Mở rộng lỗ liên hợp

(4.29) - 56 đánh giá

Tìm hiểu về phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp

Phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp là gì?

Phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp là phẫu thuật giải nén làm rộng đường đi của gốc thần kinh cột sống, giúp nó thoát khỏi kênh tủy sống. Trong quá trình phẫu thuật nới rộng, bác sĩ sẽ loại bỏ xương hoặc mô làm tắc nghẽn đường đi gây chèn ép (nén) rễ thần kinh cột sống, có thể gây viêm và đau. Mục đích của phẫu thuật là giảm áp lực lên dây thần kinh bị chèn ép.

Khi nào bạn cần thực hiện phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp?

Tình trạng tắc nghẽn thường gây ra hẹp ống sống. Các quá trình khác có thể làm tắc nghẽn ống đốt sống và chèn ép dây thần kinh tủy sống. Các tình trạng có thể gây hẹp ống sống bao gồm:

  • Viêm khớp thoái hóa cột sống (thoái hóa đốt sống), có thể gây cựa xương
  • Thoái hóa đĩa đệm, có thể làm cho đĩa đệm sưng phồng vào lỗ đốt sống
  • Sưng dây chằng lân cận
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng
  • U nang hoặc khối u
  • Bệnh xương (như bệnh Paget)
  • Các vấn đề bẩm sinh (như bệnh lùn)

Viêm khớp thoái hóa cột sống (do tuổi già) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp ống sống.

Chèn ép dây thần kinh này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống. Dây thần kinh bị chèn ép có thể gây ra các triệu chứng như đau ở vùng bị ảnh hưởng, ngứa ran và yếu ở chân tay bị ảnh hưởng. Bạn có thể cần thủ thuật phòng ngừa nếu đã thử các cách điều trị khác mà không thành công, bao gồm vật lý trị liệu, thuốc giảm đau và tiêm ngoài màng cứng.

Thông thường, bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện phẫu thuật theo lịch mổ để giảm các triệu chứng này. Bạn có thể cần phẫu thuật cấp cứu nếu các triệu chứng nhanh chóng nghiêm trọng hơn hoặc nếu bạn có vấn đề với bàng quang do dây thần kinh.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Cẩn trọng khi phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp

Chuẩn bị trước khi thực hiện phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp

Không phải ai cũng có thể thực hiện thủ thuật này một cách an toàn. Bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, tiền sử bệnh và sức khỏe chung để xác định xem bạn có thể thực hiện phẫu thuật không.

Các biến chứng và tác dụng phụ

Đau tại chỗ phẫu thuật là triệu chứng rất bình thường. Cơn đau sẽ hết dần theo thời gian và có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau dạng uống.

Các rủi ro do gây mê hoặc phẫu thuật nói chung bao gồm:

  • Phản ứng với thuốc hoặc các vấn đề về hô hấp
  • Chảy máu, cục máu đông hoặc nhiễm trùng

Những rủi ro do phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp là:

  • Nhiễm trùng ở vết thương hoặc xương sống
  • Tổn thương dây thần kinh cột sống, gây yếu, đau hoặc mất cảm giác
  • Cơn đau sau khi phẫu thuật không giảm hoặc giảm ít
  • Đau lưng trở lại

Điều quan trọng là bạn cần hiểu các biện pháp phòng ngừa, các biến chứng và tác dụng phụ có thể xảy ra trước khi thực hiện phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.

Quy trình phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp

Những lưu ý trước khi phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp

  • Bác sĩ có thể đánh giá bệnh sử của bạn để có được thông tin khái quát về tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, bao gồm thông tin liên quan đến các loại thuốc hiện đang sử dụng.
  • Một số loại thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu, vì vậy bác sĩ sẽ khuyến cáo ngừng sử dụng trong một khoảng thời gian trước khi phẫu thuật.
  • Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định xu hướng chảy máu hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe khác ảnh hưởng đến phẫu thuật. Bạn có thể không làm phẫu thuật nếu có một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thuốc tê tại chỗ, lidocain…
  • Tránh thoa bất kỳ mỹ phẩm, thuốc khử mùi hoặc thuốc bôi tại khu vực sẽ được làm thủ thuật.
  • Bạn nên bỏ hút thuốc và các sản phẩm có chất nicotin trong một thời gian trước khi phẫu thuật.
  • Không dùng đồ uống có cồn trong một khoảng thời gian, theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bạn phải tránh ăn hoặc uống ít nhất 8 giờ trước khi phẫu thuật.

Đối với người bị bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải giữ mức đường huyết ở mức bình thường. Nếu không, bác sĩ chuyên khoa có thể phải kiểm soát lượng đường trong máu bằng insulin hoặc kết hợp các loại thuốc uống.

Quá trình phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp

Thủ thuật này có thể mất hơn 1 giờ. Bạn có thể xuất viện vào ngày hôm sau.

Trong quá trình phẫu thuật, bạn sẽ nằm sấp và được gây mê. Do đó, bạn sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu trong quá trình phẫu thuật. Một nhân viên y tế sẽ theo dõi cẩn thận các dấu hiệu quan trọng như nhịp tim và huyết áp của bạn trong khi phẫu thuật.

Bác sĩ phẫu thuật rạch một vết nhỏ ngay cạnh phần cột sống có triệu chứng và sẽ rạch một vết ngang với đốt sống bị ảnh hưởng.

Bác sĩ sử dụng tia X và kính hiển vi đặc biệt để điều khiển phẫu thuật. Họ sẽ đẩy lùi các cơ lưng xung quanh cột sống để lộ phần đốt sống bị tắc nghẽn.

Bác sĩ phẫu thuật sử dụng các dụng cụ nhỏ để loại bỏ tắc nghẽn bên trong ống đốt sống. Tình trạng tắc nghẽn có thể là cựa xương hoặc đĩa đệm sưng phồng. Phương pháp này giúp giảm áp lực lên dây thần kinh.

Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể tiếp tục thực hiện một thủ thuật khác, như cắt bản sống. Phương pháp này giúp loại bỏ một phần của đốt sống.

Cuối cùng, nhân viên y tế sẽ lấy ra các dụng cụ và đặt cơ lưng trở lại vị trí. Sau đó, họ sẽ khâu các vết rạch nhỏ lại.

Điều gì xảy ra sau khi phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp?

Bạn có thể mặc áo cổ mềm nếu phẫu thuật thực hiện ở cổ. Hầu hết mọi người đều có thể ngồi dậy trong vòng 2 giờ sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn cần di chuyển cổ cẩn thận.

Phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp cho hẹp cột sống thường giải quyết toàn bộ hoặc một phần các triệu chứng.

Sau phẫu thuật cột sống, bạn vẫn có thể mắc các vấn đề về cột sống. Nếu bạn đã có phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp và nối đốt sống, bạn có thể mắc vấn đề về cột sống ở trên và dưới của phần cột sống hợp nhất.

Bạn sẽ gặp nhiều vấn đề nếu thực hiện nhiều phẫu thuật (cắt bản sống, mở rộng bản sống, nối đốt sống).

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.

Phục hồi sau phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp

Bạn nên làm gì sau phẫu thuật mở rộng lỗ liên hợp?

Bạn sẽ cần di chuyển cẩn thận khu vực bị ảnh hưởng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn nếu bạn cần tránh bất kỳ cử động nào trong một khoảng thời gian. (Ví dụ như bạn có thể cần tránh uốn cổ nếu phẫu thuật nằm trong vùng này.) Bạn cũng sẽ cần mặc áo cổ mềm nếu phẫu thuật ở cổ.

Bạn có thể về nhà 1 hoặc 2 ngày sau khi phẫu thuật. Bạn hãy chắc chắn tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ về các loại thuốc, hoạt động thể chất và chăm sóc vết thương. Tránh những chuyển động nhất định trong một thời gian. Bạn có thể làm việc nhẹ sau vài tuần, nhưng có thể cần tránh các công việc nặng nhọc trong vài tháng. Một số người có thể cần vật lý trị liệu để giúp hồi phục.

Bạn nên tuân thủ theo lịch tái khám. Hầu hết mọi người nhận thấy sự cải thiện rõ rệt về các triệu chứng. Hãy chắc chắn cho bác sĩ biết nếu bạn không khỏe hơn hoặc nếu bạn có triệu chứng mới hoặc xấu đi.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ốm nghén nặng

(38)
Định nghĩaChứng ốm nghén nặng là gì?Chứng ốm nghén nặng là một dạng chuyển biến của ốm nghén, với biểu hiện buồn nôn và nôn liên tục, dẫn tới mất ... [xem thêm]

Bọ ve cắn

(14)
Tìm hiểu chungBọ ve cắn là tình trạng gì?Bọ ve là các động vật nhỏ giống nhện, chúng cắn để bám chặt lên da chúng ta và hút máu. Bọ ve sống ở da thú ... [xem thêm]

Chứng đau đa cơ do thấp khớp

(36)
Tìm hiểu chungChứng đau đa cơ do thấp khớp là bệnh gì?Đau đa cơ do thấp khớp là một rối loạn viêm gây đau cơ bắp và căng cứng, đặc biệt là ở vai. Các ... [xem thêm]

Viêm bạch huyết vòm họng

(73)
Tìm hiểu chungViêm bạch huyết vòm họng là bệnh gì?Bạch huyết vòm họng là khối mô bạch huyết phì đại nằm ở vòm mũi họng. Giống như amidan, bạch huyết ... [xem thêm]

Ung thư tử cung

(21)
Tìm hiểu chungUng thư tử cung là gì?Tử cung là cơ quan lưu giữ và nuôi lớn thai nhi, nằm ở giữa bàng quang và trực tràng, bao gồm cổ tử cung và thân tử cung. ... [xem thêm]

Nâng chân mày

(86)
Tìm hiểu về phẫu thuật nâng chân màyPhẫu thuật nâng chân mày là gì?Nâng chân mày, còn được gọi là nâng trán, là thủ thuật làm trẻ hóa khuôn mặt phần ... [xem thêm]

Đau khuỷu tay

(71)
Định nghĩaĐau khuỷu tay là bệnh gì?Đau khuỷu tay có thể xảy ra do tổn thương ở cơ và gân ở vùng khủyu tay. Khuỷu tay gồm phần đầu khớp tạo nên bởi ... [xem thêm]

Tiểu đêm

(78)
Tìm hiểu chungTiểu đêm là bệnh gì?Tiểu đêm hay đa niệu về đêm, là một thuật ngữ y khoa mô tả tình trạng đi tiểu quá mức vào ban đêm. Trong suốt thời ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN