3 cách tuyệt vời để thêm chất sắt vào bữa ăn của bé

(3.57) - 37 đánh giá

Trẻ nhỏ cần chất sắt để phát triển não bộ một cách khỏe mạnh. Sắt giúp cơ thể của bé sản sinh huyết sắc tố hemoglobin – có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể đồng thời làm cho các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nếu con bạn không có đủ lượng hemoglobin thì bé sẽ bị thiếu máu.

Con bạn cần bao nhiêu hàm lượng chất sắt?

Tùy thuộc vào độ tuổi của mình mà trẻ cần hàm lượng sắt khác nhau:

  • Trẻ bú sữa mẹ có xu hướng nạp được đủ chất sắt từ mẹ cho đến khi 4-6 tháng tuổi. Một khi bé được sáu tháng tuổi, bạn nên bổ sung chất sắt vào chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ để con yêu không bị thiếu máu vì lúc này, hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ không còn dồi dào như lúc ban đầu. Khoảng thời gian này, các loại thực phẩm giàu ngũ cốc dinh dưỡng thường được các bà mẹ lựa chọn để trẻ làm quen. Nếu sữa mẹ không nạp được đủ chất sắt, trẻ nên được cho uống sắt bổ sung theo quy định của bác sĩ. Trẻ bú sữa với công thức tăng cường chất sắt không cần bổ sung sắt.
  • Trẻ sơ sinh 7-12 tháng tuổi cần 11 mg sắt mỗi ngày;
  • Trẻ em 1-3 tuổi cần 7 mg sắt mỗi ngày. Trẻ em 4-8 tuổi cần 10mg và trẻ lớn hơn 9-13 tuổi cần 8 mg mỗi ngày;
  • Bé trai vị thành niên nên được nạp 11 mg sắt mỗi ngày và bé gái vị thành niên nên được nạp 15 mg mỗi ngày. (Tuổi vị thành niên là khoảng thời gian tăng trưởng và những bé gái độ tuổi này cần nhanh chóng bổ sung sắt để thay thế những gì bé mất hàng tháng khi bắt đầu có kinh nguyệt);
  • Vận động viên trẻ, những người thường xuyên tham gia các bài tập cường độ cao có xu hướng mất nhiều sắt và họ có thể cần thêm chất sắt trong chế độ ăn. Những người ăn chay đôi khi cũng cần bổ sung sắt.

Ba cách tuyệt vời để có thêm sắt vào chế độ ăn uống của bé

Chế độ ăn uống sao đầy đủ dưỡng chất mà lại không quá dư thừa cho con luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh quan tâm. Ba cách ăn uống tuyệt vời sau sẽ giúp các mẹ bổ sung chất sắt cho chế độ ăn uống của các bé yêu:

  • Có hai loại chất sắt: sắt heme (sắc tố đỏ) và sắt không heme. Bố mẹ nên tập cho bé ăn thực phẩm giàu chất sắt heme vì cơ thể trẻ dễ dàng hấp thu chất sắt này. Một số loại thịt giàu sắt sắc tố đỏ như: thịt bò, thịt cừu, thịt gà, thịt lợn, thịt bê, gan động vật…;
  • Bạn cũng cần cung cấp các loại thực phẩm giàu chất sắt không heme vào các bữa ăn hằng ngày của con yêu như: ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc ăn sáng bổ dưỡng, rau màu xanh đậm như bông cải xanh và rau bina, đậu xanh và đậu, trái cây sấy khô như mơ khô, các loại hạt, trứng, các loại đậu, bao gồm đậu lăng và đậu nướng, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành…;
  • Ngoài ra, các mẹ nên kết hợp thực phẩm giàu chất sắt với một nguồn cung cấp vitamin C bởi vì nó sẽ giúp bé hấp thụ chất sắt nhiều hơn. Ví dụ, cho trẻ ăn đào, cam, kiwi hoặc dâu tây cùng với ngũ cốc giàu chất sắt hoặc cho bé ăn các loại thịt trong nước sốt cà chua và thêm một chút hạt tiêu đỏ nhuyễn.

Lưu ý: Một chế độ ăn uống nhiều chất sắt có thể sẽ làm cho con bạn bị táo bón. Các dấu hiệu của táo bón bao gồm bụng chướng, phân có máu hoặc trẻ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện.

Các trường hợp cần sử dụng viên thuốc sắt

Nếu trẻ sinh non, sinh thiếu tháng hoặc khi bé yêu biếng ăn các loại thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sử dụng liều lượng viên thuốc sắt phù hợp cho từng trường hợp.

Chất sắt có tầm quan trọng trong việc phát triển một cơ thể khỏe mạnh ở trẻ. Thiếu hụt sắt lâu dài làm giảm khả năng hoạt động thể lực, giảm sức đề kháng đồng thời ảnh hưởng lớn đến sự phát triển trí tuệ của trẻ vì thế bố mẹ cần nắm được tầm quan trọng của sắt để luôn quan tâm đến chế độ

Đánh giá:

Bài viết liên quan

11 phương pháp giảm cân mới ít người biết

(57)
Giảm cân luôn là mục tiêu hàng đầu của phụ nữ. Nhưng làm thế nào để bạn đạt được một thân hình lý tưởng mà vẫn đảm bảo sức khỏe?Chắc hẳn ... [xem thêm]

Top 10 loại thực phẩm giúp trẻ hóa làn da hiệu quả

(100)
Việc bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm hỏng quá trình trao đổi chất của bạn, gây ... [xem thêm]

Xét nghiệm đường huyết tầm soát bệnh tiểu đường

(17)
Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm được sử dụng để giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.Xét nghiệm đường huyết là gì?Xét ... [xem thêm]

Bạn đã sẵn sàng để quan hệ tình dục với tình mới?

(60)
Chúng ta thường cho rằng quan hệ tình dục sẽ làm mối quan hệ tốt hơn. Tuy nhiên, ít người hiểu rõ bản chất của vấn đề và cách đạt được những điều ... [xem thêm]

Đặt nội khí quản: Thủ thuật mang tính sống còn khi cấp cứu

(10)
Đặt nội khí quản là phương pháp không thể thiếu được sử dụng trong gây mê, phẫu thuật. Đây còn là thủ thuật rất quan trọng mang tính sống còn trong ... [xem thêm]

Liệu đau dạ dày Hp có nguy hiểm không?

(69)
Trong một số trường hợp, đau dạ dày Hp có thể dẫn đến một loạt biến chứng nguy hiểm, bao gồm xuất huyết hay thậm chí là ung thư dạ dày.Nhiễm khuẩn H. ... [xem thêm]

Theo dõi phân trẻ sơ sinh giúp mẹ nhận biết sức khỏe con yêu

(99)
Bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong phân trẻ sơ sinh? Đó có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. ... [xem thêm]

Dạy trẻ kỹ năng dùng kéo an toàn bố mẹ không thể bỏ qua

(72)
Cắt bằng kéo đòi hỏi các ngón tay của bé phối hợp nhịp nhàng. Vì thế, bạn cần dạy trẻ kỹ năng dùng kéo để trẻ không cắt phạm vào tay.Mặc dù nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN