Quá trình cấy ghép tế bào gốc tạo máu và tủy

(3.62) - 61 đánh giá

Cấy ghép tế bào gốc hay còn gọi là ghép tủy là quá trình thay thế các tế bào máu gốc bất thường của một người bằng những tế bào máu gốc khỏe mạnh từ người khác (người hiến tặng). Phẫu thuật này cho phép người nhận có tế bào máu gốc mới có thể tạo máu hiệu quả hơn.

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu và ghép tủy gồm có ba giai đoạn: chuẩn bị, ghép và hồi phục.

Những thủ thuật, xét nghiệm nào cần thiết trong bước chuẩn bị?

Bạn sẽ được khám và xét nghiệm ở bệnh viện một vài ngày trước khi cấy ghép. Trong quá trình nằm viện, bác sĩ sẽ đặt một cái ống vào tĩnh mạch lớn ở ngực của bạn. Ống này được gọi là catheter tĩnh mạch trung ương. Nó cho phép bác sĩ dễ dàng truyền dịch hoặc lấy máu để xét nghiệm.

Các bác sĩ sẽ sử dụng đường tĩnh mạch trung tâm để cung cấp chất lỏng, thuốc men, các sản phẩm máu cho bạn và cũng dùng thu thập các mẫu máu để xét nghiệm. Các ống này sẽ được đặt trong người bạn ít nhất 6 tháng sau khi cấy ghép.

Để giúp cơ thể bạn chuẩn bị cấy ghép, bác sĩ sẽ cho bạn liều hóa trị cao và có thể là xạ trị. Phương pháp điều trị này sẽ giúp phá hủy các tế bào gốc bị hư hỏng trong tủy xương. Nó cũng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể để không tấn công các tế bào gốc mới sau khi ghép. Một số người có thể thực hiện nhiều hơn một chu kỳ hóa trị trước khi cấy ghép.

Liều hóa trị và xạ trị cao có thể gây tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn (cảm giác khó chịu ở bụng), nôn mửa, tiêu chảy và mệt mỏi. Bác sĩ có thể cho thuốc để làm giảm các triệu chứng này. Ở những bệnh nhân lớn tuổi hoặc những người có sức khỏe kém, các bác sĩ có thể chọn điều trị “giảm cường độ” bằng cách dùng liều hóa trị hay xạ trị thấp hơn.

Bên cạnh đó, hệ thống miễn dịch sẽ rất yếu sau khi điều trị bệnh, và bạn có thể dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn có thể sẽ được sắp xếp ở trong phòng bệnh sạch sẽ, có bộ phận lọc không khí để ngăn ngừa nhiễm trùng. Các bác sĩ, y tá và người đến thăm phải rửa tay cẩn thận và thực hiện các thủ tục đảm bảo an toàn vệ sinh để không gây nhiễm trùng cho bạn. Ví dụ, họ phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bạn.

Việc chuẩn bị trước khi cấy ghép tế bào gốc tạo máu có thể mất đến 10 ngày. Thời gian phụ thuộc vào tình hình sức khỏe nói chung của bạn và bạn có cần hóa trị hoặc xạ trị không.

Bước cấy ghép tế bào gốc tạo máu và tủy sẽ diễn ra như thế nào?

Thủ thuật cấy ghép tế bào gốc giống như truyền máu. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ đưa tế bào gốc vào máu bạn qua đường tĩnh mạch trung tâm. Một khi các tế bào gốc vào trong cơ thể, nó sẽ đi đến tủy xương và bắt đầu tạo ra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu mới.

Bạn sẽ hoàn toàn tỉnh táo trong khi cấy ghép. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc an thần để giúp bạn giữ bình tĩnh và thoải mái trong quá trình thực hiện thủ thuật. Bác sĩ và y tá sẽ kiểm tra huyết áp, nhịp thở, mạch và theo dõi các dấu hiệu sốt hoặc ớn lạnh. Tác dụng phụ của cấy ghép có thể bao gồm đau đầu hoặc buồn nôn, nhưng cũng có thể không có tác dụng phụ.

Quá trình cấy ghép sẽ mất nhiều hơn một giờ, bao gồm thời gian để chuẩn bị phẫu thuật, cấy ghép và kiểm tra sau phẫu thuật.

Bạn cần lưu ý những vấn đề gì về phục hồi sau phẫu thuật?

Bạn sẽ ở lại bệnh viện trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi cấy ghép tế bào gốc. Trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, nồng độ tế bào máu sẽ giảm liên tục. Đó là do hóa trị hoặc xạ trị trước khi cấy ghép. Bác sĩ sẽ kiểm tra máu 7–10 ngày sau khi cấy ghép để xem liệu các tế bào máu mới đã bắt đầu phát triển chưa. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng máu mỗi ngày để theo dõi tiến độ của bạn.

Bạn sẽ ở lại bệnh viện cho đến khi hệ thống miễn dịch phục hồi và các bác sĩ chắc chắn ca cấy của bạn thành công. Trong suốt thời gian trong bệnh viện, bác sĩ và y tá sẽ quan sát cẩn thận tác dụng phụ do hóa trị liệu và xạ, nhiễm trùng, bệnh mảng ghép chống lại ký chủ và suy mảnh ghép. Ngoài ra, việc có người thân bên cạnh hỗ trợ cho bạn trong thời gian nằm viện là một điều rất tốt và sẽ giúp bạn hồi phục nhanh chóng hơn.

Tác dụng phụ từ hóa trị hoặc xạ trị

Các hóa trị và có thể xạ trị trước khi cấy ghép tế bào gốc đều có tác dụng phụ. Những tác dụng phụ có thể bắt đầu xuất hiện một vài ngày sau khi cấy ghép. Một số tác dụng phụ gây đau đớn hoặc khó chịu, trong khi một số khác rất nghiêm trọng.

Các tác dụng phụ bao gồm:

  • Lở loét đau đớn trong miệng
  • Buồn nôn, tiêu chảy và đau bụng
  • Phát ban
  • Rụng tóc
  • Tổn thương gan, xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân chuẩn bị cấy ghép
  • Bệnh viêm phổi mô kẽ. Đây là loại viêm phổi ảnh hưởng đến các mô nhất định trong phổi, ảnh hưởng khoảng 5% bệnh nhân chuẩn bị cấy ghép.

Bác sĩ sẽ sử dụng nước súc miệng, thuốc men và các phương pháp khác để điều trị các tác dụng phụ. Một số tự biến mất khi tế bào máu bắt đầu phát triển và hệ thống miễn dịch hồi phục.

Nhiễm trùng

Bạn có thể dễ bị nhiễm trùng sau khi cấy ghép, do hệ thống miễn dịch còn yếu. Nhiễm trùng có thể nghiêm trọng và do các nguyên nhân như:

  • Vi khuẩn, như vi khuẩn trong miệng hoặc xung quanh đường truyền tĩnh mạch trung tâm
  • Virus, chẳng hạn như herpes hoặc cytomegalovirus
  • Nấm hoặc nấm men, như nấm Candida.

Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bạn sẽ ở trong một phòng riêng. Không khí sẽ được lọc để ngăn vi trùng thâm nhập. Bác sĩ, y tá và những người đến thăm sẽ đeo khẩu trang và rửa tay cẩn thận. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc chống nhiễm trùng, thậm chí khi bạn không bị nhiễm trùng.

Bạn cũng có thể thực hiện các bước ngăn ngừa nhiễm trùng như:

  • Vệ sinh cá nhân, tắm rửa hàng ngày
  • Cẩn thận làm sạch răng và nướu răng
  • Làm sạch các khu vực đường trung tâm trong cơ thể của bạn
  • Tránh các loại thực phẩm có vi khuẩn có hại, như trái cây tươi và rau quả.

Bệnh mảng ghép chống lại ký chủ và suy ghép

Tế bào gốc cấy ghép có thể tấn công cơ thể của bạn, gọi là bệnh mảng ghép chống lại ký chủ (GVHD). Hệ thống miễn dịch cũng có thể tấn công các tế bào gốc cấy ghép gọi là suy mảnh ghép.

GVHD và suy ghép có thể nhẹ hoặc thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Bệnh có thể xảy ra ngay sau khi cấy ghép, hoặc phát triển dần dần theo tháng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dạy con 9 thói quen tốt có lợi cho sức khỏe ngay từ bây giờ

(86)
Việc dạy con thói quen tốt, có lợi cho sức khỏe rất cần thiết trong cuộc sống của con. Bạn nên hướng dẫn 9 thói quen tốt sau đây từ khi con chập chững ... [xem thêm]

Làm thế nào quản lý triệu chứng cảm giác của đa xơ cứng hiệu quả?

(28)
Các triệu chứng cảm giác của đa xơ cứng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Hiểu rõ các dạng triệu chứng và cách quản lý chúng sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

Bố mẹ làm gì khi trẻ bị hen suyễn?

(68)
Khi trẻ bị hen suyễn lên cơn, khí quản sẽ bị sưng đỏ, tiết dịch nhầy và phế quản co thắt lại làm thu hẹp ống dẫn khí. Điều này khiến bé gặp tình ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp tiết kiệm chi phí mua thực phẩm

(71)
Làm thế nào để mua được nhiều thức ăn nhất trong khoản ngân sách cho phép có lẽ luôn là băn khoăn của nhiều bà nội trợ. Đừng quá lo lắng! Các chị em ... [xem thêm]

Những ngộ nhận về corticosteroid trong viêm da dị ứng

(18)
Ngộ nhận 1: Không nên dùng corticosteroid dạng bôi tại chỗ ở vùng da nứt nẻ, có vết thương hở hoặc da viêm chảy nước Corticosteroid dạng bôi tại chỗ có ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng chưa?

(95)
Lần đầu tiên làm mẹ, ắt hẳn bạn sẽ rất bối rối không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh thế nào cho đúng. Bạn có thể hơi hoang mang khi có quá nhiều thứ ... [xem thêm]

Viêm tai giữa ở trẻ: Những điều cần biết

(51)
Viêm tai giữa thường xảy ra do sưng ở một hoặc cả hai ống eustachian (nối tai giữa với mặt sau của cổ họng). Các ống này đóng vai trò dẫn chất nhầy ... [xem thêm]

Sự lây lan của bệnh sởi và cách để tự bảo vệ mình

(49)
Sởi là căn bệnh do virus đường hô hấp gây ra. Bệnh hầu như không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có trường hợp người bệnh sởi bị biến chứng và tử vong. Trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN