Magiê cho chứng đau nửa đầu: Những lợi ích và rủi ro

(4.16) - 97 đánh giá

Magiê là loại chất khoáng cần thiết để cơ thể hoạt động hiệu quả. Nó giúp cải thiện sức khỏe xương, ổn định huyết áp và giúp duy trì nhịp tim lành mạnh, chức năng thần kinh. Các triệu chứng khi thiếu magiê bao gồm mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, chuột rút, ù tai và co thắt cơ.

Các loại magiê

Có rất nhiều loại magiê và chúng dùng để chữa trị các trường hợp bệnh khác nhau. Magiê không dễ hấp thụ vào cơ thể mà không cần kết hợp với các chất khác. Vì vậy, các chất bổ sung thường chứa magiê kết hợp với các chất khác như axit amino.

Các loại magiê phổ biến thường dùng trong các chất bổ sung bao gồm:

  • Magiê oxide, chứa lượng magiê cao và thường dùng để chữa đau nửa đầu
  • Magiê sulfate, là dạng magiê vô cơ và cơ thể chỉ hấp thụ được một ít trong chất bổ sung
  • Magiê carbonate, chứa lượng magiê cao hơn và thường khiến dạ dày khó chịu
  • Magiê chloride, thường dễ hấp thụ vào cơ thể
  • Magiê citrate, cơ thể có thể hấp thụ lượng lớn và thường dùng để chữa trị táo bón.

Magiê và đau nửa đầu

Một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đau nửa đầu thường có lượng magiê thấp hơn người bình thường. Một nghiên cứu khác cho rằng hấp thụ đủ magiê làm giảm đau nửa đầu đến hơn 41,6%. Nghiên cứu khác cho rằng dùng thực phẩm bổ sung magiê hằng ngày giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt hiệu quả.

Magiê oxide thường được dùng để ngăn ngừa đau nửa đầu. Bạn có thể uống dạng viên với liều lượng cần khoảng 400 dến 500 mg một ngày. Magiê có thể tiêm qua tĩnh mạch dưới dạng magiê sulfate.

Vì magiê là chất tự nhiên và cần thiết cho sức khỏe, chúng là phương pháp chữa trị đau nửa đầu hiệu quả. Điều này đúng khi so sánh với các loại thuốc trị đau đầu khác, thường gây tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.

Tác dụng phụ của magiê

Magiê nhìn chung an toàn với nhiều người, tuy nhiên chúng có thể gây ra các tác dụng phụ. Tác dụng phụ phổ biến là dạy dày co rút, nôn mửa và tiêu chảy. Nếu bạn có các triệu chứng trên, bạn nên thử liều thấp hơn.

Tác dụng phụ khác là giảm huyết áp. Nếu bạn bị huyết áp thấp, hãy nói với bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Dùng quá nhiều magiê có thể gây nguy hiểm và dẫn đến các tác dụng phụ khác, như:

  • Nhịp tim không bình thường
  • Huyết áp thấp ở mức không an toàn
  • Thở chậm
  • Hôn mê

Thực phẩm chứa magiê

Với người không muốn dùng thực phẩm bổ sung thì các loại thực phẩm sau sẽ có ích với họ.

Rau xanh thẫm như rau bó xôi và củ cải đường là thực phẩm tốt nhất dành cho bạn. Một chén chứa cả hai bao gồm 38 đến 40% lượng magiê cần thiết mỗi ngày.

Các thực phẩm khác bao gồm:

  • Hạt, như bí ngô
  • Hạnh nhân
  • Cá thu, cá ngừ và cá Pollock
  • Sữa chua ít chất béo hoặc ruợu kefir
  • Đậu đen và đậu lăng
  • Quả bơ
  • Trái sung
  • Chuối
  • Sô cô la không sữa

Các rủi ro tiềm ẩn

Một số người không nên dùng magiê, đặc biệt với người đã có một số bệnh trước đó. Họ có những bệnh như:

  • Hội chứng xuất huyết, đông máu chậm
  • Tiểu đường, ảnh hưởng khi tiểu đường ngăn quá trình tích tụ magiê trong cơ thể
  • Nghẽn tim
  • Bệnh thận, bao gồm suy thận

Magiê có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác như:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc giãn cơ
  • Thuốc tim.

Nếu bạn mang thai, hãy nhờ bác sĩ tham vấn trước khi dùng magiê. Với phụ nữ mang thai, mức magiê oxide an toàn từ 300 đến 400 mg một ngày. Không nên dùng magiê sulfate tùy hứng vì chúng có thể gây mỏng xương trong bào thai.

Liều lượng

Nếu dùng đúng liều, magiê sẽ phát huy hết tác dụng ngăn ngừa đau nửa đầu hiệu quả. Hơn nữa, magiê không có nhiều tác dụng phụ như các loại thuốc trị đau đầu khác nên chúng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

Nếu bạn bị đau đầu lần đầu hoặc mức độ ngày càng nghiêm trọng và thường xuyên hơn, hãy tìm đến bác sĩ. Họ sẽ kê lượng magiê cần thiết bạn nên dùng và các phương pháp chữa trị khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 căn bệnh “thầm lặng” lây lan qua đường tình dục

(83)
Nhiễm khuẩn chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn chlamydia trachomatis. Bệnh gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe ... [xem thêm]

Mách bạn cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm

(76)
Bạn không biết cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm vì thông tin in trên bao bì trông có vẻ rối rắm? Đừng lo lắng, rất nhiều chị em phụ nữ từng hoang mang ... [xem thêm]

Bánh mì sandwich ăn với gì mới tốt cho sức khỏe?

(80)
Nếu không biết bánh mì sandwich ăn với gì mới lành mạnh, bạn sẽ có xu hướng kết hợp với các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, ... [xem thêm]

Hội chứng Galactorrhea: Ngực tiết sữa dù không mang thai

(43)
Theo thống kê, có khoảng 1 – 4% phụ nữ mắc phải hội chứng Galactorrhea và 33% trong số đó có ít nhất một lần sinh con.Thông thường, phụ nữ chỉ tiết sữa ... [xem thêm]

Lợi ích không ngờ khi mẹ bầu đi massage

(75)
Có phải bạn đang có cảm giác không thoải mái khi mang thai? Những chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, những chuyến đi du lịch cùng gia đình hay trò ... [xem thêm]

Tác hại từ son môi khiến bạn giật mình

(11)
Son môi là công cụ làm đẹp không thể thiếu của chị em phụ nữ. Một đôi môi ngọt ngào cùng một màu son thích hợp sẽ giúp phái nữ trông xinh đẹp và ... [xem thêm]

Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai hay không?

(40)
Bà bầu có nên ăn dứa trong thời gian mang thai bé hay không là thắc mắc của nhiều người. Quả dứa (thơm, khóm) là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho ... [xem thêm]

Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, mẹ cần làm những gì?

(97)
Khác với người lớn, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, chính vì vậy, thời điểm giao mùa là lúc mà trẻ rất dễ nhiễm bệnh. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN