Yếu tố thể chất và tinh thần trong việc gây ra các cơn đau

(4.35) - 96 đánh giá

Các cơn đau hằng ngày không chỉ đơn thuần do cơ chế vận động của cơ thể mà còn do các yếu tố tinh thần gây ra nữa. Nếu thấy lạ, bạn hãy đọc bài viết sau để hiểu hơn.

Đối với các vận động viên hay huấn luyện viên, những cơn đau nhức chỉ là chuyện bình thường và họ xem đó là cơ chế vận động của cơ thể (cơ học). Mặc dù tư thế và các hình thức vận động cũng rất quan trọng, chúng vẫn chẳng là gì so với những rắc rối muôn mặt do những cơn đau gây ra. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.

Ngoài các vấn đề liên quan đến cơ thể hay vấn đề về cơ bắp, các yếu tố tâm lý xã hội cũng có thể dẫn đến những cơn đau. Có nhiều bằng chứng cho thấy nguyên nhân dẫn đến những cơn đau không chỉ dừng lại ở những hoạt động thể chất hằng ngày mà những thói quen về mặt tinh thần cũng có thể gây đau nhức tương tự.

Bài viết này sẽ chỉ ra những nguyên nhân thường gặp khiến các cơn đau gia tăng, đồng thời cung cấp những mẹo nhỏ giúp bạn khắc phục tình trạng này để có cuộc sống khỏe mạnh.

Khi cơn đau không diễn ra một cách máy móc

Sự chuyển động bắt đầu hình thành từ trong suy nghĩ. Khi bạn muốn làm điều gì đó, bạn sẽ bắt đầu nghĩ cách để đạt được điều đó và hình dung xem nó sẽ diễn biến như thế nào trước tiên. Nhiều người trong chúng ta đã từng trải nghiệm những lợi ích từ những phương pháp về mặt tinh thần như sự liên tưởng hay thái độ sống tích cực. Tuy nhiên, mọi thứ đều mang tính 2 mặt. Ví dụ như nghĩ đến việc vò nát bảng điểm cá nhân giúp bạn cảm thấy khá hơn, nhưng hình dung đến những rắc rối khi bảng điểm đã bị rách lại khiến bạn cảm thấy tồi tệ.

Các chuyên gia về thể hình và vận động thường tìm ra các rối loạn về mặt cơ học trước để từ đó xác định nguyên nhân gây ra các cơn đau. Dẫu biết rằng những cơn đau thường rất phức tạp, nhưng chúng vẫn nên dựa trên nền tảng cơ học.

Nếu cơn đau chỉ xuất hiện khi bạn di chuyển, hay khi lặp lại các tư thế giống nhau,… thì khi đó nguyên nhân gây ra cơn đau chắc chắn nằm ở vấn đề về mặt cơ học. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ là, khi chúng ta không thể xác định được chính xác vị trí cơn đau nhức, lúc này cơn đau được chia thành 2 loại: cơn đau gây ra bởi tư thế và cơn đau không do tư thế gây ra. Ở phần 1, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các cơn đau do tư thế gây ra.

Cơn đau do các tư thế gây ra và đau dai dẳng trong một thời gian dài

Lý do đơn giản của các cơn đau dạng này là do viêm sưng mô hay những vết sẹo gây ra. Trên thực tế, các tác nhân gây ra cơn đau này phức tạp hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra cơn đau kéo dài có thể là do cơ chế bảo vệ được hình thành như cầu nối giữa những cảm giác thể chất với trạng thái tinh thần. Rất khó để điều trị được những cơn đau về mặt tinh thần, vì nó khác nhau tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân.

Đã bao giờ bạn bị thương nặng chưa? Sau lần thập tử nhất sinh ấy, bạn có cảm thấy sợ hãi mỗi khi nghĩ đến viễn cảnh hay những đối tượng khiến bạn bị thương không? Chính nỗi sợ hãi này sẽ khiến bạn không dám thử một lần nào nữa và càng nghĩ về nó, bạn càng cảm thấy sợ hãi và đau đớn hơn.

Ngoài ra, sau khi trải qua những thương tổn, các mô sẽ trở nên hết sức nhạy cảm. Khi gặp lại tình huống tương tự như lần trước, các mô trong cơ thể sẽ “tự nhớ lại” những giây phút trải qua đau đớn và mọi thứ lại bắt đầu trở nên tồi tệ. Khi các mô trong cơ thể bắt đầu “từ chối”, chúng sẽ “ngăn cản”, khiến bạn đau đớn, từ đó bạn không muốn lặp lại hành động đó một lần nào nữa. Cơ chế bảo vệ này rất phổ biến, nhất là khi bạn cảm thấy sợ bị thương hay bị đau.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 5 báo động về cơn đau nhức sau tập luyện
  • Bạn biết gì về tập thể dục cho tinh thần?
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Viêm màng não ở người lớn: 4 hệ cơ quan bị tác động nhiều nhất

(11)
Viêm màng não ở người lớn gây ra tình trạng sưng, viêm ở lớp màng bao quanh bộ não và tủy sống. Có 3 loại nhiễm trùng gây ra bệnh viêm màng não ở người ... [xem thêm]

Mãn dục nam giới

(56)
Tìm hiểu chungMãn dục nam giới là bệnh gì?Mãn dục nam giới hay “mãn kinh” ở nam, là tình trạng sụt giảm nồng độ testosterone ở nam giới khi họ già đi. Nam ... [xem thêm]

Ăn hải sản thế nào mới tốt cho sức khỏe?

(99)
Hải sản là nguồn thực phẩm vô cùng phong phú và giàu giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc chọn lựa và ăn hải sản không đúng cách có thể để ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu về các bệnh tự miễn thường gặp

(15)
Bệnh tự miễn là tình trạng hệ thống miễn dịch tự tấn công chính tế bào trong cơ thể do nhầm lẫn. Tìm hiểu về các bệnh tự miễn thường gặp sẽ giúp ... [xem thêm]

Mẹ bầu cần làm gì để tránh dị tật bẩm sinh cho con

(82)
Dị tật bẩm sinh là vấn đề xảy ra khi trẻ đang phát triển trong tử cung (trong dạ con). Các dị tật bẩm sinh có thể là nhỏ hoặc nghiêm trọng. Chúng có thể ... [xem thêm]

Tha thứ

(99)
Tha thứ: Thái độ của bạn ảnh hưởng lên sức khỏe Cho dù đó là một cuộc cãi vã đơn giản với bạn đời hay sự oán giận kéo dài đối với người thân, ... [xem thêm]

Bệnh tưa miệng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

(90)
Nuôi con bằng sữa mẹ là một việc luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho bé, trong đó tưa miệng là một ... [xem thêm]

Protein thực vật có tốt hơn protein động vật?

(70)
Protein thực vật và động vật đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách chọn loại protein phù hợp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN