Liệu bạn đã biết cách tự chăm sóc sau nâng mũi?

(3.6) - 67 đánh giá

Quá trình chăm sóc sau nâng mũi là vô cùng quan trọng, giúp bạn đảm bảo kết quả sau khi phẫu thuật cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

Nếu bạn vừa thực hiện một cuộc phẫu thuật nâng mũi, bạn sẽ có những vết mổ bên trong mũi hoặc trong vài trường hợp, bạn có một vết mổ ở ngoài, giữa vách mũi. Tất cả các vết mổ này thường được khâu lại với chỉ khâu tự tiêu.

Ngoài ra, bạn còn có một thanh nẹp nhựa dán bên ngoài mũi, giúp giữ sụn và xương mũi cố định tại vị trí mới trong quá trình phục hồi hoàn toàn. Thanh nẹp mũi cũng làm giảm sưng, phù nề ở mũi sau phẫu thuật.

Bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một vài cách chăm sóc sau nâng mũi để quá trình lành diễn ra nhanh chóng hơn.

Chăm sóc vết thương

Bạn có thể thấy mũi chảy ra chất nhầy hoặc một chút máu trong vài ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Một số trung tâm phẫu thuật sẽ cung cấp cho bạn một miếng gạc nhỏ đặt ở dưới mũi để thấm bớt dịch tiết từ mũi. Bạn nhớ thay đổi gạc thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, bạn không nên chạm vào bên trong mũi khi mới phẫu thuật xong.

Sau đó, bạn có thể dùng nước muối sinh lý xịt rửa bên trong mũi khoảng 2 ngày sau khi nâng mũi. Nước muối sẽ giúp làm sạch các vết thương trong niêm mạc mũi. Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý trong ít nhất 3 tháng và không sử dụng bất kỳ loại thuốc xịt mũi nào khác, trừ khi có sự hướng dẫn từ nhân viên y tế.

Nếu thực hiện phẫu thuật nâng mũi mở, bạn có một vết mổ ở giữa mũi và có thể dùng thuốc mỡ bôi lên vết thương đó. Sử dụng bông gòn thoa thuốc mỡ lên vết thương khoảng 3 lần/ngày để giúp hòa tan chỉ khâu y tế. Bạn cứ tiếp tục bôi thuốc mỡ cho đến khi chỉ khâu tiêu hoàn toàn, có lẽ mất khoảng 1 tuần.

Trường hợp bạn nâng mũi bằng sụn ở tai, vết mổ ở tai cũng tương tự như ở mũi và bạn cũng dùng thuốc mỡ thoa lên vết mổ tương tự.

Bác sĩ sẽ tháo thanh nẹp cố định mũi sau khoảng 1 tuần. Bạn vẫn có thể rửa mặt, gội đầu sau khi phẫu thuật nhưng lưu ý không để nước chảy trực tiếp lên nẹp. Bạn có thể rửa các vết mổ trên mặt.

Hoạt động cẩn thận

Bạn cần nằm ngửa khi ngủ với đầu được kê cao hơn bình thường trong vài đêm sau khi nâng mũi. Nếu nằm nghiêng, bạn có thể bị sưng về phía mũi trái hay phải theo tư thế nằm.

Đặt một túi nước đá lên trên thanh nẹp và vùng giữa hai mắt cả ngày cho đến buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này ngăn ngừa bầm tím ở mắt, giảm sưng trên mũi và mặt. Điều này làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Trong tuần đầu tiên, bạn cần lưu ý:

  • Đi bộ nhiều
  • Đừng xì mũi
  • Không nên chạy nhanh hay tập bất kỳ bài aerobic nào
  • Không nâng, nhấc những vật nặng trên 4,5kg (bao gồm bế trẻ nhỏ)
  • Đừng cúi người với đầu chúi về phía trước
  • Tránh căng thẳng quá mức
  • Hạn chế các hoạt động tình dục

Bạn có thể đeo kính nếu chúng không ấn quá mạnh vào thanh nẹp trên mũi hoặc đeo kính áp tròng. Sau khi tháo nẹp, bạn nên hạn chế đeo kính quá nhiều và chọn những gọng kính nhẹ nhất có thể. Bạn không nên đeo kính gọng nhựa quá lớn có thể đè lên chóp mũi. Tuy vậy, bạn vẫn sẽ cảm thấy khá đau nhức hai bên mũi trong một thời gian, có thể kéo dài đến 3–4 tháng.

Không lái xe trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật nếu bạn được dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau có chứa chất gây nghiện nào.

Chế độ ăn uống

Bạn có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, khi nuốt thức ăn, bạn có lẽ vẫn cảm thấy khó khăn và khứu giác cũng sẽ không tốt trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật. Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể phục hồi sau khi gây mê và phẫu thuật.

Sử dụng thuốc

Bạn sẽ được dùng thuốc giảm đau, giúp chăm sóc sau nâng mũi, theo chỉ định của bác sĩ.

Một số thuốc kháng sinh cũng được kê toa, bạn hãy nhớ sử dụng đúng theo hướng dẫn cho đến khi hết liều dùng.

Bạn có thể được dùng thuốc kháng viêm dexamethasone trong 1 tuần để giúp giảm sưng, viêm và các tình trạng gây khó chịu. Ngoài ra, thuốc chống bầm cũng được bác sĩ kê đơn, luôn nhớ rằng bạn phải sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng các loại thuốc thông thường hay bổ sung vitamin sau khi phẫu thuật.

Quay lại tái khám

Sau khi nâng mũi khoảng 7–10 ngày, bác sĩ sẽ tháo bỏ nẹp mũi cho bạn và làm sạch mũi nhẹ nhàng.

Bạn nên quay lại tái khám khoảng 1 tháng sau khi phẫu thuật.

Tiếp theo, sau 3, 6 và 9 tháng, bạn nên định kỳ đến thăm khám, theo dõi tình trạng sức khỏe. Điều này thường sẽ không mất thêm phí tái khám. Ngoài ra, bạn có thể chụp ảnh hậu phẫu để so sánh trước và sau khi thực hiện nâng mũi.

Ngọc Anh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 cách trị viêm loét bao quy đầu tại nhà

(44)
Viêm loét bao quy đầu với những biểu hiện như ngứa, sưng tấy và gây đau đớn làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như đời sống tình dục của ... [xem thêm]

3 cách tuyệt vời để thêm chất sắt vào bữa ăn của bé

(37)
Trẻ nhỏ cần chất sắt để phát triển não bộ một cách khỏe mạnh. Sắt giúp cơ thể của bé sản sinh huyết sắc tố hemoglobin – có vai trò rất quan trọng ... [xem thêm]

Lưu ý khi dùng thuốc Duphaston để điều trị rối loạn kinh nguyệt

(52)
Thuốc Duphaston dùng để điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt rất hiệu quả. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về loại thuốc này nhé.Duphaston là nhãn hiệu của ... [xem thêm]

Khi nào bố mẹ mới có thể đắp chăn cho bé lúc ngủ?

(92)
Nhiều người lớn vẫn nghĩ rằng đắp chăn cho bé khi ngủ là điều hoàn toàn bình thường nhưng thật ra vẫn có những nguy cơ và quy tắc nhất định mà bạn ... [xem thêm]

22 tuần

(94)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Bé dường như bắt đầu thể hiện dấu hiệu cảm xúc đầu tiên: lo sợ với người lạ. Bé có thể áp sát vào ... [xem thêm]

Các loại nước ép tốt nhất cho bé

(61)
Nước ép trái cây luôn được trẻ em yêu thích bởi hương vị thơm ngon và bổ dưỡng của chúng. Đây còn là một nguồn nước dồi dào mà các bé biếng uống ... [xem thêm]

Các biện pháp chữa trị bệnh khô mắt (Phần 1)

(71)
Hội chứng mắt khô hoặc bệnh khô mắt là tình trạng khá phổ biến xảy ra khi mắt bạn không tạo ra đủ nước mắt hoặc nước mắt bay hơi quá nhanh. Điều ... [xem thêm]

Đẩy lùi bệnh Alzheimer bằng 6 cách đơn giản

(86)
Mất trí nhớ nhẹ là tình trạng bình thường khi chúng ta có tuổi, nhưng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer là bệnh lý và có tỷ lệ mắc bệnh cao ở những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN