Bật mí 6 thói quen giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường

(4.13) - 57 đánh giá

Kiểm soát tiểu đường không khó. Điều quan trọng là bạn cần kiên trì áp dụng những thói quen tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh việc đến gặp bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu 6 thói quen mà bạn nên thực hiện hàng ngày để có thể kiểm soát tiểu đường tốt hơn.

1. Ăn uống lành mạnh giúp bạn kiểm soát tiểu đường

Việc bạn ăn như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức đường huyết. Vì vậy, đối với những người bị tiểu đường thì ăn uống lành mạnh là cực kỳ quan trọng. Thực chất, bạn không cần phải kiêng hoàn toàn bất kỳ món nào mà chỉ cần ăn đủ lượng thích hợp với cơ thể.

Tốt nhất là bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó, hãy luôn chọn các thực phẩm từ sữa tách béo và thịt nạc. Tuy không phải kiêng khem hoàn toàn nhưng bạn vẫn nên hạn chế dùng những thức ăn chứa nhiều chất béo và đường.

Đồng thời, bạn hãy luôn kiểm tra kỹ lượng tinh bột đường và cố gắng chỉ tiêu thụ một mức nhất định hàng ngày vì chúng có thể chuyển hóa thành đường. Nếu bạn đang dùng insulin hoặc các loại thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường thì hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn nữa.

2. Tập thể dục thường xuyên

Hãy trở nên năng động hơn! Bạn không nhất thiết phải đến phòng gym hay thực hiện những bài tập nặng nề. Những vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hay chơi trò chơi hành động đều có ích cho sức khỏe của bạn. Dành vài ngày trong tuần để vận động, có thể trong khoảng 30 phút mỗi ngày.

Theo WebMD, nếu sau khi tập mà bạn ra mồ hôi nhiều và thở khó hơn nghĩa là hoạt động đã đủ hiệu quả. Thường xuyên vận động sẽ giảm được mức đường huyết, giúp bạn kiểm soát tiểu đường tốt hơn. Không chỉ vậy, tập thể dục nhiều hơn thì nguy cơ mắc bệnh tim cũng sẽ thấp hơn, bạn còn có thể giảm cân và giải tỏa căng thẳng nữa.

3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe ít nhất là 6 tháng/lần. Bệnh tiểu đường còn có nguy cơ dẫn đến đau tim, vì vậy, bạn nên theo dõi thường xuyên lượng cholesterol, huyết áp và A1c (mức đường huyết trung bình trong 3 tháng).

Bên cạnh đó, mỗi năm bạn nên kiểm tra mắt toàn diện một lần cũng như đi thăm khám để có thể phát hiện sớm các biến chứng như viêm loét chân và tổn thương thần kinh.

4. Giải tỏa căng thẳng

Khi bạn bị stress, lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Còn khi bạn đang lo lắng, việc kiểm soát bệnh tiểu đường sẽ không được tốt như bình thường nữa.

Căng thẳng nhiều có thể làm bạn quên mất việc tập luyện, ăn uống hay uống thuốc đúng cách. Hãy tìm một cách để giải tỏa stress cho riêng mình, ví dụ như: hít thở sâu, tập yoga hoặc những sở thích khác có thể làm bạn thư giãn.

5. Không hút thuốc để kiểm soát tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc thêm những căn bệnh khác như: bệnh tim mạch, bệnh về mắt, thận, mạch máu, tổn thương thần kinh và đột quỵ.

Nếu bạn có hút thuốc thì nguy cơ mắc những căn bệnh này sẽ trở nên cao hơn nữa. Việc tập thể dục cũng sẽ khó khăn hơn khi bạn hút thuốc. Tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cai thuốc càng sớm càng tốt cho sức khỏe của bạn.

6. Thói quen kiểm soát tiểu đường: hạn chế dùng đồ uống có cồn

Nếu bạn không uống nhiều bia, rượu vang và rượu mạnh, việc kiểm soát tiểu đường sẽ dễ dàng hơn.

Vì vậy nếu muốn uống, bạn hãy uống có mức độ. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, phụ nữ không nên uống quá 1 phần đồ uống mỗi ngày và đàn ông không nên quá 2 phần. Đồ uống có cồn sẽ làm đường huyết lên quá cao hoặc xuống quá thấp. Bạn nên kiểm tra nồng độ đường trong máu trước khi uống và uống có chừng mực để tránh bị hạ đường huyết.

Nếu bạn đang dùng thêm insulin hoặc thuốc để kiểm soát bệnh thì nên ăn đầy đủ trước và trong khi uống. Bên cạnh đó, một số đồ uống có cồn như rượu lạnh còn có lượng tinh bột đường cao, vì vậy đừng quên tính chúng vào tổng lượng tinh bột bạn tiêu thụ mỗi ngày nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hãy cẩn thận khi giảm mỡ không phẫu thuật CoolSculpting tại nhà

(74)
Hiện nay, nhiều người ưa chuộng phương pháp giảm mỡ không phẫu thuật do nản lòng với cách giảm cân truyền thống. Có người còn thử áp dụng phương pháp ... [xem thêm]

Đảm bảo an toàn ở khu vui chơi cho con: chuyện tưởng nhỏ mà không nhỏ

(49)
Khu vui chơi là nơi trẻ có thể là chính mình và khám phá mọi thứ. Các thiết bị vui chơi ở đây luôn hấp dẫn nhưng cũng tiềm ẩn một số nguy hiểm cho trẻ. ... [xem thêm]

Ăn cà chua ngừa ung thư và còn hơn thế nữa

(32)
Cà chua là một loại siêu thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng mà mọi người nên sử dụng. Cà chua có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe trên nhiều ... [xem thêm]

Mách bạn cách lên thời gian biểu theo đồng hồ sinh học

(47)
Đồng hồ sinh học của bạn có thể hiểu đơn giản là xu hướng thức khuya hay dậy sớm, chính thói quen ngủ này cũng sẽ quyết định lịch trình ngày hôm sau. ... [xem thêm]

“Vén màn” vấn đề chích ngừa viêm gan B cần bao nhiêu mũi

(62)
Chích ngừa viêm gan B là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Để đạt được hiệu quả bảo vệ tối đa của vắc xin, bạn cần tuân ... [xem thêm]

3 bước hiệu quả để chăm sóc da dầu

(58)
Hầu hết phụ nữ đều mơ về một làn da không tì vết. Đó là lí do vì sao họ đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào các sản phẩm chăm sóc da. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Bỏ túi 13 thực phẩm khắc phục da khô hiệu quả

(12)
Da khô gây bong tróc, nứt nẻ làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của làn da và tinh thần bạn. Thực phẩm tự nhiên là một “trợ lý” đắc lực giúp chăm sóc da ... [xem thêm]

Đừng chủ quan với những vết cắn khi trẻ chơi với bạn

(40)
Hầu hết những vết cắn này là hậu quả sau khi các bé đánh nhau. Các bé thường cố ý nhắm vào cánh tay hoặc bàn tay của đối phương để tấn công bằng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN