Lenitral®

(3.65) - 78 đánh giá

Tên thuốc: nitroglycerin

Phân nhóm: thuốc chống đau thắt ngực

Tên biệt dược: Lenitral® dạng uống

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Lenitral là gì?

Lenitral (dạng uống) được sử dụng để điều trị hoặc phòng ngừa các cơn đau ngực (đau thắt ngực).

Lenitral® (tiêm) là một chất nitra, thuốc hoạt động bằng cách giãn hay mở rộng mạch máu. Đau ngực xảy ra khi tim cần nhiều oxy hơn, mở rộng mạch máu giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Điều này làm giảm khối lượng công việc của tim và lượng oxy cần thiết cho tim.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Lenitral cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường dành cho người lớn đau thắt ngực:

Bạn được tiêm 5 mcg/phút truyền tĩnh mạch liên tục qua ống, sau đó tăng 5–20 mcg/phút trong 3–5 phút, sau đó tiêm 10 hoặc 20 mcg/phút khi cần thiết.

Bắt đầu bạn được tiêm với liều 25 mcg/phút hoặc cao hơn với ống polyvinyl clorua (PVC).

Nhiệt độ thấp làm sẽ làm tăng độ chính xác liều lượng và thể tích cung cấp; bạn nên xem xét các yêu cầu dịch truyền cho bệnh nhân và thời gian truyền khi lựa chọn cách pha loãng thích hợp.

Liều thông thường dành cho người lớn chưa đáp ứng với thuốc ức chế và beta-blockers:

Bạn nên xịt 1–2 lần hoặc (0,4 đến 0,8 mg) trên hoặc dưới lưỡi mỗi 5 phút nếu cần, tối đa 3 lần xịt trong 15 phút. Nếu bạn vẫn đau thì nên tiếp tục sau khi sử dụng liều tối đa và bạn nên nói với bác sĩ để được hướng dẫn.

Bạn nên tiêm khi ở tư thế ngồi và bạn không được hít hoặc nuốt thuốc này.

Liều thông thường dành cho người lớn giảm nhẹ cơn đau thắt ngực:

Bạn được tiêm 0,3–0,6 mg dưới lưỡi hoặc trong túi hở mỗi 5 phút nếu cần, tiêm khoảng 3 liều trong 15 phút. Nếu bạn vẫn còn đau sau liều tối đa, nên hỏi ngay bác sĩ nếu cần;

Bạn nên xịt thuốc 1–2 lần (0,4–0,8 mg) hoặc trên hoặc dưới lưỡi 5 đến 10 phút.

Liều dành thông thường dành cho người lớn đối với thuốc dạng miếng dán lên da:

Thuốc với liều lượng 0,2–0,4 mg/giờ áp trên da mỗi ngày một lần trong 12 đến 14 giờ mỗi ngày.

Giấy dán nên được sử dụng ở vùng da khô và không có lông. Chuyển đổi giữa các vị trí để tránh kích ứng da.

Bạn cũng có thể sử dụng liều 0,4 đến 0,8 mg/giờ cho thấy hiệu lực liên tục trong 10 đến 12 giờ mỗi ngày, trong ít nhất 1 tháng dùng thuốc không liên tục.

Liều thông thường dành cho người lớn đối với thuốc dạng viên nén:

Liều dùng 2,5–6 mg bằng đường uống 3–4 lần một ngày. Thuốc được điều chỉnh lên đến 26 mg khoảng 4 lần/ngày khi thử nghiệm lâm sàng.

Liều dành thông thường dành cho người lớn bị nhồi máu cơ tim:

Bạn được tiêm 5 mcg/phút truyền tĩnh mạch liên tục qua ống không hấp thu và sau đó tăng 5 mcg/phút mỗi 3–5 phút khi cần đến 20 mcg/phút, sau đó bằng 10 hoặc 20 mcg/phút nếu cần.

Bắt đầu tiêm liều 25 mcg/phút hoặc cao hơn đã được sử dụng với ống polyvinyl clorua (PVC).

Bạn nên kiểm soát suy tim sung huyết ở những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị bệnh cao huyết áp:

Tiêm 5 mcg/phút truyền tĩnh mạch liên tục qua ống không hấp thu và sau đó tăng 5 mcg/phút mỗi 3 đến 5 phút khi cần đến 20 mcg/phút, sau đó bằng 10 hoặc 20 mcg/phút nếu cần.

Bắt đầu với tiêm liều 25mcg/phút hoặc cao hơn đã được sử dụng với ống polyvinyl clorua (PVC).

Nhiệt độ thấp làm tăng độ chính xác liều lượng và thể tích cung cấp.

Sử dụng:

  • Điều trị tăng huyết áp quanh phẫu thuật;
  • Hiệu dẫn hạ huyết áp.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị nhiễm nấm ở hậu môn:

Bạn được tiêm 1 lít thuốc mỡ (375 mg thuốc mỡ tương đương 1,5mg Lenitral dạng tiêm) trong 12 giờ trong vòng 3 tuần.

Bạn nên dùng găng tay hoặc bọc nhựa sử dụng 1 lần để bôi thuốc mỡ.

Bạn nên chèn ngón tay không quá sâu vào bên trong hậu môn. Nếu không thể chèn ngón tay do đau, bạn nên bôi thuốc vào bên ngoài hậu môn.

Liều dùng thuốc Lenitral cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Lenitral như thế nào?

Lenitral (dạng uống) thường được sử dụng khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên của đau ngực. Nếu có thể, bạn nên cố gắng nghỉ ngơi hoặc nằm nghỉ khi bạn sử dụng thuốc này. Lenitral (dạng uống) có thể gây chóng mặt hoặc ngất.

Bạn có thể ngậm thuốc dưới lưỡi trong vòng 5–10 phút trước khi hoạt động và bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không nghiền nát, nhai, phá vỡ và nên nuốt toàn bộ viên thuốc.

Viên ngậm dưới lưỡi (uống) nên được đặt dưới lưỡi và hòa tan từ từ. Bận không nên nhai hoặc nuốt. Bạn có thể sử dụng các viên thuốc bổ sung mỗi 5 phút tuy nhiên không nhiều hơn 3 viên trong 15 phút.

Ở dấu hiệu đầu tiên của cơn đau, bạn nên phun trực tiếp lên hoặc dưới lưỡi và ngậm miệng sau mỗi lần phun. Không hít phải thuốc xịt. Không lắc thuốc xịt trước hoặc trong khi sử dụng. Bạn có thể sử dụng bình xịt thêm mỗi 5 phút, nhưng không quá 3 lần xịt trong 15 phút.

Lenitral chỉ được tiêm tại bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ.

Bạn hãy liên hệ trung tâm y tế khẩn cấp nếu đau ngực của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc kéo dài hơn 5 phút, đặc biệt nếu bạn khó thở hoặc cảm thấy yếu, chóng mặt hoặc buồn nôn.

Bạn có thể cảm thấy hơi nóng hoặc ngứa trong miệng khi sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, cảm giác này không phải là dấu hiệu cho thấy thuốc hoạt động tốt như thế nào. Bạn không nên sử dụng nhiều thuốc hơn chỉ vì bạn không cảm thấy bị cháy hoặc ngứa.

Cho bất kỳ bác sĩ nào điều trị bạn biết rằng bạn đang sử dụng thuốc Lenitral (dạng uống).

Nếu bạn dùng thuốc Lenitral (dạng uống) theo lịch trình thường xuyên để phòng ngừa đau thắt ngực, hãy giữ thuốc này trong người mọi lúc trong trường hợp bị đau thắt ngực.

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Lenitral?

Khi dùng thuốc, bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ ít gặp như:

  • Sưng phù hoặc sưng mặt, cánh tay, bàn tay, chân dưới hoặc chân;
  • Đốt, ngứa, tê, gai hoặc cảm giác ngứa ran;
  • Khó thở như khi lao động nặng;
  • Cảm thấy nhòa mắt, chóng mặt;
  • Cảm giác nóng ran;
  • Đỏ bừng hoặc đỏ da, đặc biệt là trên mặt và cổ;
  • Đau đầu;
  • Tăng cân nhanh;
  • Mồ hôi ra nhiều;
  • Đau trong ngực;
  • Ngứa ran bàn tay hoặc bàn chân;
  • Tăng hoặc giảm cân bất thường;
  • Môi, móng tay, hoặc lòng bàn tay màu xanh nhạt;
  • Nước tiểu đậm;
  • Sốt;
  • Da nhợt nhạt;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Viêm họng;
  • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường;
  • Mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường;
  • Vết nứt trên da;
  • Khó nuốt;
  • Chóng mặt, yếu đuối, hoặc ngất xỉu khi đứng dậy bất ngờ từ tư thế nằm hoặc ngồi;
  • Tim đập nhanh, không đều;
  • Cảm giác chuyển động liên tục của bản thân hoặc xung quanh;
  • Sưng phù hoặc sưng mắt hoặc xung quanh mắt, mặt, môi hoặc lưỡi.

Nếu bất kỳ triệu chứng nào sau đây khi dùng thuốc quá liều, hãy liên hệ trung tâm y tế ngay lập tức.

Các triệu chứng quá liều:

  • Môi, móng tay hoặc lòng bàn tay màu xanh nhạt;
  • Mờ hoặc mất thị lực;
  • Phồng lên trên đầu trẻ sơ sinh;
  • Thay đổi ý thức;
  • Thay đổi trong khả năng nhìn thấy màu sắc, đặc biệt là màu xanh hoặc màu vàng;
  • Da lạnh, ướt;
  • Nước tiểu đậm;
  • Khó thở;
  • Chóng mặt;
  • Sốt;
  • Da ửng đỏ;
  • Ăn mất ngon;
  • Quáng gà;
  • Xuất hiện ánh sáng quá mức;
  • Da nhợt nhạt;
  • Tê liệt;
  • Nhịp tim đập chậm hoặc bất thường;
  • Viêm họng;
  • Chảy máu hoặc bầm tím bất thường.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Lenitral, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng Lenitral trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Lenitral có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Lenitral có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Lenitral bao gồm:

  • Aspirin or heparin;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc chống trầm cảm;
  • Thuốc điều trị đau nửa đầu ví dụ như dihydroergotamine, ergotamine, ergonovine, methylergonovine.

Thuốc Lenitral có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Lenitral?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản Lenitral như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc Lenitral có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Lenitral® có dạng viên nén 2,5mg, 7,5mg và dạng dung dịch tiêm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phenelzine

(78)
Tác dụngTác dụng của phenelzine là gì?Phenelzine là một thuốc chống trầm cảm (ức chế monoamine oxidase). Thuốc này điều trị trầm cảm bằng cách phục hồi ... [xem thêm]

Vắc-xin bạch hầu và giải độc tố uốn ván (DT) là gì?

(95)
Tác dụngTác dụng của Vắc-xin bạch hầu và giải độc tố uốn ván (DT) là gì?Vắc-xin bạch hầu và giải độc tố uốn ván (DT) thuộc nhóm thuốc dị ứng ... [xem thêm]

Keflex®

(59)
Tên gốc: cephalexinPhân nhóm: kháng sinh cephalosporinTên biệt dược: Keflex®Tác dụngTác dụng của thuốc Keflex® là gì?Keflex® là loại thuốc chứa cephalexin, một ... [xem thêm]

Aldesleukin

(45)
Tác dụngTác dụng của aldesleukin là gì?Aldesleukin có tác dụng điều trị thể nặng của ung thư thận hoặc ung thư da (ung thư lan đến các bộ phận khác của cơ ... [xem thêm]

Buserelin

(97)
Tác dụngTác dụng của Buserelin là gì?Buserelin thuộc nhóm thuốc hormone (nội tiết tố), phân nhóm estrogen, progesteron và các thuốc tổng hợp có liên quan.Buserelin ... [xem thêm]

Cytomegalovirus Immunoglobulin Là Gì?

(92)
Tác dụngTác dụng của cytomegalovirus immunoglobulin là gì?Thuốc này được sử dụng để ngăn ngừa một số bệnh nhiễm virus nghiêm trọng (cytomegalovirus-CMV) ở ... [xem thêm]

Thuốc Piroxicam Flamingo®

(83)
Tên gốc: piroxicamTên biệt dược: Piroxicam Flamingo®Phân nhóm: thuốc kháng viêm không steroidTác dụngTác dụng của thuốc Piroxicam Flamingo® là gì?Thuốc Piroxicam ... [xem thêm]

Dismolan

(78)
Thành phần: acetylcystein 200mg/10mlPhân nhóm: thuốc ho & cảm/các thuốc nhãn khoa khác/thuốc giải độc & khử độcTên biệt dược: DismolanTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN