Lão hóa da tay: đã có cách điều trị mới!

(4.34) - 25 đánh giá

Khi chăm sóc da, bạn thường chú ý đến vùng mặt, cổ, ngực… mà đôi khi bỏ qua đôi tay. Tuy nhiên, những dấu hiệu lão hóa lại thường xuất hiện đầu tiên ở đôi tay. Đến khi các nếp nhăn, chân chim, đồi mồi… xuất hiện, bạn sẽ rất khó lòng giấu chúng đi. Nguyên nhân là da tay tiếp xúc với ánh nắng, nước, nhiệt độ, hóa chất nhiều hơn so với các vùng khác và không được bảo vệ đúng cách. May mắn thay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, bạn đã có thể giải quyết vấn đề lão hóa da tay này bằng các phương pháp điều trị mới.

Tuy các dấu hiệu lão hóa da tay như đồi mồi và biến đổi sắc tố da thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 40 hoặc 50 nhưng nó cũng có thể sớm hơn nếu da tay liên tục tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ thích hợp. Và đến những năm 50 và 60 tuổi, mô dưới da tay bắt đầu nhão, lỏng lẻo làm cho các mạch máu và gân lộ rõ. Bài viết này sẽ cho giúp bạn biết thêm nhiều thông tin về chăm sóc da tay từ các liệu pháp tại nhà cho đến các công nghệ điều trị lão hóa da tay hiện đại, chuyên nghiệp bậc nhất.

Dùng kem dưỡng da tay

Theo các chuyên gia, để ngăn ngừa lão hóa da tay, bạn cần đến các sản phẩm chuyên dụng có tính dưỡng ẩm, chống lão hóa, có chứa các yếu tố tăng trưởng nguồn gốc từ thực vật như kem dưỡng ẩm và các loại kem chăm sóc da tay. Những loại kem này thúc đẩy sự hình thành collagen giúp tăng cường bảo vệ cho bàn tay khỏi các hư tổn. Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc da tay còn chứa axit glycolic hoặc chất chống ô-xy hóa cũng là một cách tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả phục hồi làn da hư tổn do nắng. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng việc thoa kem chăm sóc và bảo vệ da tay phải được thực hiện từ sớm trước khi tuổi già bắt đầu gõ cửa. Hydroquinone, tretinoin và retinoid là những chất có trong các sản phẩm dưỡng da tay tuy không thể làm da tay của bạn trở lại được như lúc trẻ nhưng hoàn toàn có thể cải thiện và ngăn chặn tình trạng lão hóa trầm trọng thêm.

Các phương pháp điều trị chuyên nghiệp

Trong số các phương pháp điều trị chuyên nghiệp, phương pháp tiêm chất làm đầy (tiêm filler) và công nghệ trị lão hóa bằng laser là hai phương pháp phổ biến nhất giúp mang lại vẻ đẹp cho da tay của bạn.

Tiêm filler

Bàn tay được bổ sung hoạt chất filler sẽ nhanh chóng trở lại tình trạng săn chắc, trẻ trung, mịn màng. Một mũi tiêm filler với liều lượng thích hợp vào mu bàn tay có thể giúp xóa mờ các nếp nhăn, cải thiện tình trạng chùng nhão trên da, làm đầy các rãnh nhăn và xóa dấu hiệu lão hóa trên đôi tay. Quy trình này có thể mất khoảng 20-30 phút và không cần gây mê. Hiệu quả xuất hiện ngay sau khi điều trị và kéo dài khoảng một năm, không để lại biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp chỉ xuất hiện bầm tím nhẹ. Tuy nhiên thận trọng trên những đối tượng có tiền sử dị ứng nặng hoặc có tiền sử sốc phản vệ.

Liệu pháp laser

Nếu bạn sợ kim tiêm thì tốt nhất nên lựa chọn liệu pháp tái tạo bề mặt da bằng laser. Không giống như các phương pháp điều trị laser trước đó để lại vết thương sâu và thời gian hồi phục lâu, một số công nghệ laser tiên tiến mới xuất hiện gần đây có thể điều trị da không đều màu, các đốm đồi mồi và cải thiện kết cấu da hiệu quả.

Công nghệ trị lão hóa da bằng Fractional CO2 Laser được sử dụng rộng rãi để trẻ hóa làn da chảy xệ, cải thiện làn da và xóa nếp nhăn bằng các tia cực kỳ nhỏ nhằm tác động sâu vào bên trong da nhưng không xâm phạm hay ảnh hưởng tới mô da xung quanh, kích thích sự phát triển nhanh chóng của tế bào da và lớp biểu bì. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp liên kết các tế bào mô da, loại bỏ những sắc tố độc hại trên làn da, làm cho màu sắc của da trở lại bình thường và trông trắng sáng hơn. Kết quả điều trị cho thấy, những đốm nâu lộ rõ hơn khoảng một tuần sau đó rồi đóng vảy, tróc ra và chuyển sang màu hồng. Đây là dấu hiệu cho thấy da đã bắt đầu lành. Bạn có thể cần trải qua điều trị từ một đến hai lần để có thể cải thiện các vấn đề sắc tố da. Tuy nhiên, có một tỉ lệ nhỏ có thể gặp biến chứng để lại sẹo.

Bạn biết đấy, việc chăm sóc vùng da tay không mấy khó khăn nhưng lại đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn. Nhưng cũng đừng vì thế mà bỏ bê đôi tay của mình mà hãy chăm sóc chúng ngay khi bạn vẫn còn trong độ tuổi 20 nhé.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • 5 mẹo phòng ngừa tình trạng da tay lão hóa sớm
  • Phương pháp chăm sóc da cho từng độ tuổi
  • Bí quyết chăm sóc da ban ngày và ban đêm

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Không để bản thân tái nghiện thuốc lá (giai đoạn 7)

(40)
Vấp ngã và tái nghiện thuốc lá là những điều chẳng ai mong muốn. Chúng vẫn diễn ra và quả thật, rất nhiều người trước khi dứt được cơn thèm thuốc ... [xem thêm]

Vì sao bệnh nhân cơ xương khớp lại cần cuốn Cẩm nang Giảm Đau?

(98)
Viêm khớp là một bệnh rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Thực tế, “viêm khớp” không phải là tên gọi của một căn bệnh duy nhất mà ... [xem thêm]

Tập cho con mang giày không quá khó

(66)
Bạn đang gặp rắc rối trong việc tập cho con mang giày? Tuy nhiên, việc làm này là cần thiết vì mang giày giúp bảo vệ đôi chân cho con. Muốn việc tập cho con ... [xem thêm]

Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

(73)
Cơ thể các bé sơ sinh rất yếu ớt, đặc biệt là não và hộp sọ. Hộp sọ của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, không cứng cáp và hợp nhất như của ... [xem thêm]

Yếu tố thể chất và tinh thần trong việc gây ra các cơn đau

(96)
Các cơn đau hằng ngày không chỉ đơn thuần do cơ chế vận động của cơ thể mà còn do các yếu tố tinh thần gây ra nữa. Nếu thấy lạ, bạn hãy đọc bài ... [xem thêm]

Kinh ngạc với khả năng nhận thức của trẻ sơ sinh

(78)
Nghiên cứu về khả năng nhận thức của em bé khi được cha mẹ trò chuyện được tiến hành bởi hai nhà tâm lý học đến từ Đại học New York và Đại học ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị nhược thị cho bé yêu

(45)
Khi bị nhược thị, bé sẽ rất khó khăn trong việc quan sát mọi vật. Có cách nào để điều trị dứt điểm căn bệnh này cho con?Bạn đang băn khoăn không biết ... [xem thêm]

11 điều bạn nên biết về bệnh máu khó đông

(91)
Bệnh máu khó đông không chỉ khiến bạn khó cầm máu khi bị thương mà còn có thể gây ảnh hưởng tới các khớp và đôi khi gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN