêng cho phụ nữ mang thai. Luôn kiểm tra hàm lượng vitamin D trên nhãn. Hãy hỏi ý kiến dược sĩ, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ nếu bạn không chắc chắn rằng loại vitamin bạn đang dùng có phù hợp với bạn hay không.

Nếu bạn không uống bổ sung vitamin D trong thai kỳ và trong suốt giai đoạn cho bé bú, bé sẽ không có đủ vitamin D cần thiết trong những tháng đầu đời. Nếu bé bị thiếu hụt vitamin D, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể đề nghị bạn cho bé uống bổ sung vitamin D hằng ngày khi bé được một tháng tuổi.

Các nguồn thực phẩm bổ sung vitamin D

Hầu hết cơ thể người hấp thu và bổ sung vitamin D thông qua tiếp xúc da với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, một số thực phẩm khác có thể bao gồm:

  • Các loại cá nhiều có chứa nhiều dầu;
  • Trứng;
  • Thực phẩm tăng cường bồ sung thêm vitamin D – chẳng hạn như ngũ cốc ăn sáng và sữa bột.

Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào về việc bổ sung vitamin D trước khi mang thai. Không được tự ý dùng vitamin D mà không hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cà tím có thể ngăn ngừa ung thư?

(54)
Thơm có chứa nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể, có thể giúp ngăn ngừa ung thư, giảm viêm khớp, ngăn ngừa các bệnh về mắt do lão hóa… Chúng tôi sẽ ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?

(66)
Khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật, rất nhiều người lo lắng “cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?”. Mặc dù đây là một phẫu thuật tương ... [xem thêm]

Tìm hiểu hiện tượng rỉ ối để phân biệt với khí hư

(74)
Nguyên nhân của hiện tượng rỉ ối có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, mẹ bầu cần nắm rõ được các dấu hiệu rỉ ối để tránh trường ... [xem thêm]

Vì sao bổ sung iot cần thiết cho mẹ bầu?

(82)
Hiện nay trên thế giới, hằng năm, có 18 triệu trẻ sơ sinh chào đời bị chậm phát triển trí tuệ do mẹ bầu thiếu hụt iốt, tức là không bổ sung iốt hay ... [xem thêm]

5 cách làm sữa gạo lứt giúp ngăn ngừa ung thư

(90)
Gạo lứt mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cholesterol, giảm nguy cơ tiểu đường và ngăn ngừa ung thư. Vậy bạn đã biết các cách làm sữa gạo ... [xem thêm]

Viêm ruột thừa ở trẻ em: Nhận biết triệu chứng để chữa trị kịp thời

(93)
Con than với bạn rằng mình bị đau bụng dưới bên phải, đi kèm với sốt, buồn nôn? Hãy đưa con đến bệnh viện ngay vì đây có thể là triệu chứng viêm ... [xem thêm]

Mách bạn 6 loại thực phẩm trị táo bón nhanh chóng

(26)
Táo bón tuy không phải là tình trạng quá nghiêm trọng nhưng nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khiến cho cơ thể mất đi nhiều dưỡng chất có ... [xem thêm]

Cách chữa các chấn thương và rối loạn chức năng ở ngón chân

(68)
Bàn chân của một người bao gồm 28 xương, 30 khớp xương, hơn 100 tổ hợp cơ bắp, gân và dây chằng cùng nhau nâng đỡ, giữ thăng bằng cũng như giúp chân ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN