Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội

(4.42) - 98 đánh giá

Hiện nay, nhu cầu thăm khám và điều trị các bệnh nội tiết ngày một tăng cao. Trong số nhiều bệnh viện, Bệnh viện Nội tiết Trung ương là một trong những địa chỉ đáng tin cậy được nhiều người tìm đến. Nếu đây là lần đầu bạn đến khám tại bệnh viện này thì việc tìm hiểu một vài thông tin là điều cần thiết để quá trình khám diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội được xem là bệnh viện tuyến cuối trong điều trị bệnh nội tiết và bệnh rối loạn chuyển hóa. Trong những năm vừa qua, ngoài công tác khám và điều trị, bệnh viện còn tổ chức thành công hai chương trình: bệnh rối loạn thiếu hụt iôt và phòng bệnh đái tháo đường.

Giới thiệu chung về Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bệnh viện Nội tiết Trung ương hiện là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực nội tiết và chuyển hóa. Đến nay, bệnh viện đã được công nhận là bệnh viện hạng nhất với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng là cơ sở y tế đầu tiên trong nước áp dụng phương pháp mổ nội soi tuyến giáp, đem lại hiệu quả điều trị lớn và rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân.

Hiện Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội có 39 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các phòng ban được trang bị máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác khám chữa bệnh. Bệnh viện tổ chức 15 phòng khám bệnh chuyên khoa, 2 bàn khám ngoài giờ và 3 phòng khám theo yêu cầu.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội điều trị những bệnh gì?

Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội chuyên điều trị các nhóm bệnh và các biến chứng do bệnh nội tiết như:

  • Đái tháo đường
  • Cường giáp
  • Suy giáp
  • Điều trị chứng tăng tiết mồ hôi tay
  • Phẫu thuật lấy tuyến mồ hôi nách
  • Cường chức năng tuyến yên
  • Suy tuyến yên
  • Đái tháo nhạt
  • Hội chứng Cushing
  • Suy thượng thận
  • Chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân có biến chứng do đái tháo đường
  • Bệnh nội tiết sinh sản
  • Bệnh thận – tiết niệu
  • Các bệnh về mắt – răng hàm mặt – tai mũi họng liên quan đến nội tiết
  • Tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân có nhu cầu…

Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội

1. Địa chỉ

Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội hiện có 2 cơ sở:

Cơ sở 1: Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Cơ sở này nằm cách trung tâm khoảng 10km, cạnh các tuyến đường quốc lộ (Quốc lộ 1 cũ, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đường cao tốc trên cao). Đây là khu vực khám và điều trị chính của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nơi tập trung các chuyên gia và đội ngũ y bác sĩ chủ chốt. Ngoài ra, cơ sở này cũng được trang bị nhiều máy móc hiện đại, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Cơ sở 2: Ngõ Thái Thịnh II, phường Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội

Cơ sở Thái Thịnh được thành lập và hoạt động trước nhưng những năm gần đây đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu thăm khám. Cơ sở này chủ yếu tiếp nhận khám và điều trị ngoại trú cho bệnh nhân ở khu vực nội thành. Do hệ thống máy móc, thiết bị và đội ngũ y bác sĩ không nhiều nên bệnh viện thường chỉ khám các bệnh nội tiết thông thường. Với các trường hợp nặng cần phẫu thuật hoặc nhập viện điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn chuyển bệnh nhân sang cơ sở Tứ Hiệp.

2. Thời gian làm việc

Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám chữa bệnh vào tất cả các ngày trong tuần tại cả 2 cơ sở, làm việc bình thường cả thứ Bảy và Chủ nhật.

  • Sáng: 7 giờ 30 – 12 giờ. Chiều: 13 giờ 30 – 17 giờ
  • Trực cấp cứu 24/7.

3. Sơ đồ khu khám bệnh

4. Quy trình khám bệnh

Bước 1: Đăng ký khám

  • Lấy số thứ tự để làm thủ tục khám
  • Xuất trình thẻ Bảo hiểm Y tế, giấy tờ tùy thân, hồ sơ chuyển viện hoặc giấy hẹn tái khám
  • Nhận phiếu khám bệnh và số thứ tự tại buồng khám
  • Đối với những trường hợp vượt tuyến, trái tuyến…, nếu có nguyện vọng khám, chữa bệnh theo yêu cầu thì bạn tạm ứng tiền trước.

Bước 2: Khám lâm sàng và chẩn đoán

Ngồi chờ đến số và vào phòng khám được ghi trên phiếu. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng hoặc chẩn đoán xác định và kê đơn điều trị mà không cần chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.

Nếu phải xét nghiệm:

  • Nhận phiếu chỉ định xét nghiệm từ bác sĩ
  • Đến nơi lấy mẫu xét nghiệm, nộp phiếu chỉ định xét nghiệm và chờ đến lượt
  • Phối hợp với kỹ thuật viên để lấy mẫu
  • Quay về buồng khám, chờ đến lượt
  • Nhận chỉ định điều trị, đơn thuốc và làm thủ tục chi trả viện phí hoặc đóng chi trả Bảo hiểm Y tế.

Nếu phải thực hiện các kỹ thuật thăm dò chức năng, chẩn đoán và chỉ định điều trị:

  • Chờ khám theo số thứ tự đã được ghi trên phiếu khám bệnh
  • Vào khám khi được thông báo
  • Nhận phiếu chỉ định kỹ thuật thăm dò chức năng từ bác sĩ
  • Đến nơi làm kỹ thuật thăm dò chức năng, nộp phiếu và chờ đến lượt
  • Phối hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Chờ nhận kết quả thăm dò chức năng và quay lại buồng khám
  • Nộp kết quả chẩn đoán hình ảnh và chờ bác sĩ khám chẩn đoán
  • Nhận chỉ định điều trị hoặc đơn thuốc và làm thủ tục chi trả viện phí hoặc đồng chi trả Bảo hiểm Y tế.

Bước 3: Thanh toán viện phí

Người bệnh có Bảo hiểm Y tế

  • Nộp phiếu thanh toán
  • Xếp hàng chờ đến lượt thanh toán
  • Nộp tiền cùng chi trả và nhận lại thẻ Bảo hiểm Y tế
  • Nếu không có thẻ Bảo hiểm Y tế thì bạn phải nộp viện phí theo quy định.

Bước 4: Phát và lĩnh thuốc

  • Nộp đơn thuốc tại quầy phát thuốc
  • Kiểm tra, so sánh thuốc trong đơn và thuốc đã nhận
  • Nhận đơn thuốc, thuốc và ký nhận.

Bảng giá một số dịch vụ khám chữa bệnh

Những chia sẻ trên của Chúng tôi hy vọng sẽ đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích để việc đi khám và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Hà Nội diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhé.

Bạn có thể tham khảo địa chỉ bệnh viện qua bài viết “Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội“.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Truy tìm “thủ phạm” gây sưng đầu gối

(75)
Tìm hiểu chungSưng đầu gối (đau đầu gối) là gì?Sưng đầu gối, hay còn gọi là đau đầu gối, là tình trạng đầu gối bị sưng do chất lỏng dư thừa tích ... [xem thêm]

Top thực phẩm vàng cho làn da sáng khỏe

(99)
Bên cạnh yếu tố di truyền và phương cách chăm sóc da, chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quyết định của làn da sáng khỏe. Hello Bacsi giới thiệu đến bạn ... [xem thêm]

Chữa sùi mào gà và những nguy cơ tiềm tàng

(71)
Những biện pháp chữa sùi mào gà, bao gồm cả phương pháp tiêu chuẩn hay biện pháp khắc phục tại nhà, giúp nhanh chóng loại bỏ các nốt sần. Tuy nhiên, thực ... [xem thêm]

Bố mẹ cần làm gì khi con cắn móng tay?

(24)
Đối với một số trẻ em, cắn móng tay đã thành thói quen và là cách để giảm căng thẳng. Tuy nhiên, thói quen này hoàn toàn không tốt. Vậy bố mẹ ... [xem thêm]

Trà matcha và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

(22)
Bột matcha là nguyên liệu phổ biến trên toàn thế giới và được dùng để chế biến ra nhiều món ăn, thức uống vô cùng thơm ngon. Ngoài công dụng đó, bột ... [xem thêm]

Thai nhi 8 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(28)
Thai 8 tuần đồng nghĩa với việc bạn đang ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, con yêu đã có kích thước bằng 1 trái dâu rồi đấy.Nếu mẹ bầu ... [xem thêm]

Bà bầu ăn cà tím: 7 lý do để ăn, 4 lý do để tránh

(24)
Bà bầu ăn cà tím có được không, có nên không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Nếu ăn số lượng vừa phải, cà tím sẽ là loại thực phẩm tốt cho bạn. ... [xem thêm]

Linh Tự Đan – Giải pháp điều trị vô sinh hiệu quả cho các cặp vợ chồng

(17)
Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN