Kinh ngạc với khả năng nhận thức của trẻ sơ sinh

(3.66) - 78 đánh giá

Nghiên cứu về khả năng nhận thức của em bé khi được cha mẹ trò chuyện được tiến hành bởi hai nhà tâm lý học đến từ Đại học New York và Đại học Northwestern tại Mỹ. Nghiên cứu là cái nhìn tổng quan tường thuật lại việc sự lựa chọn các bằng chứng liên quan đến tác động của việc tiếp xúc và nói chuyện với bé ảnh hưởng như thế nào đến khả năng nói của bé trong những năm đầu đời. Các nhà tâm lý cho rằng tiếp xúc và nói chuyện với bé không chỉ phát triển tốt các kỹ năng nói và ngôn ngữ, mà còn tác động đến khả năng nhận thức và năng lực cảm xúc xã hội của bé.

Nói chuyện với trẻ sơ sinh giúp phát triển khả năng nhận thức của bé như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho rằng từ lâu người ta thường nghĩ việc cho em bé nghe được giọng nói chủ yếu có lợi cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên, những bằng chứng mới cho thấy rằng lợi ích của hành động này còn nhiều hơn cả chỉ phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Các nhà tâm lý học cho rằng, từ những tháng đầu đời của bé, lắng nghe tiếng nói đã thúc đẩy quá trình phát triển nhận thức cơ bản của trẻ, bao gồm:

  • Học tập bằng cách bắt chước là khả năng bắt chước hình ảnh và lời nói, chẳng hạn như “ma-ma-ma”;
  • Hình thành khả năng phân loại các đối tượng là khả năng cho các đối tượng khác vào danh mục các sự vật tương đồng nhau, chẳng hạn như có thể phân biệt sự khác nhau giữa một chiếc xe màu trắng và một con gà màu trắng;
  • Nhận ra người đang nói chuyện với bé;
  • Tiếp thu thêm các kiến thức về tương tác xã hội;
  • Phát triển nhận thức xã hội như khả năng để giải thích, nhận ra và phản ứng một cách phù hợp với cảm xúc và tình cảm của người khác.

Các tác giả cũng nhấn mạnh rằng tiếng nói của con người đặc biệt có lợi cho quá trình phát triển của bé hơn so với các âm thanh khác, chẳng hạn như tiếng cười hoặc hắt hơi. Các nhà tâm lý học cho rằng các tế bào thần kinh phản ứng theo nhiều cách khác nhau với tiếng nói của con người so với các âm thanh khác, và tiếng nói kích hoạt một số khu vực nhất định trên não bộ như thế nào. Các nhà nghiên cứu sau đó đã đi sâu hơn vào các mô hình phức tạp hơn về cách mà trẻ học các quy tắc và các đặc điểm ngôn ngữ khó hơn khi chúng lớn, chẳng hạn như nhận ra trình tự lặp đi lặp lại các âm tiết khác nhau.

Các tác giả hiện tại đang nghiên cứu một số thí nghiệm nhằm mục đích phát hiện ra các cơ chế giúp em bé phân loại các đối tượng khác nhau. Trẻ trong độ tuổi từ ba đến 12 tháng tuổi được cho xem các đối tượng khác nhau (chẳng hạn như nhiều loại động vật khác nhau) và được chia theo hai nhóm, một nhóm xem hình ảnh kèm với việc lắng nghe tiếng nói của con người và một nhóm còn lại nghe âm thanh của các loại vật đó. Kết quả của thí nghiệm cho thấy những trẻ lắng nghe tiếng nói của người khác có khả năng phân loại đối tượng tốt hơn so với những bé được xem hình ảnh và chỉ nghe kèm với âm thanh của các con vật.

Nghiên cứu này còn phân tích cơ chế cho phép trẻ sơ sinh xác định được “các đối tác giao tiếp tiềm năng”. Trẻ phát triển nhận thức để đối xử với con người và sự vật khác nhau (ví dụ như mỉm cười và tạo ra âm thanh khi gặp người khác). Trẻ cũng phát triển nhận thức rằng tiếng nói sẽ truyền tải thông tin và ý định của người nói, ngay cả khi bé không thể hiểu được những thông điệp đó là gì.

Những kết luận bất ngờ từ nghiên cứu

Các tác giả kết luận: “Trước khi trẻ bắt đầu tập nói, trẻ có thể nghe được giọng nói của người khác. Chúng tôi cho rằng ngay cả trước khi trẻ có thể hiểu được ý nghĩa của những lời nói xung quanh, lắng nghe tiếng nói của người khác làm thay đổi năng lực nhận thức cốt lõi của trẻ. Khi bắt đầu lắng nghe người khác nói chuyện, một cách ngẫu nhiên trẻ hình thành một cơ chế tự học tự nhiên về các đối tượng, các sự kiện và con người trong thế giới của trẻ”.

Các tác giả nghiên cứu cũng cho rằng cần tiến hành nhiều nghiên cứu thêm liên quan đến vấn đề các phạm trù khác của quá trình nhận thức và năng lực xã hội có hay không có bị tác động bởi tiếng nói của con người, và các cơ chế ẩn dấu dưới những quá trình ảnh hưởng này.

Dù vậy, đây là một nghiên cứu thú vị, đi ngược lại niềm tin cố hữu rằng nói chuyện với trẻ sơ sinh chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tập nói. Các kết quả của nghiên cứu đã trình bày những bằng chứng mới, cho thấy những lợi ích của việc nói chuyện với bé có thể vượt xa hơn thế. Các nhà nghiên cứu cho rằng nói chuyện với em bé có thể giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức, chẳng hạn như các bài kiểm tra nhận thức đi kèm với giọng nói của con người giúp trẻ phân loại các đối tượng tốt hơn. Bên cạnh đó, nói chuyện với bé có thể giúp nâng cao năng lực xã hội của trẻ, chẳng hạn như nhận ra người đang nói chuyện với bé, nhận thức ra lời nói của người khác và cách giọng nói truyền tải những suy nghĩ và ý định của người nói.

Việc thường xuyên nói chuyện với em bé rất có lợi, việc này giúp bé phát triển nhận thức về giọng nói và tăng cường mối liên kết giữa bạn và con. Cũng có bằng chứng rằng cho rằng các em bé sinh ra trong môi trường “có ít tiếng nói”, tức là em bé không được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ nói, có thể làm chậm quá trình phát triển của bé. Do đó, hãy ôm bé và nói chuyện với bé thường xuyên, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên trước khả năng “thấu hiểu” của con đấy!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tăng cân không có chủ đích

(31)
Tìm hiểu chungTăng cân không có chủ đích là tình trạng gì?Tăng cân không có chủ đích xảy ra khi bạn tăng cân mà không tăng lượng tiêu thụ thức ăn hoặc ... [xem thêm]

10 cơn đau mà phụ nữ mang thai cần biết cách xử lý

(53)
Trong suốt hành trình chín tháng mười ngày, bên trong cơ thể người mẹ chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi đáng kể, đôi khi những thay đổi này có thể biểu ... [xem thêm]

Khi biết ba mẹ mắc đái tháo đường, bạn nên làm gì để giảm nguy cơ cho mình?

(98)
Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến hiện nay. Tìm hiểu rõ những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường giúp ... [xem thêm]

Tìm hiểu 7 công dụng sức khỏe tuyệt vời của củ dền

(90)
Củ dền đã trở nên quá quen thuộc với các bà nội trợ và được xem như thực phẩm hàng đầu cho món canh trong bữa cơm mọi gia đình. Với giá trị dinh ... [xem thêm]

Mẹ bị viêm họng khi cho con bú phải làm sao?

(22)
Mẹ bị viêm họng khi cho con bú cần cẩn thận trong việc dùng thuốc. Nguyên do là việc sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất ... [xem thêm]

Sâm Angela Gold: Sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ

(72)
Phụ nữ luôn là biểu tượng của vẻ đẹp về cả tâm hồn lẫn ngoại hình. Không một người phụ nữ nào lại không muốn mình được trẻ mãi theo thời gian ... [xem thêm]

Ráy tai – có nên lấy thường xuyên?

(46)
Hầu như người Việt luôn có thói quen làm vệ sinh tai của mình hằng tuần, thậm chí là hằng ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu cho rằng chúng ta không nên lấy ráy tai ... [xem thêm]

Làm thế nào để đối phó với căng thẳng ở độ tuổi thiếu niên?

(26)
Căng thẳng (stress) là gì? Căng thẳng là những gì bạn cảm nhận khi phải đương đầu với áp lực, từ thế giới bên ngoài (trường học, công việc, các hoạt ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN