Viêm lưỡi di trú – Loại bệnh tưởng lạ mà quen

(3.85) - 79 đánh giá

Viêm lưỡi di trú là một tình trạng rất phổ biến hiện nay. Vùng viêm thường ở trên đầu hoặc mặt lưỡi, đôi khi cả ở dưới bề mặt lưỡi. Lưỡi không đều, mịn, có vùng màu đỏ trông giống như hình dáng của một tấm bản đồ, bên cạnh đó là những đường lượn sóng màu trắng.

Bạn có thể nhận biết bệnh sau một vài tuần hoặc vài tháng khi vị trí của những đường lượn sóng và các mảng đỏ của lưỡi tự thay đổi theo thời gian.

Đâu là nguyên nhân gây viêm lưỡi di trú?

Nguyên nhân gây ra viêm lưỡi di trú là do bề mặt của lưỡi tự thay “da”. Lớp trên cùng của phần da lưỡi lại không được thay thế đều. Bên cạnh đó, có một số trường hợp phần da lưỡi lại bị bong tróc quá sớm nên để lại những khu vực đỏ trông như vết xước trên da và gây đau lưỡi. Ngược lại, ở một số vùng khác trên lưỡi, da lưỡi mắc lại quá lâu và thường có màu trắng.

Khu vực đỏ của lưỡi thường rất mỏng nên thỉnh thoảng có thể bị nhiễm nấm candida, nguyên nhân làm lưỡi cảm thấy đau.

Các yêu tố như tiền sử gia đình và lưỡi bị nứt nẻ sẽ làm gia tăng mắc viêm lưỡi di trú. Cụ thể như sau:

  • Tiền sử gia đình. Một số người mắc bệnh viêm lưỡi di trú có tiền sử bệnh từ gia đình, vì vậy yếu tố di truyền là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
  • Lưỡi bị nứt nẻ. Những người mắc bệnh viêm lưỡi di trú thường sẽ bị rối loạn nứt lưỡi, với sự xuất hiện của các vết nứt sâu và các rãnh trên bề mặt lưỡi.

Viêm lưỡi di trú có sức ảnh hưởng đến mọi độ tuổi và bạn có thể cảm nhận rõ ngay cả khi bạn chỉ là một đứa trẻ. Dù vậy, đây không phải là một loại bệnh truyền nhiễm và không gây nguy hiểm.

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm lưỡi di trú là gì?

Nếu nhận thấy các dấu hiệu sau, bạn đã bị viêm lưỡi di trú:

  • Các mảng lưỡi mịn, đỏ và có hình dáng bất thường trên đầu hoặc bề mặt lưỡi;
  • Các thương tổn trên lưỡi thường xuyên thay đổi vị trí, kích thước và hình dạng;
  • Ở một số trường hợp, lưỡi của bạn bạn sẽ thấy khó chịu, đau hoặc có cảm giác nóng rát khi tiếp xúc với các loại thức ăn nóng, có vị cay, mặn hoặc có tính axit.

Ngoài ra, có nhiều người mắc bệnh viêm lưỡi di trú mà không có bất kì biểu hiện nào.

Viêm lưỡi di trú có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thường thì bệnh sẽ tự khỏi nhưng cũng có thể tái phát lại sau đó.

Bạn nên làm gì khi bị viêm lưỡi di trú?

Dù viêm lưỡi di trú có thể gây ra cảm giác khó chịu ở lưỡi, nhưng đây là bệnh vô hại, thường sẽ tự khỏi mà không cần nhờ đến điều trị y khoa.

Nếu cảm thấy quá khó chịu, áp dụng phương pháp điều trị bệnh tưa miệng như sử dụng Miconazole gel cũng có thể làm dịu các triệu chứng.

Tuy viêm lưỡi di trú sẽ không bao giờ dẫn dến ung thư, nhưng bạn phải học cách sống cùng với nó. Bạn nên tự rút kinh nghiệm, nhận định loại thực phẩm nào không nên ăn và cần phải tránh tiếp xúc để hạn chế bệnh tái phát.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Viêm lưỡi di trú thường là một tình trạng bệnh lý rất nhẹ dù hay khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nhưng trong một vài trường hợp, những thương tổn trên lưỡi chính là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh khác nghiêm trọng hơn liên quan đến lưỡi. Do đó, nếu cảm thấy lưỡi bạn không tự khỏi viêm sau 7 – 10 ngày, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm lưỡi di trú?

Bạn có thể tự làm giảm cảm giác khó chịu do viêm lưỡi di trú gây ra bằng cách tránh hoặc hạn chế những thứ có khả năng làm cho các mô nhạy cảm bên trong miệng trở nên trầm trọng hơn, bao gồm:

  • Các loại thực phẩm nóng, có vị cay, mặn hoặc có tính axit;
  • Các sản phẩm liên quan đến thuốc lá;
  • Kem đánh răng có chứa chất phụ gia kiểm soát cao răng, hương liệu nặng hoặc các tác nhân làm trắng răng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị phát sinh nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệu chứng tăng huyết áp: Không phải ai cũng biết rõ

(22)
Tăng huyết áp có thể liên quan đến một số dấu hiệu hoặc không. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các biểu hiện tăng huyết áp gián tiếp có thể xuất ... [xem thêm]

Tác dụng lòng đỏ trứng gà khiến bạn phải ngạc nhiên!

(31)
Có câu nói rằng: “Mỗi ngày ăn một lòng đỏ trứng gà, bạn sẽ chẳng phải gặp bác sĩ”. Vậy tác dụng lòng đỏ trứng gà là gì? Lòng đỏ trứng gà có ... [xem thêm]

Để bạn không phải lo nghĩ về chứng ợ nóng khi ngủ

(74)
Ợ nóng hay còn được gọi là ợ chua, trào ngược là các triệu chứng rất thường xuất hiện trong khoảng thời gian mang thai. 10 bước dưới đây sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

5 bước ngăn ngừa nhiễm trùng huyết khi bị nhiễm trùng

(62)
Nhiễm trùng huyết (còn gọi là nhiễm trùng máu) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của nhiễm trùng. Bệnh có thể tiến triển chỉ với một vết ... [xem thêm]

Điều trị dị ứng chó mèo ở trẻ nhỏ có khó không?

(22)
Bé nhà mình có bị dị ứng với chó mèo không? Đây là câu hỏi chắc chắn sẽ xuất hiện trong tâm trí khi bạn nhìn thấy bé bắt đầu bị hắt hơi, giụi mắt ... [xem thêm]

Cùng con chơi 5 trò chơi toán học để tăng khả năng tư duy cho bé

(66)
Tuy toán học là một môn học khó nhưng lại rất thú vị với trẻ nhỏ. Tùy thuộc vào cách mà bạn mang các con số đến với trẻ, con sẽ yêu thích môn học này ... [xem thêm]

Bé có nguy cơ cao nhiễm trùng tai do khói thuốc lá

(15)
Tìm hiểu chungNhiễm trùng tai là gì?Nhiễm trùng tai thường tạo ra dịch mắc kẹt ở tai giữa và xảy ra khi bạn bị cảm lạnh, viêm họng hoặc dị ứng. Tình ... [xem thêm]

Tĩnh mạch mạng nhện có thể tự điều trị tại nhà

(89)
Hãy thử nhìn xuống chân và bàn chân của bạn! Bạn có thấy cái bất kỳ đường đỏ nào đôi khi là xanh và tím, giống như mạng nhện của mạch máu trên da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN