Không nhớ được tên người mới gặp, có thể bạn đang mắc bệnh Alzheimer

(3.57) - 100 đánh giá

Bệnh Alzheimer là một căn bệnh gồm nhiều giai đoạn phát triển có thể tổn thương đến trí nhớ và các chức năng tâm thần quan trọng khác của trí não.

Hãy thử tưởng tượng một ngày, bạn không thể nhớ ra người thân mình là ai, không thể nhớ được đường về nhà và rất khó để giao tiếp với người khác, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Cảm giác của bạn lúc này thực sự rất tệ phải không? Nhưng thực tế cứ 8 người trên 65 tuổi thì có 1 người rơi vào tình trạng như vậy. Căn bệnh này mang tên bệnh Alzheimer.

Bệnh Alzheimer là gì?

Alzheimer là một căn bệnh sẽ “cướp đoạt” đi ký ức của bạn về những người bạn đã gặp trong cuộc đời. Giai đoạn đầu phát bệnh, người bệnh sẽ khó nhớ được những sự kiện xảy ra gần đây mặc dù họ có thể dễ dàng nhớ lại những điều đã xảy ra cách đây nhiều năm.

Theo thời gian, các triệu chứng khác có thể xuất hiện, bao gồm:

  • Vấn đề về sự tập trung;
  • Trải qua thời gian khó khăn khi thực hiện các hoạt động vật lý bình thường;
  • Cảm thấy bối rối hoặc phiền lòng, đặc biệt là vào ban đêm;
  • Sự thay đổi tâm trạng thất thường – thường xuyên nổi giận, lo âu và trầm cảm;
  • Khó khăn trong việc xác định phương hướng và dễ đi lạc;
  • Các vấn đề về thể chất như thường mệt mỏi khi đi bộ hoặc sự phối hợp chức năng giữa các cơ kém;
  • Gặp vấn đề về giao tiếp.

Alzheimer là căn bệnh thường xảy ra đối với những người có độ tuổi trên 65. Những người bị bệnh Alzheimer có thể quên đi người thân của mình. Thậm chí họ cũng sẽ quên đi cách ăn mặc, ăn uống và đi vệ sinh. Bệnh này sẽ khiến mô não bắt đầu thoái hóa và phân hủy theo thời gian.

Một người mắc bệnh Alzheimer có thể sống trong vài năm hoặc vài thập kỷ. Tuy nhiên, trung bình thì một người mắc bệnh Alzheimer có thể sống trong khoảng 9 năm. Ước tính cứ 8 người trên độ tuổi 65 tuổi sẽ có 1 người mắc bệnh. Phụ nữ có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn nam giới.

Triệu chứng bệnh Alzheimer

Những người mắc bệnh Alzheimer thường là người cao tuổi nhưng căn bệnh này không phải là bệnh do lão hóa. Các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân tại sao một số người lại mắc bệnh này trong khi những người khác thì không. Nhưng họ biết rằng các triệu chứng của bệnh gây ra xuất phát từ hai loại tổn thương thần kinh chính bao gồm:

  • Các tế bào thần kinh bị rối, được gọi là hiện tượng rối dây thần kinh;
  • Các mảng tinh bột này là những tảng chất đạm bất thường được gọi là tinh bột beta.

Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh có thể do một loại protein trong máu gọi là ApoE (apolipoprotein E), mà cơ thể sử dụng để di chuyển cholesterol trong máu, gây ra. Có một vài loại ApoE liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn. Nó có thể gây nên sự hình thành các tổn thương cho não bộ. Một số nhà khoa học cho rằng nó đóng một vai trò trong việc xây dựng các mảng bám trong não của người mắc bệnh Alzheimer.

Các giai đoạn phát triển bệnh

Các giai đoạn bệnh không phải lúc nào cũng phát triển theo thứ tự và các triệu chứng có thể thay đổi rất đa dạng. Những thông tin sau đây bao gồm các hướng dẫn cơ bản giúp bạn lên kế hoạch để có thể tự chăm sóc cho bạn bè hoặc người thân nếu mắc phải bệnh này.

Giai đoạn 1: Hành vi vẫn bình thường

Ở giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer, người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào mà bạn có thể nhận thấy. Đây là tình trạng chỉ có thể nhận thấy bằng cách chụp quét não PET – một bài kiểm tra hình ảnh cho thấy não hoạt động như thế nào và cho biết liệu họ có bệnh Alzheimer hay không.

Khi bước vào 6 giai đoạn tiếp theo, bạn sẽ nhận thấy người bệnh Alzheimer bắt đầu có nhiều thay đổi hơn trong suy nghĩ và nhận thức của mình.

Giai đoạn 2: Hình thành những thay đổi nhỏ

Bạn vẫn có thể chưa nhận thấy bất cứ điều gì lạ lùng trong hành vi của người bệnh khi họ bị Alzheimer ở giai đoạn này, nhưng thật ra họ đã bắt đầu có những hành động khác biệt nhỏ và đây là những điều mà ngay cả bác sĩ cũng khó nhận ra. Họ có thể quên đi một vài từ ngữ hoặc nhầm lẫn vị trí của các đồ vật.

Những triệu chứng này cũng có thể không phải là bệnh Alzheimer mà chỉ đơn giản là sự thay đổi bình thường do tác động của bệnh lão hóa.

Giai đoạn 3: Suy giảm trí nhớ dạng nhẹ

Vào giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi trong suy nghĩ và nhận thức của người bệnh, chẳng hạn như:

  • Quên đi một cuốn sách hoặc tờ báo mà họ vừa đọc;
  • Hỏi lặp lại cùng một câu hỏi nhiều lần;
  • Gặp rắc rối khi lập kế hoạch hoặc tổ chức;
  • Không nhớ tên những người mới gặp.

Bạn có thể giúp đỡ bằng cách trở thành “trí nhớ” của họ. Bạn cũng có thể đề nghị người bệnh giảm căng thẳng bằng cách nghỉ việc để thư giãn và giúp người bệnh quản lý và sắp xếp tài chính.

Giai đoạn 4: Suy giảm trí nhớ tương đối

Các vấn đề về suy nghĩ và nhận thức mà bạn nhận thấy trong giai đoạn 3 sẽ trở nên rõ ràng hơn trong giai đoạn 4 và đồng thời có thêm sự xuất hiện các vấn đề mới: Quên đi các chi tiết về bản thân;

  • Có vấn đề trong việc không phân biệt được ngày tháng và tiền bạc;
  • Quên mất hiện giờ là tháng hoặc mùa nào;
  • Có vấn đề về nấu ăn hoặc thậm chí không có khả năng gọi món trong thực đơn.

Bạn có thể giúp đỡ bằng cách làm những việc lặt vặt hàng ngày và lái xe đưa đón để đảm bảo an toàn cho người bệnh Alzheimer.

Giai đoạn 5: Suy giảm trí nhớ tương đối nghiêm trọng

Người bệnh có thể bắt đầu mất đi sự minh mẫn về không gian và thời gian như họ đang ở đâu hoặc bây giờ là mấy giờ. Họ có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ địa chỉ, số điện thoại của chính mình hay con đường họ đi làm hằng ngày. Họ cũng có thể bối rối vì không phân biệt được rằng loại quần áo nào sẽ mặc vào mùa nào.

Bạn có thể giúp đỡ họ bằng cách đặt sẵn quần áo của họ trên bàn vào buổi sáng. Điều này có thể giúp họ tự mặc đồ và mang lại cho họ cảm giác độc lập.

Nếu họ thường lặp lại cùng một câu hỏi, hãy trả lời bằng một giọng nói rõ ràng và chắc chắn để họ cảm thấy yên tâm. Họ có thể đặt câu hỏi chỉ để nghe câu trả lời vì họ chỉ muốn biết rằng bạn có ở bên cạnh hay không.

Ngay cả khi người bệnh không nhớ một cách đầy đủ các sự kiện và chi tiết, họ vẫn có thể kể lại câu chuyện một cách khái quát. Bạn hãy khuyến khích họ sử dụng trí tưởng tượng vào những thời điểm đó.

Giai đoạn 6: Trí nhớ suy giảm nghiêm trọng

Khi bệnh Alzheimer tiến đến giai đoạn này, người thân yêu của bạn có thể nhận ra khuôn mặt bạn nhưng sẽ bắt đầu quên bạn tên gì. Họ cũng có thể bắt đầu nhầm lẫn người này với người khác, ví dụ như nghĩ rằng vợ mình là mẹ của mình. Những ảo tưởng cũng có thể xuất hiện. Ví dụ điển hình như người bệnh nghĩ rằng họ cần phải đi làm ngay cả khi đã không còn việc làm nữa.

Ngoài ra, người bệnh Alzheimer cần sự giúp đỡ trong vấn đề đi vệ sinh. Điều này có thể khá khó để nói rõ ràng, nhưng nếu để ý, bạn sẽ nhận ra.

Nhiều người mắc bệnh Alzheimer rất thích nghe nhạc, nghe người khác đọc sách cho hoặc xem lại các bức ảnh cũ.

Giai đoạn 7: Trí nhớ suy giảm cực kỳ nghiêm trọng

Trong giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, nhiều khả năng cơ bản của con người như ăn uống, đi bộ, và ngồi dậy đều trở nên suy thoái. Bạn có thể giúp đỡ người bệnh bằng cách bón cho họ thức ăn dễ nuốt, mềm, giúp họ sử dụng muỗng và đảm bảo họ được cho uống đủ nước. Điều này là rất quan trọng vì nhiều người bệnh ở giai đoạn này không thể nhận thức hoặc nói được khi nào họ cảm thấy khát.

Người bệnh Alzheimer sẽ đánh mất nhiều chức năng sinh hoạt về mặt thể chất cũng như gây suy thoái não bộ về mặt tinh thần. Họ sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống hằng ngày, do đó việc biết thêm nhiều thông tin sẽ giúp bạn có thể hỗ trị người bệnh phần nào. Mong rằng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin cần thiết nhé.

Bật mí 6 sự thật về bệnh Alzheimer

Chỉ có những người lớn tuổi mới mắc bệnh Alzheimer

Hầu hết chúng ta đều nghĩ Alzheimer chỉ gặp ở những người tuổi 65 trở lên nhưng thật ra bệnh cũng có thể gặp ở bệnh nhân trẻ hơn. Khoảng 5% người bệnh có các triệu chứng ở độ tuổi 30, 40 hoặc 50. Đây được gọi là bệnh Alzheimer khởi phát sớm.

Bệnh Alzheimer khởi phát sớm có thể là do di truyền. Các nhà khoa học cho rằng bệnh có liên quan đến những thay đổi ở 1 trong 3 gen hiếm di truyền từ cha mẹ.

Các triệu chứng của Alzheimer là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa

Nhiều người cho rằng khi có tuổi, suy giảm trí nhớ là một phần bình thường của quá trình lão hóa. Tuy nhiên triệu chứng do ảnh hưởng của bệnh Alzheimer hoàn toàn khác với suy giảm trí nhớ thông thường và sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như làm người bệnh mất phương hướng.

Việc quên mất chỗ hay để chìa khóa là bình thường khi con người ta bắt đầu có tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn không nhớ nổi đường đi tới một địa chỉ đã quen thuộc hoặc lú lẫn về thời gian lại là một mức độ đáng báo động hơn.

Khác với chứng mất trí nhớ nhẹ xảy ra khi lão hóa, bệnh Alzheimer khiến trí nhớ giảm sút trầm trọng nhanh chóng. Khi bệnh nặng dần, người bệnh có thể mất hoàn toàn nhận thức, mất khả năng suy nghĩ, ăn uống và thậm chí là nói chuyện.

Bệnh Alzheimer không gây tử vong

Ngược lại, Alzheimer là bệnh gây tử vong đứng hàng thứ 6. Ước tính người bệnh chỉ sống được 8 – 10 năm sau khi chẩn đoán.

Người bệnh có thể quên ăn, quên uống, khó nuốt, dẫn tới sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Nhiều người bệnh còn gặp phải vấn đề về hô hấp, có nguy cơ dẫn tới viêm phổi – một căn bệnh đe dọa tính mạng.

Ngoài ra, hành vi quên mất đường về nhà, đi lang thang vô định ở người bệnh Alzheimer cũng có thể khiến họ rơi vào các tình huống nguy hiểm dẫn tới tử vong.

Bệnh có phương pháp điều trị

Hiện nay, bệnh Alzheimer được điều trị bằng rất nhiều phương pháp nhưng hiệu quả điều trị vẫn rất hạn chế, không có thuốc nào có thể điều trị khỏi bệnh, khiến cho tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.

Những thuốc được phê chuẩn để điều trị bệnh Alzheimer là: donepezil (Aricept), galantamine (Razadyne), memantine (Namenda), rivastigmine (Exelone) và tacrine (Cognex). Những loại thuốc này có thể giúp giải quyết một số vấn đề liên quan đến tư duy, trí nhớ, kỹ năng ngôn ngữ và hành vi. Thế nhưng chúng không hiệu quả với tất cả mọi người và các tác dụng cũng chỉ mang tính ngắn hạn.

Nhôm, tiêm phòng cúm, chất hàn bạc hoặc aspartame là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer

Bạn có thể đã từng nghe rằng nấu ăn bằng chảo nhôm hoặc uống nước từ lon nhôm có thể khiến bạn bị Alzheimer. Nhưng thật ra thì không có bằng chứng khoa học chứng minh điều đó.

Một số người cũng nghĩ rằng chất tạo ngọt nhân tạo aspartame cũng gây ra bệnh Alzheimer, tuy nhiên điều này không có cơ sở khoa học. Chất làm ngọt là sự kết hợp của hai thành phần protein có tên aspartic axit và phenylalanine cộng với 10% methanol có trong các loại trái cây, rau quả, và các loại thực phẩm thực vật khác.

Bên cạnh đó, một số người nghĩ rằng chất hàn răng bằng bạc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một quan niệm sai lầm khác là tiêm phòng cúm sẽ gây ra bệnh Alzheimer. Nghiên cứu cho thấy tiêm chủng ngược lại có thể làm giảm nguy cơ măc bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Các chuyên gia hiện nay đều chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh Alzheimer. Nó có thể do sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ như gene, môi trường, lối sống. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa bệnh Alzheimer và các bệnh tiểu đường và

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ đơn thân: 5 lời khuyên nuôi dạy con nên người

(64)
Làm mẹ đơn thân là ngã rẽ cuộc đời mà người phụ nữ đành phải đi qua. Quyết định chia tay người cha của đứa bé vốn đã là một việc khó khăn, nuôi ... [xem thêm]

Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không?

(74)
Cơm là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không vẫn còn đang là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.Tiểu ... [xem thêm]

Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới: Khởi đầu của chuyện chăn gối nguội lạnh

(60)
Chứng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới có thể khiến chuyện chăn gối trở nên nguội lạnh hơn khi các đấng mày râu cảm thấy thiếu tự tin hoặc ... [xem thêm]

9 lợi ích sức khỏe từ đậu nành Nhật bạn có thể chưa biết

(12)
Bạn có thể thấy các siêu thị hay cửa hàng bày bán loại đậu nành Nhật với thông tin nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy đậu nành Nhật ... [xem thêm]

Rối loạn cương dương

(80)
Tìm hiểu chung về rối loạn cương dươngBệnh rối loạn cương dương là bệnh gì?Rối loạn cương dương (liệt dương) là tình trạng dương vật không đủ khả ... [xem thêm]

Bắt đầu tập thể dục như thế nào?

(37)
Nên chọn loại hình thể dục như thế nào? Tốt nhất nên chọn các bài tập làm tăng nhịp tim và sử dụng những cơ bắp lớn (chẳng hạn như các cơ bắp ở ... [xem thêm]

7 bí quyết dễ thụ thai bạn nên biết

(27)
Làm thế nào để có con là nỗi băn khoăn của nhiều cặp đôi khi đã mất đến vài tháng, thậm chí là lâu hơn mà vẫn chưa thể thụ thai. Vậy liệu có bí ... [xem thêm]

Bạn biết gì về điều trị ung thư gan theo từng giai đoạn?

(56)
Tùy vào tình trạng khối u cũng như sức khỏe của bạn, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị ung thư gan tốt và phù hợp nhất theo từng giai đoạn.Sau khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN