Hedera helix

(4.49) - 21 đánh giá

Tên gốc: hedera helix

Tên biệt dược: Prospan®

Phân nhóm: các liệu pháp bổ trợ và thực phẩm chức năng

Tác dụng

Tác dụng của thuốc hedera helix là gì?

Hedera Helix được sử dụng cho các rối loạn về gan, lá lách và túi mật, cũng như co thắt cơ, bệnh gút, viêm phế quản mạn tính, bệnh lao phổi. Thuốc cũng được sử dụng để làm giảm sưng màng đường hô hấp và phá vỡ sự tắc nghẽn ở ngực (như là một thuốc long đờm). Một số người bôi hedera helix trực tiếp lên da bị bỏng, vết chai, nhiễm trùng dưới da (viêm mô tế bào), sưng, đau dây thần kinh, nhiễm ký sinh trùng, viêm loét, đau khớp (thấp khớp) và các tĩnh mạch bị sưng (viêm tĩnh mạch).

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc hedera helix cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ho, viêm phế quản

Viên nén: bạn dùng 50 mg 3-4 lần/ngày khi cần thiết.

Dạng siro (có chứa lá nho khô chiếm 0,7g/100 ml): bạn dùng 10-15 ml 3 lần/ngày khi cần thiết.

Dạng trà thuốc: bạn dùng 1 chén 3 lần/ngày (có chứa 0,3-0,8g thảo mộc)

Liều dùng thuốc hedera helix cho trẻ em là gi?

Đối với viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính ở trẻ em: bạn cho trẻ dùng 35 mg hedera helix lá khô chiết xuất 3 lần/ngày hoặc 14 mg 3 lần/ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc hedera helix như thế nào?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc hedera helix?

Hedera helix tươi có thể gây kích ứng da nhẹ. Nếu có dấu hiệu của phản ứng dị ứng xảy ra, chẳng hạn như phát ban, ngứa hoặc khó chịu dạ dày, bạn hãy ngừng sử dụng. Nếu dùng liều cao có thể gây buồn nôn và nôn do emetine chứa trong thuốc.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc hedera helix, bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc hedera helix trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc hedera helix có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc hedera helix có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến hedera helix?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản hedera helix như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc hedera helix có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc hedera helix có dạng viên uống và hàm lượng 136 mg.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Casalmux®

(99)
Tên gốc: carbocistein, salbutamol sulfateTên biệt dược: Casalmux®Phân nhóm: thuốc ho & cảmTác dụngTác dụng của thuốc Casalmux® là gì?Thuốc carbocistein là thuốc ... [xem thêm]

Cefobid® thuốc

(34)
Tên gốc: cefoperazonePhân nhóm: nhóm kháng sinh CephalosporinTên biệt dược: Cefobid®Tác dụngTác dụng của thuốc Cefobid® là gì?Cefobid® được chỉ định để điều ... [xem thêm]

Pamidronate

(87)
Tác dụngTác dụng của pamidronate là gì?Pamidronate được sử dụng để điều trị nồng độ canxi trong máu cao và các bệnh về xương (di căn xương/tổn thương) ... [xem thêm]

Thuốc Genestron®

(95)
Tên gốc: levonorgestrelTên biệt dược: Genestron®Phân nhóm: thuốc uống ngừa thaiTác dụngTác dụng của thuốc Genestron® là gì?Thuốc Genestron® thường được dùng ... [xem thêm]

Bảo Xuân là sản phẩm gì?

(66)
Hoạt chất trong Bảo Xuân: tinh chất mầm đậu nành, collagen tự nhiên, xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa…Phân nhóm: Thực phẩm chức năng và các ... [xem thêm]

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thống Phong có công dụng gì?

(26)
Tên hoạt chất: Cao trạch tả, cao nhọ nồi, cao ba kích, cao thổ phục linh, cao hạ khô thảo, cao nhàu, cao hoàng bá.Phân nhóm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe và các ... [xem thêm]

Tensiomin® 25mg

(56)
Tên gốc: captoprilTên thương hiệu: Tensiomin® 25mgPhân nhóm: thuốc ức chế men chuyển angiotensin/thuốc ức chế trực tiếp reninTác dụngTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Veybirol - Tyrothricine®

(49)
Tên gốc: tyrothricineTên biệt dược: Veybirol – Tyrothricine®Phân nhóm: thuốc dùng trong viêm & loét miệngTác dụngTác dụng của thuốc Veybirol – Tyrothricine® là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN