Chẩn đoán suy thận cấp bao gồm những xét nghiệm gì?

(3.71) - 68 đánh giá

Để chẩn đoán suy thận cấp, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm sinh hóa như đo creatinin huyết thanh, thể tích nước tiểu, mức độ lọc cầu thận… Ngoài ra, xét nghiệm hình ảnh hay sinh thiết thận cũng có thể giúp xác định chắc chắn hơn tình trạng suy thận.

Suy thận cấp là tình trạng đột nhiên thận không thể lọc các chất thải từ máu ra khỏi cơ thể. Đây là biến chứng của một căn bệnh hoặc rối loạn nào đó, dẫn đến tích tụ các chất độc trong máu nhanh chóng và biểu hiện vài triệu chứng như giảm bài tiết nước tiểu, mệt mỏi, đau ngực và co giật.

Suy thận cấp thường xảy ra mà ít biểu hiện các triệu chứng. Người bệnh có khi vô tình được chẩn đoán suy thận cấp nhờ vào các xét nghiệm cho một tình trạng bệnh khác.

Nếu nghi ngờ suy thận cấp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm và sinh thiết để đánh giá mức độ suy yếu của thận. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trường hợp xấu nhất, bạn có thể phát hiện đã bị suy thận giai đoạn cuối.

Nguồn: veryweallhealth.com

Xét nghiệm sinh hóa

Chẩn đoán suy thận cấp (hay chấn thương thận cấp tính) thường nhờ vào các xét nghiệm máu và nước tiểu.

Creatinin huyết thanh

Xét nghiệm creatinin huyết thanh giúp đo được nồng độ của creatinin có trong máu. Creatinin là sản phẩm của các quá trình chuyển hóa ở cơ bắp và được bài xuất ra nước tiểu. Bình thường, creatinin được sản xuất và bài tiết với tốc độ khá ổn định nên nó là thước đo chức năng thận đáng tin cậy, đồng thời là chỉ số đánh giá chính khi chẩn đoán suy thận cấp hay mạn.

Nồng độ creatinin huyết thanh bình thường ở một người lớn là:

  • Nữ giới: khoảng 0,5–1,1mg/dl
  • Nam giới: khoảng 0,6–1,2mg/dl

Thể tích nước tiểu

Thử nghiệm này chỉ đơn giản là đo thể tích nước tiểu bạn bài tiết trong một khoảng thời gian nhất định. Bởi vì suy thận cấp được đánh giá dựa trên sự suy giảm chức năng thận, kết quả xét nghiệm (được tính bằng ml/kg/h) sẽ là giá trị chủ yếu để xác nhận suy thận và phản ánh đáp ứng điều trị của bạn.

Giảm niệu, lượng nước tiểu được bài tiết giảm một cách bất thường, được xác nhận khi thể tích nước tiểu nhỏ hơn 0,5ml/kg/giờ.

Các xét nghiệm khác

Một số xét nghiệm sinh hóa khác được sử dụng để chẩn đoán suy thận cấp bao gồm:

  • Xét nghiệm urê máu (BUN) để đo lượng nitơ urê có trong máu. Nitơ urê được tạo ra khi gan phân hủy protein, tương tự như creatinin huyết thanh, chúng được bài xuất qua nước tiểu sau khi tích tụ đến một ngưỡng nhất định. Nồng độ nitơ urê máu cao là dấu hiệu của suy thận cấp. Ngoài ra, điều đó còn giúp bác sĩ biết được nguyên nhân gây bệnh cơ bản có thể là suy tim, mất nước hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu.
  • Độ thanh thải creatinin đo lượng creatinin có trong máu và nước tiểu được thu thập trong vòng 24 giờ. Tổng hợp kết quả sẽ cho thấy có bao nhiêu creatinin được loại sạch khỏi máu thông qua đường nước tiểu, đơn vị tính là ml/phút. Độ thanh thải creatinin bình thường là 88–128ml/phút ở nữ giới và 97–137ml/phút ở nam giới.
  • Ước tính mức độ lọc cầu thận (GFR) ước tính lượng máu đi qua cầu thận, một bộ lọc tự nhiên của thận. Tốc độ lọc này cho biết mức độ tổn thương của thận ở giai đoạn nào (từ 1–5).
  • Xét nghiệm đo kali huyết để tránh tình trạng tăng kali máu. Tăng kali máu là một đặc trưng của suy thận cấp và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng.
  • Phân tích nước tiểu được tiến hành để phát hiện liệu có dư thừa nồng độ protein trong nước tiểu (protein niệu) hay không. Xét nghiệm này cũng giúp phát hiện máu vi thể trong nước tiểu, xảy ra khi suy thận cấp gây ra bởi các tổn thương thận hay tắc nghẽn đường tiết niệu.

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp

Suy thận cấp được chẩn đoán chủ yếu dựa trên kết quả xét nghiệm creatinin huyết thanh và thể tích nước tiểu.

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận cấp được xây dựng bởi tổ chức KDIGO (một tổ chức phi lợi nhuận giám sát và thực hiện các hướng dẫn thực hành lâm sàng đối với bệnh thận) như sau:

  • Nồng độ creatinin huyết thanh tăng 0,3mg/dl hoặc hơn trong vòng 48 giờ
  • Creatinin huyết thanh tăng ít nhất 150% trong khoảng vòng 7 ngày
  • Thể tích nước tiểu dưới 0,5ml/kg/giờ trong khoảng thời gian 6 giờ.

Nếu có bất kỳ một trong ba dấu hiệu trên, bạn có thể được chẩn đoán suy thận cấp.

Xét nghiệm hình ảnh

Ngoài xét nghiệm máu và nước tiểu, xét nghiệm hình ảnh có khi được sử dụng để phát hiện tổn thương thận bao gồm:

  • Siêu âm đo kích thước và sự xuất hiện của thận, phát hiện khối u hoặc các tổn thương thận, xác định vị trí tắc nghẽn trong mạch máu hay đường bài xuất nước tiểu. Một kỹ thuật mới hơn gọi là siêu âm màu doppler có thể dùng đánh giá cục máu đông, hẹp hoặc vỡ trong các động mạch, tĩnh mạch thận.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) sử dụng tia X tạo ra hình ảnh cắt ngang của một cơ quan. Quét CT hữu ích trong việc phát hiện ung thư, tổn thương, áp xe, vật cản (như sỏi thận) và tích tụ chất lỏng xung quanh thận. Phương pháp này sử dụng hiệu quả ở những người béo phì khi siêu âm không cung cấp được hình ảnh rõ ràng.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) sử dụng sóng từ để tạo ra hình ảnh có độ tương phản cao mà không cần bức xạ.

Sinh thiết thận

Phương pháp sinh thiết tế bào thận thường dùng để chẩn đoán suy thận cấp nội tại (suy thận do tổn thương tại thận gây ra). Sinh thiết còn có thể nhanh chóng chẩn đoán một số nguyên nhân gây tổn thương thận phổ biến hơn, bao gồm:

  • Viêm thận kẽ cấp tính, viêm mô giữa các ống thận
  • Hoại tử ống thận cấp tính, tình trạng các mô thận chết do thiếu oxy
  • Viêm cầu thận, viêm nhiễm xảy ra trong mạch máu ở cầu thận

Chẩn đoán phân biệt

Là một biến chứng của tình trạng bệnh hoặc rối loạn nào đó, suy thận cấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm suy tim, xơ gan, ung thư, rối loạn tự miễn và thậm chí do mất nước nghiêm trọng gây ra.

Đồng thời, một vài tình huống mà các kết quả xét nghiệm sinh hóa cho thấy dấu hiệu suy thận cấp nhưng thực tế là do một điều kiện sức khỏe khác. Chẳng hạn như:

  • Bệnh thận mạn tính: có tất cả các dấu hiệu huyết thanh học tương tự như suy thận cấp nhưng thời gian tồn tại thường kéo dài hơn 3 tháng. Xét nghiệm đánh giá độ thanh thải creatinin có thể khác nhau giữa hai tình trạng bệnh này.
  • Một số loại thuốc như thuốc ức chế thụ thể H2 (cimetidine) và kháng sinh (trimethoprim) có thể gây tăng creatinin. Khi đó, ngưng sử dụng thuốc sẽ cho thấy sự khác biệt đáng kể khi xét nghiệm lần tiếp theo.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chế độ ăn cho người bệnh nhồi máu cơ tim

(43)
Chế độ ăn uống liên quan trực tiếp đến sức khỏe trái tim. Không bao giờ là quá muộn để thay đổi thói quen ăn uống, đặc biệt là khi bạn vừa trải qua ... [xem thêm]

Tắc ống dẫn trứng

(69)
Tìm hiểu chungTắc ống dẫn trứng là gì?Ống dẫn trứng kết nối buồng trứng và tử cung. Mỗi tháng, trong thời kỳ rụng trứng, ống dẫn trứng sẽ mang trứng ... [xem thêm]

Không phải loại cá nào mẹ bầu cũng ăn được

(60)
Cá là một nguồn protein dồi dào cho cơ thể, cũng là nguồn cung cấp một lượng lớn chất béo chưa bão hoà, omega-3, i-ốt cho con người và đặc biệt cần thiết ... [xem thêm]

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật điều trị viêm đại tràng

(46)
Khi mắc viêm đại tràng, bạn dễ bị đầy hơi, đau bụng quặn thắt hoặc đại tiện bất thường. Thay đổi chế độ ăn có thể giúp bạn cải thiện tình ... [xem thêm]

Nghịch lý khó tin nhưng có thật: ĂN ĐỂ GIẢM CÂN

(30)
Khi nói đến việc tập thể dục, chắc có lẽ những câu hỏi mà bạn luôn thắc mắc sẽ là “Làm thế nào việc tập luyện của tôi có hiệu quả nhất?”, ... [xem thêm]

Cách chữa tắc tia sữa hay giúp mẹ vượt qua cơn đau

(12)
Nếu không biết cách chữa tắc tia sữa nhanh chóng thì bạn sẽ phải trải qua cảm giác đau nhức và có thể dẫn đến viêm vú trong trường hợp nghiêm ... [xem thêm]

Trắc nghiệm sức khỏe: Thói quen đi vệ sinh tiết lộ gì về bạn?

(47)
Hãy thử để ý thói quen đi vệ sinh hàng ngày, bạn sẽ bất ngờ khi biết được một vài sự thật thú vị về sức khỏe hệ tiêu hóa của mình đấy!Bạn có ... [xem thêm]

Quả chà là: Món ăn vặt giàu dinh dưỡng

(41)
Bạn có thể từng thưởng thức quả chà là như món ăn vặt có vị ngọt tự nhiên mang đến cảm giác ngon miệng. Vậy bạn có biết tác dụng của quả chà là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN