Cổ tử cung ngắn có thể khiến mẹ bầu sinh non

(3.72) - 71 đánh giá

Sinh non là một nỗi ám ảnh lớn với nhiều mẹ bầu vì trẻ sinh non phải chào đời trong khi các cơ quan đều chưa phát triển hoàn thiện hoặc thậm chí có trẻ bị tử vong. Và một trong những nguyên nhân khiến bé phải chào đời sớm hơn mong đợi là cổ tử cung ngắn.

Để dự đoán khả năng sinh non, các bác sĩ thường sẽ tập trung nhiều hơn vào 2 phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi là xét nghiệm fibronectin bào thai (FFN) và đo độ dài cổ tử cung chuẩn theo tuần thai. Bài viết này sẽ tập trung vào yếu tố chiều dài cổ tử cung, cổ tử cung như thế nào là ngắn, ảnh hưởng và biện pháp điều trị dành cho mẹ bầu như thế nào? Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

Cổ tử cung ngắn là yếu tố nguy cơ gây sinh non

Trong quá trình mang thai, cổ tử cung thường đóng và bịt kín đường nối tử cung và âm đạo, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như bảo vệ thai nhi tránh hiện tượng sinh non. Trước khi bạn lâm bồn và sinh em bé, cổ tử cung sẽ giãn nở ra hay mở rộng để tạo thuận lợi cho thiên thần nhỏ chào đời.

Giai đoạn thai nhi 24 tuần, cổ tử cung trung bình sẽ dài khoảng 35mm. Cổ tử cung ngắn là khi chiều dài cổ tử cung nhỏ hơn 25mm. Phụ nữ có cổ tử cung ngắn có thể có nhiều nguy cơ sinh non hơn so với người có chiều dài cổ tử cung bình thường.

Cổ tử cung ngắn là yếu tố nguy cơ sinh non ở cả thai kỳ nguy cơ thấp hay nguy cơ cao (có nhiều bất thường ở mẹ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tiểu đạm…). Vì thế, nguy cơ sinh non tự phát sẽ gia tăng nếu cổ tử cung càng ngắn.

Ở thai kỳ nguy cơ thấp, phụ nữ có chiều dài cổ tử cung ngắn hơn 25mm ở khoảng tuần thứ 24 sẽ có nguy cơ sinh non trước 35 tuần tuổi gấp 6 lần so với phụ nữ có chiều dài cổ tử cung hơn 40mm. Chỉ có 2% thai kỳ nguy cơ thấp có chiều dài cổ tử cung ngắn hơn 15mm, nhưng lại có đến 60% trong số họ sẽ sinh non trước 28 tuần tuổi và 90% sinh non trước 32 tuần tuổi.

Cách đo chiều dài cổ tử cung chuẩn theo tuần thai

Tiêu chuẩn vàng để đo chiều dài cổ tử cung trong thai kỳ là siêu âm qua đầu dò âm đạo, kỹ thuật này dễ quan sát hơn và có độ tin cậy cao hơn so với siêu âm qua thành bụng. Siêu âm qua đầu dò âm đạo cũng dễ chịu và an toàn với nhiều người. Sự thay đổi của cổ tử cung như giãn nở cổ tử cung kèm theo ối vỡ có thể được phát hiện và thăm dò qua siêu âm này. Hơn nữa, siêu âm qua đầu dò âm đạo sẽ an toàn và không gia tăng nguy cơ nhiễm trùng dù người đó có hiện tượng vỡ ối non.

Điều trị cổ tử cung ngắn

Có nhiều biện pháp điều trị nhằm ngăn ngừa nguy cơ sinh non cho người có cổ tử cung ngắn, nhất là ở người có thai kỳ nguy cơ cao.

1. Nghỉ ngơi tại gường, thuốc chống co thắt và khâu vòng cổ tử cung

Nghỉ ngơi tại giường và cung cấp nước cho cơ thể thường được đề nghị để ngăn ngừa nguy cơ sinh non, nhất là người có nguy cơ cao, nhưng thực tế chưa có nhiều bằng chứng cho thấy tính hiệu quả của biện pháp này, cũng như khả năng trì hoãn việc sinh non.

Thuốc chống co thắt cổ tử cung thường được kê đơn với mong muốn ngăn ngừa sinh non. Thế nhưng, bằng chứng thuyết phục và tin cậy vẫn chưa đầy đủ, không thể chứng minh liệu các thuốc chống co thắt này có thể giúp trì hoãn sinh non từ 24 – 48 giờ không. Tuy nhiên, hiện cũng chưa có bằng chứng cho thấy thuốc này gây hại. Vì thế, trong những trường hợp cấp tính và nguy cơ sinh non cao như mẹ có cổ tử cung ngắn, thuốc chống co thắt cũng được bác sĩ dùng. Thông thường, các thuốc chống co thắt sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và giảm lo âu.

Khâu vòng cổ tử cung thường được áp dụng rộng rãi để ngăn ngừa sẩy thai vào giữa tam cá nguyệt thứ 3 ở người có nguy cơ. Việc khâu vòng cổ tử cung sớm ở tuần thứ 13 đến 15 sẽ có lợi với người đã từng có bất thường về cổ tử cung. Mặc dù còn đang bàn cãi, nhưng những dữ liệu gần đây cho thấy khâu vòng cổ tử cung có thể giảm nguy cơ sinh non ở người mang đơn thai không triệu chứng. Tuy nhiên, ở thai phụ mang đa thai, biện pháp này không mấy hiệu quả.

2. Progesterone

Viên thuốc progesterone ngày càng được dùng rộng rãi để ngăn ngừa sinh non. Dù điều này chưa được FDA công nhận nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy dùng progesterone từ tuần 16 hay 20 đến tuần 34 hay 36 sẽ ngăn ngừa được sinh non ở nhiều phụ nữ có nguy cơ cao.

3. Indomethacin, vòng nâng tử cung, axit folic và omega 3

Nhiều biện pháp khác đã được đưa ra nhằm ngăn ngừa hiện tượng sinh non dù bằng chứng liên quan còn nhiều giới hạn và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để chứng minh tính hiệu quả của chúng.

Indomethacin có thể đạt được hiệu quả ngừa sinh non ở một số trường hợp có nguy cơ cao. Trong thử nghiệm lâm sàng, indomethacin ở những phụ nữ có cổ tử cung ngắn không triệu chứng trong tam cá nguyệt thứ 2 mà không khâu vòng cổ tử cung có tỷ lệ sinh non trước 24 tuần giảm.

Dùng vòng nâng tử cung có thể hiệu quả với những mẹ đơn thai giúp ngừa sinh non trước 36 tuần và ở mẹ song thai trước 32 tuần.

Chế độ dinh dưỡng cũng được xem như là một biện pháp giúp ngừa sinh non ở cả mẹ có nguy cơ thấp và cao, bao gồm axit folic và omega-3 trong suốt quá trình mang thai.

Nếu đã được bác sĩ thông báo về nguy cơ sinh non, nhất là khi bạn đã từng hay có thai kỳ nguy cơ cao, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu về những triệu chứng của lâm bồn sớm và biết cách phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Với nhiều biện pháp điều trị cổ tử cung ngắn ở trên, dù nhiều biện pháp vẫn chưa được chứng minh đầy đủ, nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hy vọng thai phụ có tình trạng cổ tử cung ngắn sẽ lựa chọn biện pháp phù hợp với mình và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Công dụng của steroid: Hiểu rõ để dùng đúng

(18)
Công dụng của steroid vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Hiểu rõ về các loại steroid để sử dụng an toàn và hiệu quả là điều rất quan trọng.Với ... [xem thêm]

Mẹ bầu biết những gì về hiện tượng vỡ ối non?

(46)
Tình trạng vỡ ối non hiếm khi xảy ra nhưng lại là biến chứng thai kỳ nguy hiểm, có nguy cơ khiến mẹ bầu sinh non cũng như gặp phải các tình trạng nguy hiểm ... [xem thêm]

Ăn uống gì để da không còn khô?

(93)
Bạn có biết, có một cách chăm sóc làn da khô của bạn vừa không hề tốn kém, vừa không cần lo về thành phần hóa học từ mỹ phẩm mà lại rất hiệu quả ... [xem thêm]

Đừng bỏ qua 4 bài tập vui nhộn để giúp bé tập đi

(31)
Khi nào con biết đi, cách giúp bé tập đi thế nào… luôn là những đề tài mà nhiều bố mẹ quan tâm. Nếu con đang tập đi, bạn hãy tham khảo bài viết này ... [xem thêm]

Táo bón: Căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết

(89)
Táo bón là một bệnh rất thường gặp ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, mọi người thường có xu hướng xấu hổ khi phải đến gặp bác sĩ cũng như chưa có kiến thức ... [xem thêm]

Cho con nuôi thú cưng: Cẩn trọng với 10 loại vật này trước khi mua

(16)
Cho con nuôi thú cưng là quyết định khá thú vị. Tuy nhiên, bạn hãy cân nhắc nên mua những loài vật phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé lẫn ... [xem thêm]

Bổ sung vitamin C cho bà bầu bao nhiêu là đủ?

(84)
Vitamin C được xem là “người bạn tốt nhất” của hệ miễn dịch. Thế nhưng, bổ sung vitamin C cho bà bầu cần hết sức cẩn thận vì nếu dùng quá liều có ... [xem thêm]

Cách giúp bệnh nhân ung thư vú đối mặt với căn bệnh và điều trị

(57)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN