22 tuần

(3.8) - 94 đánh giá

Hành vi và phát triển

Bé phát triển như thế nào?

Bé dường như bắt đầu thể hiện dấu hiệu cảm xúc đầu tiên: lo sợ với người lạ. Bé có thể áp sát vào người bạn, lo lắng khi xung quanh toàn người lạ và thậm chí có thể khóc nếu người lạ nào đó đột nhiên chạm vào bé. Trường hợp sợ người lạ không có nghĩa bạn ngăn bé tiếp xúc với người khác. Hãy để con bạn khi được tiếp xúc với nhiều người, sẽ tốt hơn là chỉ tiếp xúc với bạn và bố của bé, hoặc người thân trong gia đình. Hãy nhớ rằng bé cần sự kiên nhẫn và thấu hiểu từ bạn để có thể vượt qua được cột mốc phát triển quan trọng này.

Vào tuần 22, bé sẽ có thể:

  • Lăn theo một hướng;
  • Chịu được vật nặng vài cân trên chân;
  • Nói được những từ kết hợp giữa một số phụ âm và nguyên âm;
  • Trêu đùa (phát ra những âm thanh trêu đùa với nước bọt tung toé);
  • Quay về hướng phát ra âm thanh.

Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

Hãy sử dụng khoảng thời gian ăn cơm cùng gia đình để giao tiếp với trẻ. Bé sẽ thích thú ngắm nhìn bạn ăn và thậm chí bé có thể ăn nhiều hơn. Vào những tháng tiếp theo, bé sẽ có thể dễ dàng tự ngồi, cầm lấy thức ăn bằng tay. Điều này giúp tăng cường thêm kĩ năng ăn uống của bé.

Hiện tại bé có thể ngồi từ tư thế nằm ngửa và chống bằng hai tay. Nếu bé có thể tự ngồi, bạn hãy ở gần đó để hỗ trợ, ngay cả khi bạn đã đặt sẵn gối đệm để phòng trường hợp bé có thể ngã. Bé có thể đã làm chủ được các kỹ năng khi ngồi nhưng bé vẫn có thể mất hứng thú trong việc đứng thẳng và ngã nhào.

Khi bạn ở xung quanh những người mà bé không quen biết, hãy cố gắng không xấu hổ và ngại ngùng khi bé khóc trong vòng tay của người khác. Chỉ cần đưa bé lại gần với bạn và làm bé bình tĩnh bằng cách giữ bé bên mình. Nói với bạn bè và gia đình của bạn hãy tiếp cận bé chậm rãi và nhẹ nhàng hơn.

Sức khỏe và an toàn

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hầu hết các bác sĩ sẽ không sắp xếp kiểm tra sức khoẻ cho bé vào tháng này. Về mặt tích cực, điều này có nghĩa là bé sẽ không có vấn đề nghiêm trọng nào; về mặt tiêu cực, bạn sẽ không thể nhận biết bé đang phát triển như thế nào. Hãy chuẩn bị các câu hỏi cho lần kiểm tra vào tháng tiếp theo, nhưng cũng đừng e ngại mà hãy gọi điện ngay cho bác sĩ nếu có bất kì vấn đề gì bạn quan tâm lo lắng mà không thể đợi đến lần tái khám tiếp theo.

Mẹ nên biết thêm những gì?

Táo bón

Mức độ thường xuyên đi tiêu của bé có thể phụ thuộc vào thời điểm và những gì bé đã ăn, mức độ hoạt động và cơ thể bé tiêu hóa thức ăn nhanh chóng cỡ nào. Táo bón xảy ra khi phân lưu lại trong ruột hoặc bé trì hoãn việc đi tiêu. Bé có thể bị táo bón nếu bạn nhận thấy bé có các dấu hiệu sau:

  • Phân của bé cứng và khô hay có máu;
  • Đã ba hoặc nhiều ngày trôi qua kể từ lần đi tiêu cuối của bé;
  • Bé cho thấy sự khó chịu dai dẳng khi đi tiêu.

Nếu bé đang được cho ăn chỉ bằng sữa mẹ thì táo bón rất hiếm khi xảy ra. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu phân bé bị cứng, khô hoặc đi tiêu đau. Khi kết hợp với các triệu chứng khác như nôn hoặc bụng trương lên, bé có thể đang mắc một tình trạng khác nghiêm trọng hơn, ví dụ như tắc nghẽn ruột.

Nếu bé chỉ uống sữa bột, táo bón có thể xảy ra do một số nhãn hiệu sữa không phù hợp cơ địa của bé . Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc chuyển đổi thương hiệu sữa khác cho bé.

Nếu bạn đã cho bé ăn gạo ngũ cốc, rất có thể đây chính là thủ phạm bởi chúng chứa ít chất xơ. Hãy thử cho thêm hoa quả xay nhuyễn như lê hoặc mận khô hoặc rau với ngũ cốc. Bạn cũng có thể chuyển sang cho bé ăn yến mạch hoặc lúa mạch ngũ cốc để thay thế.

Táo bón cũng có thể được gây ra bởi tình trạng thiếu hoặc mất nước, vậy nên việc cho bé uống thêm nhiều nước có thể giúp giải quyết tình trạng này. Nếu bé đã được cho ăn dặm, hãy cố gắng cho bé ăn thêm mận hoặc uống nước ép quả lê. Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống khoảng 30 ml nước ép pha loãng với 30 ml nước hoặc thêm nước trái cây vào sữa bột hoặc sữa mẹ sau khi vắt ra.

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống của bé, sau đây là một vài mẹo để đường ruột bé sớm khoẻ mạnh trở lại:

  • Lắc lư chân của bé theo chuyển động đạp nhẹ nhàng khi bé đang nằm;
  • Mát-xa nhẹ nhàng nhưng dứt khoát vùng bụng dưới rốn. Nếu bạn cảm nhận được vị trí nào đó khá cứng ở bụng bé, nhấn đều đều ở vị trí đó chốc lát;
  • Nếu bạn thấy bé căng thẳng khi đi tiêu, hãy cho bé vào trong bồn tắm nước ấm để thư giãn cơ.

Sử dụng thuốc nhét hậu môn glycerin hoặc kích thích trực tràng của bé bằng nhiệt kế trực tràng bôi trơn bằng dầu bôi trơn như một biện pháp tạm thời, tuy nhiên việc này phải có sự chấp thuận của bác sĩ. Nếu táo bón không cải thiện bằng các biện pháp can thiệp trên, các bác sĩ có thể đề nghị bạn cho bé uống một số loại thuốc nhuận tràng.

Bé giả vờ ho

Thậm chí ngay từ tháng thứ 5, nhiều bé đã bắt đầu nhận ra cả thế giới là một sân khấu và bạn chính là khán giả hâm mộ cuồng nhiệt của bé. Vì vậy, khi bé phát hiện ra rằng một chút ho đều thu hút sự chú ý của bạn, bé thường làm việc này một cách ngây ngô để được bạn quan tâm. Miễn là bé khỏe mạnh và cơn ho có vẻ được kiểm soát tốt, bạn không nên quá bận tâm về nó. Bé sẽ từ bỏ điều này khi mọi chuyện trở nên nhàm chán.

Mối quan tâm của mẹ

Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

Chế độ dinh dưỡng của bé cần có những thành phần sau:

  • Chất đạm;
  • Thực phẩm chứa canxi;
  • Các loại hạt nguyên chất và tinh bột dạng phức;
  • Các loại rau lá xanh và củ quả, trái cây có màu vàng;
  • Thực phẩm chứa vitamin C;
  • Các loại rau củ quả và trái cây khác;
  • Thức ăn giàu chất béo;
  • Thức ăn chứa chất sắt;
  • Thức ăn chứa muối;
  • Nước;
  • Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin.

Giấc ngủ ngắn của bé

Mặc dù các bé vào khoảng tháng thứ năm sẽ có ba hoặc bốn giấc ngủ thường xuyên trong một giờ hoặc lâu hơn vào mỗi ngày, một số bé lại có thể ngủ đến năm hoặc sáu giấc khoảng hai mươi phút mỗi lần, trong khi một số khác chỉ ngủ hai lần nhưng lâu hơn, mỗi lần khoảng 1.5 đến 2 tiếng. Tuy nhiên, số lượng và độ dài của giấc ngủ của con bạn không quan trọng bằng thời lượng ngủ của bé (trung bình khoảng 14 giờ 30 phút một ngày khi bé được năm tháng tuổi). Bé ngủ lâu hơn cũng có nghĩa là bạn có nhiều thời giờ hơn để làm mọi việc. Thêm vào đó, các bé thường có giấc ngủ ngắn vào ban ngày cũng sẽ có xu hướng ngủ ngắn vào ban đêm. Bạn có thể cố gắng khuyến khích bé ngủ lâu hơn bằng cách:

  • Dành cho bé một chỗ ngủ thật thoải mái. Việc cho bé ngủ trên vai của bạn không chỉ gây khó khăn cho bạn mà còn khiến giấc ngủ của bé không sâu và ngắn.
  • Giữ nhiệt độ phòng thoải mái, không quá nóng cũng không quá lạnh và đảm bảo bé được mặc quần áo thích hợp.
  • Ngủ đúng lúc. Đừng để bé ngủ ngay trước bữa ăn khi dạ dày trống rỗng, khi bé có nhu cầu thay tã (bé sẽ không ngủ được lâu nếu bên dưới tã ướt đẫm), khi có khách khứa và tiếng ồn hoặc bất kỳ thời điểm nào bạn tin rằng bé sẽ không thể ngủ lâu.

Mặc dù nhiều bé có thể tự điều chỉnh khá tốt giấc ngủ của mình, nhưng không phải bé nào cũng có thể ngủ đủ theo nhu cầu. Nếu con bạn thường xuyên tỏ vẻ cáu kỉnh, có thể bé không được ngủ đủ hoặc giấc ngủ của bé không sâu và đủ lâu. Nhưng nếu bé ngủ rất ít mà vẫn hoàn toàn vui vẻ, bạn sẽ phải chấp nhận một thực tế rằng con bạn là một trong số những đứa trẻ không cần nhiều thời gian ngủ nghỉ.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giữ độ pH vùng kín ổn định bằng cách tự nhiên

(74)
Bạn có cảm thấy quá hàn lâm khi nhắc về độ pH? Nhắc về độ pH quả thật có chút chuyên sâu nhưng bạn biết không, đây là một trong những yếu tố rất ... [xem thêm]

Cùng bạn kiểm tra kiến thức về đái tháo đường típ 2

(83)
Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tìm hiểu kỹ để kiểm soát tốt hơn các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường được ... [xem thêm]

Những lưu ý dùng thuốc chống trầm cảm hiệu quả

(97)
Trầm cảm là một căn bệnh dai dẳng và rất đáng sợ. Việc điều trị bệnh đòi hỏi phải mất nhiều thời gian và kiên trì từ người bệnh. Sử dụng các ... [xem thêm]

Bạn biết gì về công dụng của nước muối sinh lý?

(78)
Những công dụng của nước muối sinh lý đối với sức khỏe của con người khiến mọi người sử dụng nước muối sinh lý ngày càng nhiều.Đặc biệt, khi môi ... [xem thêm]

Mách mẹ bầu mẹo giảm đau thắt lưng khi mang thai

(54)
Đau thắt lưng khi mang thai là một vấn đề rất phổ biến của các mẹ bầu. Các cơn đau này có thể xảy ra ngay từ giai đoạn đầu hoặc ở giai đoạn sau của ... [xem thêm]

6 nguy hiểm nếu mẹ bầu tăng cân quá nhiều

(100)
Các thai phụ tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai có thể sẽ gặp những rủi ro sau:1. Các vấn đề khó chịu trong quá trình mang thaiSự khó chịu trong quá ... [xem thêm]

3 mầm bệnh thường có ở phòng tập gym và cách tránh xa chúng

(29)
Phòng tập gym hẳn là điểm đến quen thuộc của nhiều người. Khi hoạt động ở đó, bạn luôn muốn mình có được vóc dáng đẹp, sức khỏe tốt. Song, đó có ... [xem thêm]

Nuôi chó, mèo không phải là nguyên nhân bệnh sán chó

(12)
Sán chó là bệnh do ký sinh trùng gây ra do người bệnh tiếp xúc với chó, mèo chưa được tẩy giun hoặc ăn phải thức ăn có ấu trùng giun, sán nhưng không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN