Cách nặn mụn đầu đen tại nhà không gây sẹo

(4.41) - 22 đánh giá

Mụn đầu đen hình thành do bụi bẩn và dầu nhờn mắc kẹt trong lỗ chân lông, khiến chúng bị tắc nghẽn. Khi nhìn thấy một nốt mụn đầu đen, bạn sẽ muốn nặn chúng ra ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cần biết cách nặn mụn đầu đen an toàn để không tạo thành sẹo thâm sau khi mụn lành.

Xác định mụn đầu đen

Những chấm đen nho nhỏ trên sống mũi hoặc hai bên má mà bạn thấy có thể không phải là mụn đầu đen. Chúng có thể chỉ là sợi bã nhờn bị tích tụ lại trong lỗ chân lông mà thôi.

Nếu đó chỉ là những sợi bã nhờn, bạn càng cố nặn mụn sẽ càng dễ khiến làn da bạn bị tổn thương, thậm chí bị nhiễm trùng da. Những sợi bã nhờn do dầu nhờn tích tụ đó cũng không bị loại bỏ hoàn toàn, vì khi dầu nhờn quay trở lại, chúng cũng sẽ trở lại.

Mụn đầu đen thường có phần cồi mụn nhô lên, đen và cứng. Càng để lâu, mụn đầu đen sẽ càng khiến lỗ chân lông bạn nở to ra, làm da sần sùi gây mất thẩm mỹ.

Nếu bạn chắc chắn rằng bạn đang bị mụn đầu đen và không thể không nặn chúng đi, hãy thực hiện bằng một phương pháp an toàn nhé. Sau đây, Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nặn mụn đầu đen tại nhà an toàn, không gây sẹo.

Cách nặn mụn đầu đen an toàn

Trước khi nặn mụn đầu đen, bạn hãy tắm, xông hơi hoặc ngâm mình trong nước ấm nhé! Hơi nước sẽ giúp lỗ chân lông của bạn nở ra và mềm mại hơn.

Khi lỗ chân lông của bạn đã nở ra, hãy làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Khử trùng tay và dụng cụ nặn mụn

Trước tiên, bạn phải rửa tay và khử trùng dụng cụ nặn mụn thật kỹ càng. Đây là một việc cực kỳ quan trọng. Trong điều kiện không đảm bảo vấn đề vô trùng, nếu không rửa tay và khử trùng dụng cụ nặn mụn trước khi tiến hành, vi khuẩn có thể lây lan vào các lớp biểu bì và gây nhiễm trùng da. Thêm vào đó, bạn cũng nên đeo găng tay y tế khi tiến hành nặn mụn.

Bước 2: Tiến hành nặn mụn

Dùng dụng cụ nặn mụn hoặc hai ngón tay ấn và đè ép nhẹ nhàng hai bên nốt mụn đầu đen. Dù có đeo bao tay hay không, bạn cũng nên sử dụng thêm khăn giấy hoặc bông gạc sạch để chặn giữa tay và mụn đầu đen. Và hãy nhớ là bạn không được ấn trực tiếp lên nốt mụn.

Dùng ngón tay xoa bóp xung quanh lỗ mụn. Hãy nhớ là bạn đang phải nặn nguyên khối mụn đầu đen hình thành từ dầu thừa và tế bào da chết. Vì thế, bạn có thể dùng lực hoặc các góc độ tùy ý nhưng đừng ấn quá mạnh làm đứt da hoặc bầm da.

Nặn sạch cả gốc lẫn rễ. Bạn phải nặn sạch sẽ nhân mụn đầu đen ra ngoài. Nếu bạn không loại bỏ sạch sẽ chúng ngay lúc này, bạn phải đợi một thời gian để da hồi phục rồi mới thử lại.

Bước 3: Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Sau khi nặn mụn đầu đen, bạn cần khử trùng vùng da vừa nặn mụn bằng cồn y tế. Thực hiện bước này sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn có hại và giúp dọn sạch những mảnh vụn của nhân mụn đầu đen trong lỗ chân lông của bạn.

Lúc này, lỗ chân lông của bạn sẽ nhỏ hơn. Đó là do nhân mụn đã được loại bỏ. Bạn nên sử dụng toner có chiết xuất cây phỉ trên vùng da vừa nặn mụn. Chúng sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào lỗ chân lông của bạn. Việc này giúp làm sạch da bạn một lần nữa, thu nhỏ lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn tái phát.

Bạn nên tránh trực tiếp chạm tay vào vùng da này trước khi nó lành lại. Bụi bẩn hoặc bất kỳ chất kích ứng nào tác động lên da lúc này cũng có thể làm phát sinh nốt mụn đầu đen khác.

Điều trị mụn đầu đen

Bạn có thể thử sử dụng các sản phẩm không kê đơn, chẳng hạn như miếng dán làm sạch lỗ chân lông, retinoid và sữa rửa mặt có chứa salicylic acid.

Hãy nhớ kỹ rằng nguyên nhân cơ bản và chủ yếu nhất gây ra mụn đầu đen là dầu nhờn dư thừa trên da bạn. Kể cả khi bạn tìm được một sản phẩm trị mụn đầu đen phù hợp, hiệu quả, chúng vẫn có thể quay lại nếu bạn không giải quyết nguyên nhân cơ bản trên.

Đối với mụn đầu đen cứng đầu, hãy đến gặp bác sĩ thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu để có thể loại bỏ chúng một cách an toàn. Quá trình này chỉ kéo dài khoảng 30 phút nên đừng lo ngại nhé!

Cách ngăn ngừa mụn đầu đen

Chủ động ngăn ngừa mụn đầu đen và chăm sóc da thật tốt, bạn sẽ không cần phải khổ sở tự nặn mụn nữa. Dưới đây là một số cách chăm sóc da giúp ngăn ngừa mụn đầu đen hiệu quả cho từng loại da.

Da nhạy cảm hoặc da khô dễ bong tróc

Đối với hai loại da khó chiều này, bạn nên nhẹ nhàng tẩy đi lớp tế bào chết trên da định kỳ bằng sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc chải khô (dry brushing). Lớp da chết có thể bít lỗ chân lông của bạn và tạo điều kiện cho mụn đầu đen phát triển.

Ngoài ra, bạn cũng nên giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm không mùi hương. Quan trọng hơn, mỗi ngày bạn nên uống khoảng 2 lít nước để làn da khỏe mạnh, ẩm mượt hơn.

Cuối cùng, bạn phải nhớ tẩy trang đúng cách trước khi đi ngủ. Bạn có thể sử dụng nước micellar hoặc khăn tẩy trang có chiết xuất dưa leo để có thể giữ ẩm trong khi làm sạch da.

Da dầu

Các loại mặt nạ đất sét, đặc biệt là đất sét bentonite, rất tốt trong việc hấp thụ dầu thừa và làm sạch da. Bạn hãy đắp mặt nạ đất sét từ 2 – 3 lần/tuần để kiềm dầu và ngăn ngừa mụn đầu đen nhé!

Bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thành phần salicylic acid hoặc benzoyl peroxide. Những thành phần này có thể hòa tan dầu nhờn, tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.

Tự làm baking soda để tẩy da chết và dầu nhờn trên da sẽ làm thông thoáng lỗ chân lông của bạn. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm có chứa retinoid hoặc serum để dưỡng da.

Lưu ý: Những thành phần này có thể làm da bạn dễ bị tổn thương dưới ánh nắng mặt trời. Bạn hãy sử dụng thêm kem chống nắng cho da dầu với chỉ số SPF phù hợp để bảo vệ da tốt hơn.

Nặn mụn đầu đen có thể giúp bạn loại bỏ chúng trong một lần nhanh chóng, nhưng không nên tạo thói quen nặn mụn. Nếu mụn đầu đen tái phát mạnh trên da bạn, hãy xin tư vấn từ bác sĩ da liễu để có phương pháp điều trị lâu dài và thích hợp hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sức khỏe tinh thần: Sức mạnh giúp bạn vượt qua khó khăn

(72)
Khi sức khỏe tinh thần tốt, bạn sẽ có ý chí kiên cường hơn khi đối mặt với các thử thách khó khăn. Nếu là người sống tình cảm hay dễ bị stress, sức ... [xem thêm]

Mẹo “yêu” sau mùa dịch để đau thắt lưng không phải là vấn đề

(65)
Sau mùa cách ly, chuyện gối chăn sẽ là cách mà không ít cặp đôi lựa chọn để hâm nóng lại tình cảm. Tuy nhiên, chứng đau thắt lưng lại trở thành “kẻ ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu về các bệnh tự miễn thường gặp

(15)
Bệnh tự miễn là tình trạng hệ thống miễn dịch tự tấn công chính tế bào trong cơ thể do nhầm lẫn. Tìm hiểu về các bệnh tự miễn thường gặp sẽ giúp ... [xem thêm]

5 loại cực khoái khiến nàng ngất ngây

(92)
Kích thích âm đạo của nàng không phải cách duy nhất để đạt đến những phút cao trào khi quan hệ. Bạn có thể trải nghiệm nhiều loại cực khoái nếu thử ... [xem thêm]

Bạn biết gì về kích thước của tử cung trong thai kỳ?

(70)
Kích thước của tử cung sẽ thay đổi ra sao trong quá trình mang thai? Tử cung sau khi sinh có trở lại được kích thước bình thường hay không?Bạn có biết rằng ... [xem thêm]

10 mẹo giảm đau không cần thuốc

(70)
Cơn đau có thể xảy đến với bất kỳ ai. Hãy xem 10 mẹo giảm đau không cần thuốc hữu ích dưới đây để áp dụng cho chính mình và người thân những khi ... [xem thêm]

Hướng dẫn điều trị cơ bản cho bệnh nhân đái tháo đường típ 2

(71)
Cách chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2 bao gồm sự kết hợp giữa chế độ ăn lành mạnh, thói quen tập thể dục và điều trị bằng thuốc. Đây là những ... [xem thêm]

Siêu âm thai 4D và những điều mẹ bầu nên biết

(57)
Nhiều phụ nữ mong muốn nhìn thấy mặt của con yêu cũng như những cử động của bé dù đang còn trong bụng mẹ nên đã lựa chọn cách siêu âm thai 4D. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN