6 điều bạn cần biết viêm niệu đạo ở nam giới

(3.91) - 54 đánh giá

Viêm niệu đạo ở nam giới nếu không điều trị có thể lây nhiễm sang các vùng khác của cơ thể, gây nguy hiểm sức khỏe của các đấng mày râu.

Bạn hãy cùng tìm hiểu viêm niệu đạo ở nam giới là gì, triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và cách điều trị tình trạng này nhé.

1. Viêm niệu đạo ở nam giới là gì?

Niệu đạo là ống nối dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài qua lỗ sáo ở đầu dương vật, đồng thời cũng làm nhiệm vụ dẫn truyền tinh dịch khi nam giới xuất tinh. Viêm niệu đạo là tình trạng đường niệu đạo bị viêm, nguyên nhân chủ yếu thường do bệnh mắc phải qua đường tình dục.

Viêm niệu đạo ở nam giới thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 35 tuổi. Bên cạnh đó, ở nam giới có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su hoặc giao hợp qua đường hậu môn cũng có thể mắc phải tình trạng này.

2. Triệu chứng viêm niệu đạo ở nam giới

Triệu chứng phổ biến của viêm niệu đạo ở nam giới là nóng rát và đau đớn khi đi tiểu. Các triệu chứng viêm niệu đạo khác có thể bao gồm:

  • Ngứa, đau hoặc sưng ở dương vật
  • Đau dương vật khi quan hệ tình dục
  • Có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
  • Cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn mức bình thường
  • Nước tiểu có màu đục, có thể lẫn mủ, tiểu rắt khó chịu
  • Tiết dịch nhầy màu trắng, hơi vàng hoặc xanh, thường xuất hiện vào buổi sáng lúc ngủ dậy

Viêm niệu đạo thông thường không gây sốt hoặc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Nếu viêm niệu đạo lây lan sang các cơ quan khác trong đường sinh dục, đường tiết niệu hoặc vào máu, bệnh có thể gây ra các triệu chứng:

  • Sốt cao
  • Đau lưng
  • Đau bụng
  • Sưng khớp
  • Buồn nôn, nôn

Viêm niệu đạo không phải là một trường hợp khẩn cấp, nhưng khi gặp phải các triệu chứng trên thì có nghĩa là bệnh không chỉ còn xảy ra ở niệu đạo. Những tình trạng này thường nghiêm trọng và đòi hỏi có sự kiểm tra của bác sĩ.

3. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nam giới

Các nguyên nhân gây ra viêm niệu đạo ở nam giới có thể bao gồm:

• Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Bệnh lậu và bệnh chlamydia là một trong những nguyên nhân chính gây viêm niệu đạo. Virus herpes và các bệnh nhiễm trùng khác lây truyền qua đường tình dục cũng có thể gây viêm niệu đạo.

• Chất hóa học gây kích thích: Xà phòng, sữa dưỡng thể (lotion) và cologne (dạng nước hoa) đôi lúc có thể gây kích ứng, làm đau tạm thời niệu đạo. Chất diệt tinh trùng trong bao cao su, gel bôi dương vật cũng có thể gây kích ứng.

• Tác động vật lý: Chấn thương nhỏ trên dương vật cũng có thể gây ra viêm niệu đạo. Các tác động cơ học liên quan đến thủ tục y tế như nong niệu đạo, đặt ống thông tiểu sau phẫu thuật, xét nghiệm nội soi bàng quang hoặc tán sỏi bàng quang… Ngoài ra, hoạt động quan hệ tình dục hoặc thủ dâm mạnh có thể gây tổn thương niệu đạo.

• Vệ sinh dương vật không kỹ: Khi vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, vi khuẩn có thể tích tụ lại ở dương vật và phát triển nhanh chóng. Điều này có thể gây ra các bệnh lý sinh dục và viêm nhiễm niệu đạo. Hẹp niệu đạo cũng có thể gây ra tình trạng này.

• Nhịn tiểu tiện: Dù là nam hay nữ, nhịn tiểu là thói quen xấu gây hại sức khỏe. Thói quen này có thể gây ra sự tích tụ vi khuẩn trong bàng quang, là yếu tố làm xuất hiện các bệnh lý đường tiết niệu ở nam giới.

4. Chẩn đoán viêm niệu đạo ở nam giới

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ thực hiện các bước để chẩn đoán viêm niệu đạo bao gồm:

Kiểm tra thể chất

Bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra thể chất bao gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe hiện tại
  • Kiểm tra dương vật và tinh hoàn
  • Kiểm tra bụng, vùng bàng quang, hai bên hông và lưng có đau hay sưng không

Tiền sử bệnh

Bác sĩ có thể hỏi bạn đã từng bị nhiễm trùng tiểu hay chưa, tiền sử gia đình, cùng các triệu chứng gặp phải.

Xét nghiệm chẩn đoán

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm dịch tiết niệu đạo (urethral discharge)
  • Nội soi bàng quang để kiểm tra các vấn đề về đường tiết niệu

5. Cách điều trị viêm niệu đạo ở nam giới

Mục tiêu của việc điều trị viêm niệu đạo là ngăn ngừa tình trạng viêm, nhiễm trùng lây lan đến thận hoặc đường tiết niệu trên. Thời gian điều trị có thể dao động từ 3 ngày đến 6 tuần, tùy thuộc vào tình trạng hiện có, thông thường tối thiểu là 7 ngày.

Điều trị y tế

Bác sĩ có thể chỉ định điều trị viêm niệu đạo ở nam giới bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt như:

• Thuốc kháng sinh: Nitrofurantoin, fluoroquinolones, trimethoprim-sulfamethoxazole, fosfomycin hoặc aminoglycoside

• Thuốc hạ sốt: Paracetamol

• Thuốc giảm đau tiết niệu: Phenazopyridine

Bạn nên lưu ý không nên tự ý mua thuốc điều trị viêm niệu đạo, mà hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị tại nhà

Ngoài việc điều trị từ bác sĩ, một số biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp bạn điều trị nhiễm trùng:

• Uống nhiều nước: Việc bổ sung nước đầy đủ rất quan trọng để giúp kích thích đi tiểu và đẩy vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

• Uống nước ép nam việt quất (cranberry juice): Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh rằng nước ép nam việt quất có hiệu quả chống lại nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng nước ép này có chứa các chất giúp loại bỏ các vi khuẩn sống tại vùng này.

6. Phòng ngừa viêm niệu đạo ở nam giới

Một số biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm niệu đạo có thể bao gồm:

  • Đeo bao cao su khi quan hệ
  • Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước
  • Tránh nhịn tiểu, làm rỗng bàng quang thường xuyên
  • Vệ sinh kỹ vùng thân dưới từ trước ra sau khi đi vệ sinh
  • Làm sạch cẩn thận bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ để loại bỏ vi khuẩn
  • Làm sạch cẩn thận khu vực dưới bao quy đầu sau khi tắm, đặc biệt là nam giới chưa cắt bao quy đầu

Những thông tin trên hy vọng có hiểu giúp bạn hiểu rõ viêm niệu đạo ở nam giới là gì, triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán và cách điều trị viêm niệu đạo ở nam giới. Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến, vì thế bạn hãy chú ý theo dõi các triệu chứng bất thường để không ảnh hưởng chuyện chăn gối nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giữ gìn sắc đẹp tự nhiên bằng mật ong

(18)
Nếu bạn dị ứng với các loại mỹ phẩm, làm đẹp bằng mật ong sẽ là một giải pháp tự nhiên mà bạn có thể áp dụng để có làn da mềm mại và mái tóc ... [xem thêm]

Bơ và những lợi ích sức khỏe bất ngờ

(52)
Bơ là một loại quả giàu chất dinh dưỡng, chứa gần 20 loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết những lợi ích của quả bơ mang ... [xem thêm]

Axit lactic gây mỏi cơ: Thủ phạm khiến bạn lười đi tập

(79)
Một lượng nhỏ axit lactic có vai trò như một nguồn năng lượng tạm thời, nhờ đó mà cơ thể hạn chế được tình trạng kiệt sức và chấn thương khi tập ... [xem thêm]

Thoái hóa cột sống: Những điều bạn cần biết

(60)
Yoga rất tốt cho sức khoẻ, đồng thời giúp bạn sử dụng lưng và cổ của mình thường xuyên. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán bị thoái hóa cột sống, có thể ... [xem thêm]

Các tư thế quan hệ bằng miệng (oral sex) bạn nên thử

(97)
Quan hệ bằng miệng (oral sex) là một trong những cách hai bên có thể đạt được khoái cảm tương tự như khi giao hợp thực sự. Nhưng để mang đến sự thoải ... [xem thêm]

Những cách đoán giới tính thai nhi theo kinh nghiệm dân gian

(70)
Bạn đang mang thai và rất tò mò muốn biết về giới tính của bé cưng trong bụng. Thực tế có những cách đoán giới tính thai nhi theo kinh nghiệm dân gian rất ... [xem thêm]

9 tác dụng của hạt lanh khiến bạn muốn dùng ngay

(100)
Hạt lanh là một thực phẩm ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn kiêng nhờ lượng protein lành mạnh và chất xơ dồi dào. Những tác dụng của hạt ... [xem thêm]

Rung lắc con, tưởng là đùa lại gây nguy hiểm

(95)
Tìm hiểu chungHội chứng rung lắc ở trẻ là bệnh gì?Hội chứng rung lắc ở trẻ còn được gọi là chấn thương đầu do ngược đãi, hội chứng rung động do ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN