Tác hại từ son môi khiến bạn giật mình

(3.88) - 11 đánh giá

Son môi là công cụ làm đẹp không thể thiếu của chị em phụ nữ. Một đôi môi ngọt ngào cùng một màu son thích hợp sẽ giúp phái nữ trông xinh đẹp và quyến rũ hơn. Thế nhưng, ít ai biết son môi cũng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Son môi chứa nhiều thành phần gây hại bao gồm các kim loại nặng như chì, thủy ngân, antimon. Ngoài ra, dụng cụ làm đẹp này còn chứa nhiều chất bảo quản như formaldehyd, dầu khoáng và paraben – những chất được cho là có liên quan đến sự phát triển của các căn bệnh ung thư. Vậy bạn có biết trong son môi của mình có chứa những hóa chất độc hại nào chưa?

Son môi ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta như thế nào?

Chì là một trong những thành phần độc hại chủ yếu trong son môi. Chất này có thể tác động đến hệ thần kinh cũng như hệ nội tiết của cơ thể dù chỉ với liều lượng nhỏ. Các hóa chất trong son môi cũng thường gây dị ứng, sưng tấy, mụn rộp ở môi và vùng da xung quanh, khô môi, nứt môi,… Ngoài ra, son môi còn chứa một số thành phần độc hại khác có thể ung thư.

Hàm lượng chì trong son môi ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta như thế nào?

Không phải son môi nào cũng chứa chì. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy loại kim loại nặng này ngày càng phổ biến trong các sản phẩm dành cho môi. Một điều nữa bạn cần lưu ý là giá thành của son môi không phải là yếu tố quyết định xem loại son môi đó có chứa chì hay không.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra trong 400 cây son được kiểm nghiệm thì tất cả đều đã bị nhiễm chì với mức nhiễm chì từ 0,9 ppm tới 3,06 ppm (ppm: một phần triệu).

Các chuyên gia y tế cho biết, không có ngưỡng chì nào an toàn cho cơ thể. Vì vậy, hàm lượng chì chứa trong son môi dù ít hay nhiều gì cũng không hề an toàn. Nếu là tín đồ của son môi, chắc hẳn bạn đã nhận ra rằng hầu như không có loại son môi nào liệt kê thành phần chì trong chúng.

Trên thực tế, chì không phải là chất độc duy nhất trong son môi mà bạn cần quan tâm. Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong các loại son môi thông thường và son bóng còn có chứa 9 loại kim loại nặng khác bao gồm crôm, cadimi, mangan, nhôm…

Điều gì sẽ xảy ra khi nuốt phải các chất nhuộm màu trong son môi?

Chất nhuộm màu trong son môi thường chứa các hóa chất độc hại gây kích thích da, môi bị thâm hoặc thậm chí có thể gây bệnh bạch bì (do các tế bào melanocyte bị tổn thương).

Lý do tại sao những hóa chất độc hại (bao gồm chì) lại không được liệt kê trên thành phần của các loại son môi bởi vì chúng không phải là thành phần trực tiếp của son môi mà chúng chỉ chứa trong các chất nhuộm màu và chất nền để làm ra sản phẩm này.

Các hóa chất độc hại trong son môi có thể hấp thụ vào cơ thể khi bạn nuốt chúng. Nhiều nhà nghiên cứu cho biết khi dùng các loại son thông thường hay son bóng thì có thể bạn đã hấp thụ lượng nhôm, cadimi, crôm, mangan,… vượt quá mức quy định mà cơ thể chấp nhận trong một ngày. Các nhà nghiên cứu cho biết khi phụ nữ dùng son môi từ 2 đến 14 lần mỗi ngày thì đồng nghĩa với việc họ đang nuốt hoặc hấp thụ khoảng 87 mg son môi. Tuy không phải bất kỳ phụ nữ nào cũng dùng son môi mỗi ngày, nhưng họ vẫn dùng chúng trong suốt cuộc đời của mình. Điều này có nghĩa là chì cũng như các hóa chất độc hại khác sẽ tích lũy và ảnh hưởng đến cơ thể. Vì vậy, bạn nên lưu ý phải tẩy trang môi trước khi đi ngủ để làm giảm việc hấp thụ các chất độc hại trên vào cơ thể.

Khi nhận thấy mình đang có thói quen tô son khoảng 14 lần mỗi ngày thì bạn hãy giảm cường độ này ngay lập tức để tránh tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại thông qua việc sử dụng son môi. Đừng bao giờ cho trẻ dùng son môi bởi vì cơ thể trẻ em đặc biệt rất nhạy cảm với các kim loại độc hại này. Ngoài ra, hãy chú ý hạn sử dụng của loại mỹ phẩm mà mình đang dùng bạn nhé.

Làm đẹp là một nhu cầu thiết yếu của phụ nữ, tuy nhiên, chị em cần lưu ý về thành phần và cách sử dụng các mỹ phẩm làm đẹp của mình để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những lợi ích chữa bệnh bất ngờ từ bạc hà

(86)
Bạc hà là loại thảo mộc quen thuộc được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Lá bạc hà không chỉ được sử dụng làm gia vị trong các món ăn và đem ... [xem thêm]

Bí quyết trị hôi miệng bằng mật ong hiệu quả tối đa

(49)
Cách trị hôi miệng bằng mật ong có thể đã trở nên quen thuộc và được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm sao để phương pháp này ... [xem thêm]

Rách bao cao su: Hãy bình tĩnh xử lý!

(90)
Trường hợp rách bao cao su khi quan hệ có thể làm tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn và mắc các bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn biết ... [xem thêm]

5 cách giúp đấng mày râu kiểm soát sự cương cứng

(79)
Ngay cả khi ở bên cạnh người phụ nữ mình yêu, bạn cũng cần kiểm soát sự cương cứng để tránh để lại ấn tượng không tốt khi hẹn hò.Sự cương cứng ... [xem thêm]

Thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới: Bạn nên mua gì bồi bổ cho chồng?

(85)
Các loại thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới chẳng những giúp cho anh ấy tăng cường sức đề kháng mà còn cải thiện chuyện chăn gối. Đặc biệt, các đấng ... [xem thêm]

3 điều bạn nên biết trước khi tập fasted cardio

(43)
Chế độ fasted cardio hay còn gọi là tập cardio khi đói sẽ giúp bạn đốt nhiều mỡ hơn nhưng lại không phù hợp với những ai thích tập nặng hoặc đang có ... [xem thêm]

Bạn biết gì về vật lý trị liệu cho bệnh đa xơ cứng?

(21)
Vật lý trị liệu cho bệnh đa xơ cứng là một phương pháp hữu hiệu giúp điều trị bệnh. Đối với từng giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương ... [xem thêm]

Có nên tiêm ngừa vắc xin cho trẻ khi bị sốt?

(62)
Tiêm ngừa vắc xin cho trẻ là việc rất cần thiết vì không chỉ giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt mà còn bảo vệ bé khỏi một số bệnh có hại cho sức khỏe. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN