Trị rối loạn tăng động giảm chú ý bằng phương pháp mới

(3.63) - 54 đánh giá

Liệu pháp hành vi có thể giúp giảm triệu chứng hiếu động thái quá và tăng khả năng tập trung ở trẻ đặc biệt khi kết hợp điều trị với thuốc.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một chứng bệnh phổ biến khiến trẻ trở nên hiếu động thái quá, giảm khả năng tập trung. Các chuyên gia vẫn đang có nhiều ý kiến trái chiều trong việc điều trị bằng thuốc cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới 4 tuổi. Chúng tôi hi vọng bài viết dưới đây có thể giúp bố mẹ hạn chế những triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ thông qua liệu pháp hành vi.

Liệu pháp hành vi cho trẻ tăng động

Liệu pháp hành vi là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ. Nó có thể cải thiện hành vi của trẻ, giúp bé có thể tự kiểm soát bản thân. Liệu pháp hành vi hiệu quả nhất ở trẻ nhỏ nên được bố mẹ áp dụng. Các chuyên gia khuyên rằng, phụ huynh có trẻ dưới 6 tuổi nên cho con mình điều trị bằng liệu pháp hành vi trước khi uống thuốc kê toa. Khi được huấn luyện về liệu pháp hành vi, bố mẹ sẽ học về các kỹ năng và chiến lược giúp con thành công ở trường, ở nhà và trong các mối quan hệ.

Học và thực hành liệu pháp hành vi đòi hỏi thời gian và công sức, nhưng nó có những lợi ích lâu dài đối với trẻ.

Những phương pháp điều trị bằng liệu pháp hành vi

Bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp đơn giản sau đây:

  • Khen thưởng những hành vi tích cực: bạn nên đưa ra những lời khen, những cái ôm hoặc một giải thưởng nhỏ khi trẻ có thái độ hay những hành vi tốt, chẳng hạn như trẻ hoàn thành bài tập thì sẽ cho phép trẻ chơi máy tính
  • Phạt (không dùng bạo lực) khi trẻ hành động sai. Ví dụ như khi con đánh anh/chị/em của bé, bạn có thể phạt trẻ ngồi ở góc phòng trong vòng 5 phút.
  • Rút lại phần thưởng khi trẻ có những hành vi không đúng. Có thể là nếu chưa hoàn thành bài tập, bé sẽ không được đi chơi.
  • Kết hợp thưởng và phạt. Trẻ sẽ nhận được một ngôi sao khi chúng hoàn thành bài tập và bị mất ngôi sao khi đi chơi lúc chưa hoàn thành việc học chẳng hạn. Cuối tuần sau khi tổng kết sốngôi sao, trẻ sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.

Những hạn chế của liệu pháp hành vi khi áp dụng cho trẻ tăng động

Theo phó giám đốc, giáo sư của bệnh viện nhi The Pediatric Research Consortium ở Philadelphia, cứ ba trẻ mẫu giáo thì có một em được chẩn đoán mắc phải triệu chứng tăng động giảm chú ý. Trong đó, 47% được điều trị bằng thuốc hoặc bằng cả liệu pháp hành vi.

Thực tế, xu hướng tăng số lượng trẻ tăng động cũng đã chững lại và việc sử dụng thuốc không còn phát triển mạnh cũng giúp các bậc phụ huynh yên tâm hơn. Nhưng điều thực sự đáng quan tâm đó là chưa có sự gia tăng về dịch vụ điều trị về tâm lý.

Hiện tại, liệu pháp hành vi vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra có quá ít những liệu pháp đủ tiêu chuẩn phù hợp với việc điều trị chứng tăng động cho các bé.

Một số lời khuyên giúp trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý điều khiển hành vi

Dưới đây là một số lời khuyên giúp bố mẹ có thể hạn chế triệu chứng cho trẻ:

  • Giữ con bạn theo một lịch trình cố định hàng ngày: Bạn hãy cố gắng tạo cho trẻ có một thời gian biểu học hành, ăn chơi, ngủ nghỉ không thay đổi;
  • Cắt giảm những thứ có thể gây phân tán sự chú ý: Âm nhạc sôi động, trò chơi máy tính và tivi có thể làm cho con bạn bị quá kích. Bố mẹ nên tắt truyền hình, không mở nhạc trong bữa ăn hoặc trong khi trẻ đang làm bài tập về nhà. Bạn cũng không nên đặt tivi trong phòng ngủ của bé. Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy tránh đưa trẻ đến những nơi gây kích động quá mức, chẳng hạn như trung tâm mua sắm;
  • Sắp xếp nhà cửa: Nếu có một nơi cụ thể và hợp lý để cất bài tập, đồ chơi và quần áo, bé sẽ không làm mất chúng. Nơi đó nên gần cửa phòng để trẻ có thể lấy dễ dàng;
  • Khen thưởng những hành vi tích cực: Đưa ra những lời khen, những cái ôm hoặc một giải thưởng nhỏ khi trẻ có thái độ hay những hành vi tốt chính là một cách hay;
  • Thiết lập mục tiêu nhỏ và có thể đạt được: Bố mẹ hãy chú trọng đến quá trình thay vì kết quả tức thì. Đồng thời, bạn nên chắc chắn rằng trẻ hiểu mình đang từng bước để học cách kiểm soát bản thân;
  • Giúp con hoàn thành công việc: Bạn có thể sử dụng biểu đồ và danh sách kiểm tra để theo dõi tiến độ bài tập hay công việc của trẻ. Thêm vào đó, các mẹ hãy hướng dẫn ngắn gọn và thường xuyên đồng thời nhắc nhở trẻ một cách nhẹ nhàng;
  • Giới hạn sự lựa chọn: Bố mẹ hãy giúp con học cách để đưa ra một quyết định tốt bằng cách cho bé từ 2 hoặc 3 lựa chọn tại một thời điểm;
  • Tìm tất cả các hoạt động mà con bạn có thể thành công: Tất cả trẻ em cần phải trải nghiệm thành công để cảm thấy tự hào về bản thân;
  • Luôn bình tĩnh: Đôi khi cách xử sự tốt nhất là bạn nên bỏ qua các hành vi của trẻ khi chúng mắc lỗi. Những hình phạt thể chất, chẳng hạn như đánh đòn hoặc tát, không mang lại lợi ích gì. Mẹ nên thảo luận về những việc trẻ đã làm khi cả hai đã bình tĩnh;
  • Giữ liên lạc với giáo viên: Bố mẹ cần liên lạc thường xuyên với giáo viên để hai bên có thể phối hợp và theo dõi sự tiến bộ của bé.

Khi con cái bị bệnh, bố mẹ nào cũng có tâm lý tìm cách điều trị ngay lập tức nhưng vẫn an toàn cho sức khỏe của con. Liệu pháp hạnh vi được pháp minh ra cũng vì điều này. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể làm giảm một số triệu chứng và chưa được nghiên cứu chuyên sâu. Ngoài ra để có hiệu quả tốt nhất, vẫn cần phải kết hợp liệu pháp này và thuốc. Hi vọng các phụ huynh sau khi tham khảo bài viết đã có thể tìm ra thêm một phương pháp điều trị chứng tăng động mới cho trẻ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những lưu ý “vàng” khi bổ sung protein

(82)
Protein đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, nhưng không phải tất cả các loại protein đều như nhau. Vậy bạn cần phải lưu ý gì khi bổ sung ... [xem thêm]

Những điều cần biết về hội chứng ruột kích thích

(71)
Nhiều người trong số chúng ta đều đã từng bị những cơn đau dạ dày hành hạ. Tuy vậy, đây không phải là rắc rối duy nhất khi mắc bệnh đau dạ dày mà ... [xem thêm]

Bí kíp đánh bay mụn cứng đầu

(25)
Mụn cứng đầu tuy khó kiểm soát nhưng vẫn có thể điều trị bằng một số phương pháp y khoa, và chăm sóc tại nhà. Sau đây là một số bí kíp đánh bay mụn ... [xem thêm]

Khoai tây tím: 7 lợi ích không thể ngờ đến

(55)
Trong họ hàng nhà khoai tây, khoai tây tím là một loại rau ăn củ không chỉ thu hút với màu sắc đặc trưng mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời, ... [xem thêm]

Sinh thiết nội mạc tử cung

(57)
Tên kỹ thuật y tế: Sinh thiết nội mạc tử cungBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Nội mạc tử cungTìm hiểu chungSinh thiết nội mạc tử cung là gì?Sinh thiết nội ... [xem thêm]

8 loại cây trong vườn giúp bạn xua đuổi muỗi tự nhiên

(100)
Bạn không những dễ nổi mẩn đỏ do vết muỗi đốt mà còn có nguy cơ bị lây lan nhiều bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm màng não… Liệu có ... [xem thêm]

Nặn mụn đầu đen: nên hay không?

(13)
Mụn đầu đen làm mất thẩm mỹ gương mặt và làm bạn trở nên kém tự tin. Có nhiều cách để loại bỏ mụn nhưng việc nặn mụn đầu đen lại rất phổ ... [xem thêm]

Làm sao tránh các vấn đề tiêu hóa trong dịp cuối năm?

(95)
Liệu bạn có hay ôm đồm quá nhiều việc nên lúc nào cũng ăn vội vàng cho qua bữa? Nếu có thì đã đến lúc bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống để ngăn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN