Bong gân mắt cá chân

(4.45) - 55 đánh giá

Bong gân mắt cá chân – hay trật mắt cá chân – là vị trí tổn thương thuộc xương cổ chân và đây cũng là vị trí bong gân thường xảy ra nhất. Cơ chế chấn thương thường gặp là do té ngã và lật bàn chân vào trong, gây sưng và trật mắt cá ngoài. Tình trạng này thường nhẹ và tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và giữ gìn đúng cách, bong gân mắt cá chân rất dễ bị tái phát, ngay cả khi mức độ chấn thương rất nhẹ.

Tìm hiểu chung

Bong gân mắt cá chân là bệnh gì?

Dây chằng là những sợi collagen khỏe gắn chặt và kết nối các xương với nhau. Bong gân xảy ra khi những dây chằng này bị xoắn và rách, thường do lực tác động quá mạnh lên khớp. Mức độ chấn thương từ nhẹ đến nặng sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của dây chằng.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Bị bong gân mắt cá chân có những triệu chứng và dấu hiệu gì?

Những triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Đau
  • Sưng
  • Bầm tím
  • Khớp lỏng lẻo
  • Không thể chịu sức nặng ở mắt cá chân bị bong gân
  • Da đổi màu
  • Cứng khớp

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Không chỉ có bong gân mà còn có những dạng chấn thương khác làm tổn thương đến mắt cá chân. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây chấn thương

Những nguyên nhân nào gây chấn thương mắt cá chân dẫn đến bong gân?

Bàn chân bạn có thể bất ngờ căng ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Vận động trên các bề mặt gồ ghề
  • Bị ngã và trật, sưng mắt cá chân
  • Chấn thương thể thao, ví dụ như chấn thương mắt cá chân khi đá bóng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bong gân mắt cá

  • Từng bị bong gân nghiêm trọng trong quá khứ
  • chụp MRI
  • Chụp CT: sự kết hợp những hình ảnh X-quang từ nhiều góc độ khác nhau bằng máy tính để tạo ra những hình ảnh mặt cắt cho thấy chi tiết hơn bên trong cơ thể bao gồm xương và khớp

Bị ngã sưng, bong gân mắt cá chân phải làm sao?

Bác sĩ thường không chỉ định phẫu thuật trong phần lớn các trường hợp bong gân. Cách điều trị còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Nếu chỉ là bong gân nhẹ, bạn sẽ nhận được một vài chỉ dẫn để chăm sóc chấn thương tại nhà.

Bạn nên thực hiện theo những chỉ dẫn dưới đây càng sớm càng tốt sau khi bạn bị rách dây chằng, bao gồm:

  • Để mắt cá chân được nghỉ ngơi. Bạn có thể sẽ cần nạng để tránh tác động nặng lên vùng chấn thương trong vòng 48 giờ.
  • Hãy chườm đá ngay lập tức để giảm sưng. Chườm khoảng 20 đến 30 phút và chườm nhiều lần trong 48 giờ đầu tiên.
  • Băng bó, băng thun sẽ giúp cố định và hỗ trợ mắt cá chân bị chấn thương.
  • Nằm kê chân cao hơn ngực thường xuyên trong 48 giờ đầu.

Điều trị bệnh bằng thuốc

Trong phần lớn các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen hay acetaminophen để kiểm soát cơn đau và giảm sưng.

Điều trị bệnh bằng liệu pháp vật lý.

Khi chỗ sưng đã đỡ, bạn sẽ cần thực hiện một số bài tập để tránh cứng khớp, tăng sức mạnh mắt cá chân và ngăn chặn các vấn đề kinh niên về mắt cá. Các liệu pháp đều có những bài tập riêng nhằm giúp rèn luyện sự cân bằng và ổn định.

Hiếm khi bạn phải điều trị bằng phẫu thuật đối với trường hợp bong gân. Bác sĩ sẽ chỉ tiến hành phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị trên không có tác dụng. Dựa vào mức độ nghiêm trọng và hoạt động của bạn, bác sĩ sẽ lựa chọn cách phẫu thuật phù hợp nhất.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn sớm bình phục và ngăn ngừa bong gân tái phát?

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ cần mang nẹp bảo vệ để cố định khớp và làm lành dây chằng. Bên cạnh đó, bạn cần tiến hành điều trị phục hồi chức năng để giúp bạn trở lại bình thường. Bạn có thể mất mất từ vài tuần đến nhiều tháng phụ thuộc vào mức độ và số lượng chấn thương.

Bong gân mắt cá chân tuy nhẹ nhưng bạn không nên xem thường. Mắt cá chân nói riêng và vùng cổ chân nói chung khi bị bong gân hoặc trật khớp thường xuyên sẽ dễ dẫn đến lỏng khớp. Sau này, với một chấn thương nhẹ cũng có thể làm bong gân tái phát. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc và sinh hoạt để bảo vệ mắt cá chân bị tổn thương. Tránh tháo băng hoặc hoạt động mạnh sớm làm cản trở sự hồi phục của dây chằng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ung thư ruột già (ung thư đại tràng)

(27)
Định nghĩaUng thư ruột già (ung thư đại tràng) là bệnh gì?Ung thư ruột già hay còn gọi là ung thư đại tràng, ung thư đại trực tràng. Đây là khối u ác tính ... [xem thêm]

Viêm dây thần kinh thị giác

(12)
Tìm hiểu chungViêm dây thần kinh thị giác là gì?Viêm dây thần kinh thị giác là tình trạng viêm gây tổn thương dây thần kinh thị giác – bó sợi thần kinh ... [xem thêm]

Lỗ tiểu đóng thấp

(63)
Định nghĩaLỗ tiểu đóng thấp là bệnh gì?Lỗ tiểu đóng thấp là bệnh bẩm sinh xảy ra khi niệu đạo của bé trai quá ngắn. Niệu đạo là ống dẫn nước ... [xem thêm]

Rối loạn tiêu hóa

(71)
Tìm hiểu chungRối loạn tiêu hóa là bệnh gì?Hệ thống tiêu hóa là một phần rất phức tạp và rộng lớn từ miệng cho đến hậu môn. Hệ thống tiêu hóa có ... [xem thêm]

Nhuyễn xương

(43)
Tìm hiểu về bệnh nhuyễn xương Bệnh nhuyễn xương là gì?Bệnh nhuyễn xương là sự suy yếu của xương, thường là do cơ thể thiếu vitamin D trầm trọng. Chứng ... [xem thêm]

Bệnh tuyến giáp

(55)
Tuyến giáp có rất nhiều vấn đề khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Để phát hiện và điều trị bệnh tuyến giáp kịp thời, bạn sẽ cần ... [xem thêm]

Bệnh nhiễm khuẩn salmonella

(80)
Tìm hiểu chungBệnh nhiễm khuẩn salmonella là gì?Bệnh nhiễm khuẩn salmonella (ngộ độc thực phẩm) là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

Suy gan

(58)
Tìm hiểu chungSuy gan là bệnh gì?Việc tiếp xúc với virus hoặc hóa chất độc hại có thể gây hại cho gan. Khi gan bị tổn thương, bạn có thể bị suy gan. Ở ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN