Sữa mát tốt cho hệ tiêu hóa của bé cần có thành phần nào?

(4.27) - 18 đánh giá

Theo quan niệm của dân gian, nguyên nhân khiến một em bé không kháu khỉnh, không bụ bẫm, hay bị táo bón, kém hấp thu là do bé uống “sữa nóng”. Vì thế, khi con gặp những vấn đề về hệ tiêu hóa của bé, người mẹ luôn mong muốn tìm một loại “sữa mát” để giúp con thoát khỏi tình trạng táo bón, tăng cường hấp thu. Vậy “sữa mát” là gì và có thành phần như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trên thế giới, trong 500 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, 30% trường hợp có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp do rối loạn tiêu hóa. Còn theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa chiếm tới 47% trong tổng số trẻ đến đây tư vấn và khám bệnh. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ này lên tới 59% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1 – 2 tuổi. Điều này cho thấy hệ tiêu hóa của bé trong những năm đầu đời chưa phát triển hoàn thiện nên dễ gặp các bệnh về đường tiêu hóa.

Đặc điểm của hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hệ tiêu hóa của bé 2 – 3 tuổi mới dần hoàn thiện các chức năng

Hệ tiêu hóa bao gồm ống tiêu hóa đi từ miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già đến hậu môn và 2 cơ quan tham gia trực tiếp vào tiến trình tiêu hóa – hấp thu thức ăn là gan và tuyến tụy. Cấu trúc và chức năng của hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, cụ thể như sau:

  • Trẻ dưới 4 tháng tuổi chưa có amylase trong nước bọt nên chưa tiêu hóa được tinh bột.
  • Răng sữa bắt đầu mọc từ tháng 5 – 6 và toàn bộ răng sữa chỉ có 20 cái nên việc nhai thức ăn hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa kém.
  • Thực quản ngắn, thành thực quản mỏng và đàn hồi kém, cơ thắt thực quản dưới còn yếu.
  • Dạ dày có dung tích nhỏ và nằm ngang. Khi trẻ biết đi, dạ dày từ từ chuyển sang vị thế dọc.
  • Chất lượng và số lượng dịch vị kém hơn người lớn.
  • Cấu tạo mạc treo ruột dài, manh tràng lại ngắn và di động làm trẻ dễ bị lồng ruột khi 6 tháng – 2 tuổi.
  • Hấp thu chất béo ở trẻ sơ sinh kém hiệu quả hơn người lớn.
  • Số lượng lợi khuẩn thường trú trong đường ruột còn rất hạn chế.

Khi trẻ 2 – 3 tuổi, hệ tiêu hóa mới tương đối giống người lớn và dần được hoàn thiện đầy đủ các chức năng. Trong quá trình đó, hệ tiêu hóa phải được “học” dần dần, tiêu hóa các thức ăn từ loãng đến đặc, từ mềm đến cứng…

“Sữa nóng” và “sữa mát” là gì?

Thực ra, trong y khoa không có định nghĩa “sữa mát” hay “sữa nóng”, nhưng bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

  • “Sữa nóng” là nguồn sữa khiến bé tăng cân chậm hoặc không tăng cân. Ngoài ra, bé còn lười bú và dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy…
  • “Sữa mát” là nguồn sữa giúp bé phát triển toàn diện, tăng cân ổn định, bé bụ bẫm và đáng yêu. Quan trọng hơn, “sữa mát” còn giúp bé có sức khỏe tốt và một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Vậy “sữa mát” có thành phần là gì mà lại có thể giúp bé phát triển toàn diện, đặc biệt là hệ tiêu hóa của bé?

Các thành phần dinh dưỡng có trong “sữa mát” tốt cho hệ tiêu hóa của bé

“Sữa mát” có chứa rất nhiều thành phần có lợi cho hệ tiêu hóa của bé

1. Chất đạm

Để giúp xây dựng hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, ngay từ đầu bạn nên chọn những loại sữa có cấu trúc protein dễ tiêu hóa và hấp thu. Cụ thể, bạn nên chọn nguồn sữa có chứa các loại đạm dễ hấp thu như lactoferrin và đạm whey giàu alpha – lactalbumin. Trong đó, lactoferrin là loại đạm tác động trực tiếp đến sự phát triển của hệ miễn dịch, ngăn cản sự phát triển của hại khuẩn, kháng virus, chống viêm và giúp các vi khuẩn có lợi phát triển tốt trong đường tiêu hóa. Còn đạm whey giàu alpha – lactalbumin cung cấp cho cơ thể các axit amin thiết yếu, giúp hấp thu canxi, kẽm tốt, kích thích hệ miễn dịch tại chỗ và chống lại các vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột.

2. Chất xơ hòa tan (FOS) và hệ men vi sinh

Synbiotics là sự kết hợp giữa prebiotics (FOS/Inulin) và probiotics (Bifidobacterium lactis) đều có trong “sữa mát”. Trong đó, probiotics là những lợi khuẩn có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật. Còn prebiotics là thức ăn lý tưởng cho lợi khuẩn sinh sôi. Hệ synbiotics giúp cơ thể hình thành một hệ thống vi khuẩn tốt hùng hậu, khỏe mạnh giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa – hấp thu tốt, không bị táo bón và ít bị các rối loạn ở đường tiêu hóa.

3. Vitamin và khoáng chất

“Sữa mát” có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, đa dạng và phù hợp nhu cầu của trẻ theo từng độ tuổi. Trong đó, vitamin A giúp nuôi dưỡng niêm mạc đường tiêu hóa, vitamin nhóm B hỗ trợ chuyển hóa chất dinh dưỡng tạo ra năng lượng. Còn vitamin C cần thiết cho quá trình sản xuất collagen, có ở các mô đường tiêu hóa. Vì vậy, vitamin C cần thiết để duy trì hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh.

“Sữa mát” còn chứa vitamin D và canxi. Vitamin D giúp hấp thu canxi, nhờ đó, răng bé chắc khỏe, giúp ích cho việc nhai thức ăn. Đồng có trong “sữa mát” cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein. Bên cạnh đó, “sữa mát” còn cung cấp magiê giúp ngăn ngừa táo bón và mangan tham gia vào sự phân hủy protein, chất béo. Kali giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Selen cần thiết cho tuyến tụy. Kẽm giúp cải thiện tiêu hóa.

Cách phòng ngừa những vấn đề rắc rối ở đường tiêu hóa của bé

Để bé tiêu hóa tốt, bạn cần pha sữa đúng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm

Bạn cần thực hiện những vấn đề sau:

♣ Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cấu trúc và chức năng đường tiêu hóa của trẻ nhanh chóng hoàn thiện.
♣ Nếu trẻ không được bú sữa mẹ vì một lý do nào đó như sữa mẹ tiết ra rất ít hoặc mẹ bị bệnh, bạn hãy bảo vệ đường tiêu hóa cho con bằng cách:

  • Chọn loại sữa có công thức gần giống với sữa mẹ và được bổ sung những yếu tố có lợi cho đường tiêu hóa như alpha-lactalbumin, lactofferin và hệ synbiotics của những công ty uy tín.
  • Pha sữa và vệ sinh dụng cụ cho trẻ uống sữa đúng cách
  • Rửa tay sạch trước khi pha sữa
  • Bảo quản hộp sữa nơi khô ráo, mát, sạch.

Mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên đều cần sự yêu thương chăm sóc của bố mẹ. Ngoài sữa, khi bé đến tuổi ăn dặm, bạn cần cung cấp cho con một chế độ ăn uống hợp lý nữa nhé. Hy vọng qua bài viết này, Chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết trong hành trình nuôi dạy con những năm tháng đầu đời.

Ngân Phạm / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trị rối loạn tăng động giảm chú ý bằng phương pháp mới

(54)
Liệu pháp hành vi có thể giúp giảm triệu chứng hiếu động thái quá và tăng khả năng tập trung ở trẻ đặc biệt khi kết hợp điều trị với thuốc.Rối ... [xem thêm]

Cách quan hệ sau khi sinh em bé để “giữ lửa” hôn nhân

(87)
Sau 9 tháng dài đằng đẵng mang thai, bạn dành hết thời gian để chăm sóc thiên thần nhỏ của mình và sau đó cảm thấy bị “shock” khi niềm vui gối chăn đang ... [xem thêm]

Khác biệt trong ham muốn tình dục ở nam giới và nữ giới

(43)
Đối với nam giới, hoạt động tình dục có thể diễn ra hầu hết bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng với nữ giới. Vậy khác biệt ... [xem thêm]

7 cách nuôi con khỏe mạnh thông minh mẹ nên biết

(46)
Mỗi đứa trẻ sinh ra không chỉ là tình yêu mà còn là ước mơ của cả ba mẹ. Đặc biệt, cách nuôi con khỏe mạnh từ thuở bé ảnh hưởng rất nhiều đến ... [xem thêm]

Tích cực vận động, bí quyết đối phó với chứng viêm khớp

(88)
Tích cực vận động giúp bạn đối phó hiệu quả với viêm khớp? Chứng viêm khớp là một trong những nguyên nhân cản trở nhiều hoạt động thường ngày của ... [xem thêm]

3 mẹo đơn giản giúp các bà nội trợ nhận biết dầu ăn độc hại

(32)
Dầu ăn độc hại được xem là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh tim mạch ở nước ta. Trước thực trạng dầu kém chất lượng bày ... [xem thêm]

Tại sao chàng bắt cá hai tay khi đang đắm say cùng bạn?

(75)
Thay vì dằn vặt tại sao chàng bắt cá hai tay, bạn nên đánh giá lại mối quan hệ để nhận ra rằng đây có thể là một khởi đầu mới cho chính bản thân ... [xem thêm]

8 bài tập thể dục giảm cân cấp tốc giúp bạn thon gọn

(75)
Bên cạnh chế độ ăn kiêng, bạn nên thực hiện thêm những bài tập thể dục giảm cân cấp tốc để nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn. Vậy làm thế nào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN