Mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì và không nên ăn gì?

(4.19) - 27 đánh giá

Tam cá nguyệt thứ 2 (bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ) được xem là khoảng thời gian dễ chịu nhất đối với mẹ bầu. Giai đoạn này mẹ cũng cần lưu ý chế độ ăn uống để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Vậy mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì và những thực phẩm nào cần tránh, mẹ hãy tuyệt đối tuân thủ nhé!

Đa số mẹ bầu sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng đồng thời cũng vui vẻ hơn trong tháng thứ 4 khi mang thai, vì lúc này tình trạng nghén của mẹ sẽ không còn nữa và có thể cảm nhận được những cử động của thiên thần nhỏ trong bụng.

Bài viết sau sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn những điều thú vị xảy ra với thai nhi và lời khuyên đối với việc sử dụng các loại thực phẩm để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Điều gì xảy ra với thai nhi vào tam cá nguyệt thứ hai?

Tam cá nguyệt thứ hai được xem là giai đoạn phát triển của bé. Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, hình hài của em bé gần như đã được tạo thành. Các cơ quan bao gồm não, thận, tủy sống, mắt, ngón chân, ngón tay, phổi và tim được hình thành và có đầy đủ chức năng.

Cơ thể mẹ bầu sẽ làm việc nhiều hơn để cung cấp canxi và làm cứng xương cũng như điều chỉnh tất cả các cơ quan của bé yêu. Do đó, mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn trong chế độ ăn uống của mình. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn trong tháng thứ 4 của thai kỳ.

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì?

Đây là chế độ dinh dưỡng mà mẹ bầu có thể thực hiện trong suốt tháng thứ 4 của thai kỳ.

1. Hàm lượng chất xơ cao

Đây là thời điểm lý tưởng để bạn bắt đầu xây dựng nền tảng ngăn chặn chứng táo bón trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ và sau khi sinh. Mẹ bầu cần chắc chắn bổ sung đầy đủ chất xơ trong chế độ ăn ở tháng thứ 4.

Thực phẩm có nhiều chất xơ có thể kể đến là ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch và rau xanh. Mẹ nên chọn bánh mì nâu để làm cung cấp chất sắt cho cơ thể thay vì ăn bánh mì trắng thông thường.

2. Axit béo thiết yếu

Bên cạnh những vi chất khác, thai nhi và cơ thể mẹ còn cần các axit này để giảm nguy cơ sinh non, cân nặng em bé khi sinh thấp và tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em.

Bằng cách dùng các loại thực phẩm như cá nước ngọt, cá ngừ đóng hộp, các loại hạt và dầu ô liu để đảm bảo rằng chế độ ăn uống của mẹ có chứa đủ các lượng axit béo omega-3, omega-6 và omega-9.

3. Các sản phẩm từ sữa

Cơ thể mẹ bầu và thai nhi luôn cần lượng canxi ngày càng cao. Bác sĩ có thể sẽ kê toa cho bạn một loại vitamin D và thuốc viên canxi vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Ngoài ra, các bà mẹ có thể giúp con phát triển xương khỏe mạnh bằng cách thêm ít nhất 1 lít sản phẩm từ sữa mỗi ngày.

Thưởng thức 2 ly sữa hoặc 500g sữa đông hay 200g phô mai dạng cục. Đây được xem là những thực phẩm giàu canxi cần thiết và rất tốt cho sự phát triển của hệ xương và răng của bé.

4. Bầu 4 tháng nên ăn gì? Thịt là lựa chọn không thể bỏ qua

Nếu cảm giác buồn nôn đã biến mất trong giai đoạn này, bạn có thể đưa thịt vào chế độ ăn hằng ngày. Nhưng bạn phải chắc chắn rằng thịt đã được rửa sạch và nấu chín kỹ lưỡng. Thịt chưa được nấu chín có thể mang đến virus và vi khuẩn nguy hiểm cho mẹ.

Nếu phải ăn uống ở bên ngoài, mẹ bầu nên ăn các món được nấu chín hoặc thịt nướng kỹ để chắc chắn rằng vi khuẩn đã được tiêu diệt.

5. Trái cây

Hoa quả, trái cây tươi trong suốt thời kỳ mang thai là rất cần thiết vì chúng chứa nhiều vitamin và các khoáng chất. Thêm vào đó, chúng có hàm lượng nước và chất xơ cao. Mẹ bầu nên chọn các loại hoa quả tươi xanh không có chất bảo quản và phẩm màu nhân tạo.

Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, thai phụ thường có triệu chứng ợ chua và ợ nóng. Do đó, hoa quả tươi có nhiều màu sắc khác nhau sẽ là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hằng ngày của mẹ bầu giai đoạn này. (1)

Tìm hiểu thêm: 7 loại nước trái cây tốt cho mẹ bầu không thể không thử

Mang thai tháng thứ 4 nên kiêng ăn những gì?

Vậy là bạn đã rõ mang thai tháng thứ 4 nên ăn gì. Mặc dù giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên đã kết thúc, nhưng mẹ vẫn cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa và tránh sử dụng một số thực phẩm trong chế độ ăn trong tháng thứ 4 của thai kỳ để đảm bảo sự an toàn của bé yêu.

Dưới đây là một số sản phẩm mẹ cần hạn chế hay không sử dụng.

1. Phô mai mềm

Thường thì các loại phô mai này được làm từ sữa chưa tiệt trùng, do đó chứa nhiều vi khuẩn và virus có hại. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh ăn các loại phô mai mềm.

Thai phụ có thể chọn lựa thực phẩm chứa phô mai cứng, vì nó có hàm lượng nước thấp. Hàm lượng nước cao có khả năng tạo môi trường cho vi sinh vật có hại sinh sôi.

2. Bột lúa mì

Đây là mối quan tâm lớn trong chế độ ăn dinh dưỡng vào tháng thứ tư của thai kỳ, bởi vì chúng khó tiêu hóa và có thể gây táo bón. Mặc dù táo bón khi mang thai là một triệu chứng nhỏ, nhưng nó có thể gây ra bệnh trĩ sau khi sinh. Vì vậy, mẹ bầu cần nói không với các thực phẩm như mì gói.

3. Bầu 4 tháng nên kiêng ăn gì? Đấy là cá biển

Mẹ bầu cần hạn chế lượng cá biển sử dụng đến mức tối thiểu, vì chúng có chứa hàm lượng chất methylmercury, một hợp chất có thể gây chậm phát triển trí não ở thai nhi. Nếu thật sự thèm món cá, bạn nên chọn cá nước ngọt sẽ tốt hơn cho thai nhi vào giai đoạn này. (2)

Tìm hiểu thêm: Phụ nữ mang thai có nên ăn cá ngừ không?

4. Món ăn đường phố

Những món ăn bày bán dọc hai bên đường phố thường trông rất bắt mắt, thơm ngon và dễ kích thích vị giác của mẹ bầu. Tuy nhiên chúng lại không được bảo đảm khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn đường phố dễ gây nên ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua đường nước uống như bệnh thương hàn.

Vì vậy, bạn nên chuẩn bị chén đĩa riêng để ăn những món ăn vặt nhé.

5. Quá nhiều trái cây sấy khô

Mặc dù một lượng trái cây sấy khô vừa đủ rất tốt, nhưng không nên quá lạm dụng hoa quả khô trong tháng thứ 4 của thai kỳ. Do trái cây đã sấy khô chứa nhiều chất gây nóng cho cơ thể. Đối với một số phụ nữ, chúng còn có thể gây ra những cơn co thắt sớm.

6. Bầu 4 tháng nên kiêng ăn gì? Đấy chính là cam thảo

Cam thảo là loại thảo dược có nguy cơ cao làm tổn thương thai kỳ do tác dụng kích thích các cơn co thắt. Do đó mẹ bầu cần tránh các thực phẩm có chiết xuất từ cam thảo hay quả cam thảo. Đồng thời một lưu ý cho mẹ rằng một số bánh kẹo, kem đánh răng và đồ ăn của Ấn Độ cũng có chứa cam thảo.

Mẹo ăn kiêng cho mẹ mang thai tháng thứ tư

Dưới đây là một số mẹo về chế độ ăn uống để theo dõi trong tháng thứ tư của thai kỳ:

  • Uống đủ nước. Một phụ nữ mang thai trung bình cần khoảng 2,3 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh ăn quá nhiều thức ăn chiên, thức ăn cay hoặc thức ăn có chứa nhiều muối hoặc đường.
  • Không ăn quá nhiều đồ ngọt vì nó sẽ dẫn đến đái tháo đường thai kỳ và tăng cân không cần thiết.
  • Tránh uống trà hoặc cà phê với các bữa ăn chứa thực phẩm bổ sung sắt. Vì các chất tannin có trong chúng có thể ngăn cơ thể hấp thu sắt. (3)
  • Các loại trái cây và rau quả được rửa sạch để loại bỏ vi trùng, đất và dư lượng thuốc trừ sâu còn sót lại.

Tháng thứ 4 trong thời kỳ mang thai là giai đoạn tuyệt vời để mẹ cảm nhận nhiều điều mới mẻ. Mẹ cần lưu ý để tránh những thực phẩm gây hại. Đồng thời bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ tốt nhất quá trình phát triển của thai nhi.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn và giúp thai kỳ luôn khỏe mạnh nhé!

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm lưỡi di trú – Loại bệnh tưởng lạ mà quen

(79)
Viêm lưỡi di trú là một tình trạng rất phổ biến hiện nay. Vùng viêm thường ở trên đầu hoặc mặt lưỡi, đôi khi cả ở dưới bề mặt lưỡi. Lưỡi không ... [xem thêm]

Sử dụng bao cao su đúng cách: Chọn bao, cách đeo, xử lý khi rách

(71)
Bao cao su là một biện pháp phòng tránh thai hiệu quả, đơn giản, tiện lợi mà lại ít tốn kém. Nhưng bạn có chắc mình biết cách sử dụng bao cao su thật đúng ... [xem thêm]

Ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ từ sớm: Nhiệm vụ có khả thi?

(55)
Dù bạn đang có nguy cơ bệnh tiền đái tháo đường hoặc đang duy trì một chế độ ăn uống đối với bệnh tiểu đường thì một vài bước đơn giản dưới ... [xem thêm]

4 nguy cơ có thể gặp phải khi bà bầu ăn thịt xông khói

(41)
Với bà bầu, thịt xông khói không phải là món ăn bị cấm. Tuy nhiên, nếu là người “ghiền” món ăn này, bạn cần phải hiểu rõ những nguy cơ có thể gặp ... [xem thêm]

20 nguyên nhân khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy khắp người

(22)
Da bị ngứa toàn thân là hiện tượng xảy ra phổ biến ở nhiều người và gây nên không ít phiền toái, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Theo đó, ... [xem thêm]

Bạn biết gì về công dụng của nước muối sinh lý?

(78)
Những công dụng của nước muối sinh lý đối với sức khỏe của con người khiến mọi người sử dụng nước muối sinh lý ngày càng nhiều.Đặc biệt, khi môi ... [xem thêm]

Những triệu chứng của một cơn đột quỵ ở thùy trán là gì?

(46)
Đột quỵ là gì?Một cơn đột quỵ là một tình trạng làm gián đoạn sự cung cấp máu đến bất cứ phần nào của não hoặc còn có thể do bị chảy máu trong ... [xem thêm]

Đối phó với bệnh cúm khi bị tiểu đường

(98)
Nếu bạn bị tiểu đường, khả năng phải nhập viện để điều trị do nhiễm cúm và các biến chứng của nó tăng gấp ba lần so với người bình thường. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN