Truy tìm “thủ phạm” gây sưng đầu gối

(3.61) - 75 đánh giá

Tìm hiểu chung

Sưng đầu gối (đau đầu gối) là gì?

Sưng đầu gối, hay còn gọi là đau đầu gối, là tình trạng đầu gối bị sưng do chất lỏng dư thừa tích tụ trong hoặc xung quanh khớp gối. Tình trạng sưng khớp có thể do chấn thương dây chằng, sụn, xương, hoặc các cấu trúc xung quanh khớp. Sưng có thể xảy ra trong khớp gối (tràn dịch) hay bên ngoài khớp gối (viêm bao hoạt dịch).

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của sưng đầu gối (đau đầu gối) là gì?

Các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân và bao gồm từ sưng nhẹ đến nghiêm trọng. Các triệu chứng thông thường bao gồm đau, căng đau, đỏ vùng đầu gối, sốt và ớn lạnh. Đầu gối có thể có vết bầm tím hoặc trở nên cứng hơn và gây khó khăn khi di chuyển.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gặp bác sĩ nếu bạn:

  • Có các dấu hiệu của nhiễm trùng (sốt, đỏ, nóng vùng khớp);
  • Thấy đầu gối, cẳng chân, hay bàn chân trở nên tái nhợt, lạnh hay chuyển màu xanh;
  • Không thấy khá hơn sau khi điều trị;
  • Đau trầm trọng hay không thể đứng vì đau khớp gối;
  • Thấy chân bị tê, yếu hoặc có cảm giác châm chích.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra sưng đầu gối (đau đầu gối)?

Những nguyên nhân gây ra đau đầu gối chủ yếu là do các chấn thương bao gồm:

  • Rách dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng chéo sau (PCL), dây chằng giữa và dây chằng bên (MCL và LCL);
  • Rách sụn chêm (sụn đầu gối), gãy xương của khớp gối hoặc chấn thương sụn lót bên trong của xương (sụn khớp) cũng có thể gây tràn dịch khớp gối;
  • Viêm bao hoạt dịch, viêm gân và bong gân là nguyên nhân gây sưng bên ngoài khớp gối;
  • Chấn thương mạnh, chẳng hạn như bị chấn thương trong các môn thể thao tiếp xúc hay té ngã có thể làm cho dịch hoặc máu tích tụ trong đầu gối;
  • Gãy xương, viêm khớp, bệnh gút, u nang, trật khớp xương bánh chè, nhiễm trùng, khối u cũng gây ra sưng khớp gối;
  • Xoay gối, dừng lại, di chuyển ngang đột ngột và tiếp đất không vững có thể làm khớp gối bị căng. Thoái hóa do tuổi già là những nguyên nhân khác.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị sưng đầu gối (đau đầu gối)?

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả nam hay nữ. Đặc biệt là đối với những người hay hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị sưng đầu gối (đau đầu gối)?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau đầu gối bao gồm:

  • Độ tuổi: những người lớn hơn 55 tuổi thường có nguy cơ bị sưng khớp gối cao hơn;
  • Chơi thể thao: đặc biệt là các môn thể thao đối kháng, đòi hỏi thay đổi hướng đột ngột như bóng rổ.
  • Béo phì: làm tăng trọng lượng mà khớp phải chịu, làm tăng nguy cơ viêm xương khớp và có thể dẫn tới tràn dịch khớp.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sưng đầu gối (đau đầu gối)?

Các bác sĩ chẩn đoán từ bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm bổ sung khi có chỉ định. Bác sĩ sẽ hỏi về quá trình sưng, cách khởi phát nhanh như thế nào hoặc đã bị các chấn thương gì. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm về những loại bài tập và các hoạt động đã được thực hiện, cũng như các chấn thương trước đó. Chụp X-quang thường hữu ích trong việc đánh giá sưng đầu gối, các xét nghiệm khác như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và chọc dò khớp có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra sưng đầu gối. Trong chọc dò khớp, bác sĩ sẽ chọc kim vào khớp gối bằng kỹ thuật vô khuẩn và rút dịch ra. Dịch này được gửi đến phòng thí nghiệm để khảo sát tìm nguyên nhân gây tụ dịch.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sưng đầu gối (đau đầu gối)?

Mục tiêu điều trị là tìm ra nguyên nhân gây sưng, sau đó làm giảm sưng và giúp bạn hoạt động trở lại càng sớm và càng an toàn càng tốt. Sưng đầu gối có thể chỉ cần điều trị tại nhà, nhưng bạn cần phải đến bác sĩ để chữa trị nếu bạn bị các bệnh khác như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút.

Bạn cần nghỉ ngơi và tránh các hoạt động như chạy bộ hoặc chơi tennis. Sử dụng túi chườm nước đá, băng đàn hồi xung quanh đầu gối, gối kê dưới đầu gối, gậy chống hoặc nạng, tập các bài tập tăng cường sức căng và sức cơ cũng có thể hữu ích. Các bài tập phục hồi chức năng để khôi phục lại tầm vận động và sức cơ rất có ích một khi chẩn đoán được xác định.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) (ibuprofen, naproxen) và acetaminophen có thể giảm đau. Các phương pháp điều trị khác phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại và có thể sử dụng các dụng cụ chỉnh hình, nẹp, các loại thuốc khác và phẫu thuật nếu có chỉ định. Chọc dò khớp là một phương pháp điều trị ngắn hạn để giảm bớt đau do sưng nhưng sưng có thể tái phát và gây nhiễm trùng ở khớp nếu không được thực hiện đúng cách.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của sưng đầu gối (đau đầu gối)?

Sưng đầu gối có thể được hạn chế nếu bạn thực hiện các thói quen sinh hoạt sau đây:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

10 thực phẩm giàu vitamin E cần có trong mỗi bữa ăn

(91)
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E cho cơ thể để tăng cường sức khỏe bản thân và gia đình là điều được các bà nội trợ quan tâm. Vậy đâu là những thực ... [xem thêm]

4 lý do tại sao bạn nên chú ý tư thế trong giao tiếp

(73)
Tư thế trong giao tiếp đứng hay ngồi đều có ảnh hưởng đến ấn tượng của đối phương về bạn. Nếu bạn muốn mở rộng mối quan hệ hay chinh phục một ... [xem thêm]

Bạn biết gì về kích thước của tử cung trong thai kỳ?

(70)
Kích thước của tử cung sẽ thay đổi ra sao trong quá trình mang thai? Tử cung sau khi sinh có trở lại được kích thước bình thường hay không?Bạn có biết rằng ... [xem thêm]

Các loại bệnh tâm thần, bạn đã biết chưa?

(59)
Ngày nay, với nhịp độ cuộc sống vội vã và căng thẳng, bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhiều người mắc các loại bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn ... [xem thêm]

Thực đơn dành cho người bệnh đa u tủy xương

(98)
Duy trì dinh dưỡng tốt là chìa khóa quan trọng để điều trị thành công các loại ung thư, chẳng hạn như bệnh đa u tủy xương.Trong quá trình điều trị bệnh ... [xem thêm]

6 dấu hiệu của bệnh bạch cầu mà mọi phụ nữ nên biết

(68)
Bệnh bạch cầu còn gọi là bệnh ung thư máu và phát triển trong tủy xương ở cơ thể người. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn biết thêm về bệnh bạch cầu và ... [xem thêm]

Khi bé không chịu bú mẹ, đâu là nguyên nhân?

(41)
Bé đang bú sữa mẹ bình thường bỗng đột ngột ngưng bú khiến các mẹ hết sức lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này sẽ tiết lộ cho mẹ nhiều vấn đề ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân bệnh bạch tạng ở người

(46)
Bệnh bạch tạng khiến cho các sắc tố da, tóc và mắt ở người trở nên nhạt màu hoặc không màu. Đột biến gene chính là nguyên nhân bệnh bạch tạng khiến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN