Khi nào chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh trở lại?

(3.79) - 65 đánh giá

Chị em thường có nhiều thắc mắc về chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh như khi nào “đèn đỏ” sẽ quay trở lại, “đèn đỏ” nhiều hay ít có ảnh hưởng gì không?… Hãy để Chúng tôi giải đáp các thắc mắc của bạn ngay sau đây.

Mang thai là khoảng thời gian mà kinh nguyệt tạm ngưng hoạt động. Điều này khiến cho nhiều phụ nữ cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, nhiều mẹ chắc hẳn sẽ tự hỏi: “Sau sinh bao lâu thì kinh nguyệt sẽ có lại?”. Có rất nhiều lý do khiến bạn nghĩ đến điều này. Trong đó, việc chăm sóc bé đi kèm với những triệu chứng khó chịu khi hành kinh sẽ khiến nhiều bà mẹ ngán ngẩm. Bên cạnh đó, vấn đề quan hệ tình dục cũng khiến nhiều người quan tâm. Liệu quan hệ tình dục có an toàn không khi chu kỳ kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện? Khi nào nên thực hiện các biện pháp tránh thai?

Khi nào chu kỳ kinh nguyệt trở lại sau khi sinh?

Nếu nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì bạn thường sẽ có kinh muộn hơn, khoảng từ 7 – 8 tháng sau sinh. Rất khó xác định chính xác thời điểm nào kỳ nguyệt san sẽ bắt đầu xuất hiện với phụ nữ sau khi sinh và đang cho con bú. Bạn hoàn toàn có thể có kinh sau 2 – 3 tháng đầu tiên nhưng cũng có khả năng từ 8 – 10 tháng sau sinh, kinh nguyệt mới hồi phục trở lại. Điều này hoàn toàn bình thường.

  • Nếu đang cho con bú hoàn toàn, nguyệt san sẽ không trở lại cho đến khi bé có dấu hiệu ngưng bú. Ví dụ, bé bắt đầu ngủ lâu hơn vào ban đêm hoặc số lần bé bú ít đi và bắt đầu tập ăn giặm. Nếu thấy dấu hiệu này thì “đèn đỏ” sẽ ghé thăm bạn nhanh thôi.
  • Khi bắt đầu tập ăn giặm, bé sẽ tự phân chia thời gian giữa bú mẹ và ăn. Điều đó đồng nghĩa với việc số lần bú của bé sẽ giảm xuống. Đó là một tín hiệu cho thấy kinh nguyệt sẽ hoạt động trở lại.
  • Khi cho con bú, bạn có thể bị chảy máu vài ngày, sau đó lại ngưng. Điều này là hoàn toàn bình thường và không có nghĩa là kinh nguyệt đã hồi phục.
  • Nếu không cho bé bú thì kinh nguyệt sẽ hồi phục sớm nhất là sau 12 tuần sau sinh.

Kinh nguyệt sau sinh

Thời gian kinh nguyệt sẽ trở lại sau khi sinh thất thường và rất khác nhau. Tuy nhiên, có một đặc điểm của kỳ kinh nguyệt có lại đầu tiên sau sinh giống nhau. Dưới đây là một số thay đổi dễ nhận thấy trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh.

  • Sau khi sinh, nhiều phụ nữ hay gặp phải đó là chảy máu. Đây chỉ là sản dịch bình thường và sẽ dần biến mất. Đối với nhiều phụ nữ, đây có thể là sự bắt đầu trở lại của nguyệt san. Giai đoạn này sẽ xảy ra ngay sau khi sinh và bạn vẫn còn đang ở bệnh viện.
  • Máu kinh trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường có màu đỏ đậm và lượng máu chảy ra nhiều hơn so với bình thường. Bạn nên nhớ thay băng vệ sinh mỗi 4 giờ. Nếu ra máu nhiều thì bạn cần phải thay băng vệ sinh thường xuyên hơn. Nếu bạn thấy không an tâm, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
  • Hầu hết chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên sau khi sinh sẽ kéo dài khoảng một tuần hoặc hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có kinh lâu hơn, cũng đừng quá lo lắng. Khi không an tâm hoặc cảm thấy khó chịu, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Dùng tampon hay băng vệ sinh trong thời gian này?

Thông thường nếu đang cho con bú mà kinh nguyệt lại xuất hiện, bạn sẽ lựa chọn biện pháp dễ kiểm soát hơn là dùng tampon. Tuy nhiên, tampon không được khuyến khích sử dụng trong thời gian này. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn băng vệ sinh.

  • Tampon khiến lượng máu chảy ra bị cản trở, nên vi khuẩn dễ phát triển.
  • Cơ thể bạn vừa trải qua một biến cố lớn khi sinh con. Do đó, hệ miễn dịch của cơ thể khá yếu và dễ bị nhiễm trùng.
  • Vi khuẩn phát triển gây ra nhiều biến chứng khác nhau.
  • Nếu cảm thấy không thoải mái khi dùng băng vệ sinh thông thường, bạn có thể chuyển sang dùng băng vệ sinh dành cho sản phụ. Những miếng băng vệ sinh này thường dày hơn và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn so với băng vệ sinh thông thường.

Khi nào nên đến bác sĩ khám?

Bạn sẽ cảm thấy lo lắng khi kinh nguyệt xuất hiện trong giai đoạn cho con bú. Ngoài ra, bạn cũng có thể hoảng sợ nếu nhận thấy những thay đổi như màu sắc của máu (quá đỏ, hồng hoặc nâu) hoặc nếu lượng máu chảy ra quá nhiều. Đa số các triệu chứng này đều bình thường. Tuy nhiên, có một số triệu chứng mà bạn nên đến bệnh viện để khám ngay:

  • Máu có màu đỏ tươi và kéo dài hơn một tuần.
  • Đôi khi bạn thấy những cục máu đông sau khi sinh. Điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu cục máu quá lớn hoặc kéo dài quá lâu, hãy đến bác sĩ khám.
  • Nếu máu chuyển từ màu đỏ tươi sang màu khác nhưng lại đột ngột quay lại màu đỏ tươi.
  • Thông thường, máu kinh sẽ có mùi hôi, nhưng nếu mùi quá nồng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
  • Nếu thấy đau đớn ở tử cung hoặc những vùng xung quanh, hãy báo ngay với bác sĩ.

Chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh có ảnh hưởng sữa mẹ?

6 tuần đầu sau sinh, bạn sẽ không rụng trứng, do đó khả năng mang thai sẽ thấp. Bạn nên đến khám bác sĩ thường xuyên trong khoảng thời gian này. Bác sĩ sẽ cho bạn biết về những vấn đề liên quan đến việc quan hệ tình dục an toàn. Dưới đây là một vài điều cần lưu ý:

  • Khi cho con bú, cơ thể sẽ giải phóng hormone prolactin. Hormone này sẽ tạm thời ngăn chặn sự rụng trứng xảy ra.
  • Rất khó xác định chính xác khi nào bạn sẽ bắt đầu rụng trứng trở lại. Khi nào bạn vẫn còn cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, cơ thể sẽ không rụng trứng. Một khi bé có dấu hiệu ngưng bú, cơ thể bạn bắt đầu rụng trứng lại. Đôi khi, quá trình rụng trứng cũng chưa bắt đầu dù bạn đã ngưng cho con bú.
  • Kinh nguyệt xuất hiện không đồng nghĩa với việc bạn không được nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ không bị chua, không thay đổi vị khi bạn có kinh.
  • Bạn lo lắng khi hành kinh, sữa mẹ sẽ không còn bổ dưỡng nữa? Điều này là không đúng bởi sữa mẹ vẫn bổ dưỡng như trước. Điều quan trọng là nếu cho bé bú mẹ càng lâu thì bé sẽ càng nhận được nhiều chất dinh dưỡng.
  • Bên cạnh đó, nếu kinh nguyệt trở lại, lượng sữa tiết ra sẽ giảm. Bạn sẽ thấy rằng bé đói bụng nhanh hơn trước. Thông thường, lượng sữa tiết ra sẽ giảm trong vài ngày trước khi nguyệt san bắt đầu hoặc trong vài ngày đầu tiên bắt đầu có kinh. Nếu bạn rơi vào tình huống này, không có gì phải lo lắng. Sự thay đổi này chỉ là tạm thời và chỉ xảy ra trong vài ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Lý do của sự thay đổi là do nội tiết tố trong cơ thể bạn thay đổi khi kinh nguyệt xuất hiện.
  • Khi chu kỳ kinh nguyệt trở lại như bình thường, hormone cũng sẽ ổn định lại. Điều này cũng khiến cho sữa mẹ thay đổi. Bạn sẽ nhận thấy rằng lượng sữa tiết ra sẽ tăng lên lại. Để tránh tình trạng bé bị đói do lượng sữa tiết ra ít trong những ngày có kinh, bạn có thể cho bé bú nhiều lần hơn.
  • Trước khi có kinh, bé sẽ nhận thấy những sự thay đổi rất nhỏ trong hương vị của sữa mẹ. Bé sẽ báo hiệu cho bạn biết điều này bằng cách không chịu ngậm núm vú hoặc một số hành động khác. Bé rất nhạy cảm khi nhận ra sự thay đổi nhưng sẽ rất nhanh thích ứng với hương vị mới.
  • Mối liên hệ giữa việc cho con bú và chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh

    Tình trạng cơ thể của mỗi người khác nhau nên những thay đổi sau sinh cũng không giống nhau. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn nhất khi bạn cho bé bú đó là về chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về việc nuôi con bằng sữa mẹ, hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây:

  • Bạn sẽ cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau khi sinh và không cho bé uống bất kỳ loại nước nào khác trong thời gian này.
  • Bạn sẽ cho bé bú sữa theo cách mà cả mẹ lẫn bé đều cảm thấy thoải mái nhất.
  • Bạn không nên cho bé ngậm ti giả khi đang cho con bú.
  • Trong thời gian cho bé bú qua đêm, bạn nên ngủ cùng bé.
  • Vào ban ngày, bạn nên ngủ cùng bé khi ngủ trưa.
  • Bạn cho bé bú ngay dù là ngày hay đêm khi bé đói và đừng tạo ra một thời gian biểu nào cả.
  • Bạn theo dõi cẩn thận để phát hiện xem có điều gì khiến bé khó chịu khi bú hay không.
  • Đa số những bà mẹ cho bé bú hoàn toàn thường có kinh lại sau 14 – 16 tuần sau sinh. Những bà mẹ không cho con bú vẫn có khả năng chậm phục hồi chu kỳ kinh nguyệt, nhưng sẽ không xuất hiện quá muộn.
  • Vậy là bạn đã rõ sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại. Hãy nhớ rằng cơ thể của mỗi người khác nhau, do đó những gì mà bạn trải qua cũng sẽ hoàn toàn khác với người khác. Vì vậy, bạn hãy cố giữ tâm trạng thoải mái nhất. Nếu thấy có bất cứ điều gì bất thường, hãy đến bác sĩ ngay.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Tầm quan trọng của collagen đối với làn da

    (56)
    Ngày nay, collagen được nhiều người nhắc đến như một loại “thần dược” có tác dụng cung cấp chất bổ sung cho da và ngăn ngừa lão hóa da. Vậy collagen là ... [xem thêm]

    Bí quyết rửa mặt bằng nước vo gạo để có làn da trắng sáng

    (18)
    Bạn thường bỏ đi rất nhiều nước vo gạo mỗi lần nấu cơm? Thay vì lãng phí như vậy, bạn có thể tận dụng loại nước này để chăm sóc da, bởi rửa mặt ... [xem thêm]

    10 triệu chứng bệnh Alzheimer bạn có thể nhận biết sớm

    (44)
    Khi nhận biết sớm được các triệu chứng bệnh Alzheimer, bạn có thể kịp thời đi khám để kiểm soát bệnh và kéo dài tuổi thọ. Vậy những dấu hiệu của ... [xem thêm]

    Đuối nước trên cạn không phải ai cũng biết

    (22)
    Bơi lội là một môn thể thao tốt cho sức khỏe của bé nhưng nó cũng tồn tại nhiều nguy hiểm. Để tránh những tai nạn đáng tiếc, bố mẹ cần lưu ý đến ... [xem thêm]

    Điều trị mụn cóc tại nhà cực đơn giản

    (20)
    Mụn cóc khiến bạn cảm thấy khó chịu và đau đầu để tìm cách loại bỏ chúng. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những cách điều trị mụn cóc tại nhà ... [xem thêm]

    Làm thế nào để tự vệ?

    (58)
    Có thể bạn đã từng xem cảnh như sau trong các bộ phim: Một cô gái đi bộ qua một bãi đỗ xe vắng người. Đột nhiên, một gã trông bặm trợn từ sau chiếc ... [xem thêm]

    6 nguyên tắc vàng đảm bảo an toàn cho con ở trường học

    (97)
    Trẻ con là tình yêu và cũng là nỗi lo lắng của bố mẹ. 6 nguyên tắc vàng dưới đây sẽ giúp bố mẹ đảm bảo an toàn cho con ở trường học.Mong muốn của ... [xem thêm]

    Herpes sinh dục, những hướng dẫn cần biết

    (71)
    Định nghĩaHerpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là bệnh gì?Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN