Mất trí nhớ nhẹ là tình trạng bình thường khi chúng ta có tuổi, nhưng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer là bệnh lý và có tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người lớn tuổi. Không có cách nào để chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có rất nhiều cách giúp bạn phòng ngừa bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ.
Bộ não là một cơ quan kỳ diệu. Cho dù chúng ta không chú ý, nó vẫn đảm bảo tim đập đủ nhanh và hơi thở được đều. Não cũng giúp ta có thể học ngôn ngữ, soạn nhạc, tính toán và ghi nhớ lời bài hát. Có thể nói rằng não bộ có vai trò cực kỳ to lớn. Vậy chúng ta sẽ ra sao nếu không có trí nhớ?
Mất trí nhớ nhẹ khi bạn có tuổi là chuyện bình thường. Tuy nhiên, chứng sa sút trí tuệ lại là bệnh lý và tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi tác.
Bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ sau tai biến mạch máu não là hai loại phổ biến nhất của sa sút trí tuệ. Ở những người trên 65 tuổi, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer tăng gấp đôi mỗi 5 năm. Đến khoảng 85 tuổi, có 25–50% người có dấu hiệu của sa sút trí tuệ.
Nhiều người trong chúng ta, khi bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên, sẽ bắt đầu lo lắng về những dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer hoặc chứng sa sút trí tuệ. Họ cũng lo lắng làm sao để điều trị bệnh Alzheimer. Tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu thấy các dấu hiệu như nhầm lẫn về thời gian, không nhớ tên người thân, lạc đường khi đi từ nhà đến một cửa hàng quen thuộc.
Một số tình trạng sức khỏe sẽ làm bạn tăng nguy cơ mắc sa sút trí tuệ như huyết áp cao, bệnh tim mạch và tiểu đường. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này như hút thuốc lá, nghiện rượu, thừa cân, béo phì và chấn thương ở đầu. Có rất nhiều cách giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mất trí. Trong đó có những cách đơn giản, rất dễ thực hiện tại nhà để điều trị Alzheimer.
6 cách đơn giản giúp bạn nâng cao sức khỏe não
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 10 thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
- 10 cách đơn giản giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer