Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

(3.75) - 65 đánh giá

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh hô hấp phổ biến, đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí qua đường thở. Nhờ vào hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được căn bệnh này.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh phổi tiến triển có thể đe dọa đến tính mạng và gây ra tình trạng khó thở. Ban đầu, bạn chỉ khó thở khi gắng sức nhưng sau đó tình trạng có xu hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Trên toàn cầu, ước tính có 3,17 triệu ca tử vong do căn bệnh này vào năm 2015 (tức là 5% tổng số ca bệnh tử vong trên toàn thế giới).

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do tiếp xúc với khói thuốc, kể cả hút thuốc chủ động hay bị động. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm ô nhiễm không khí (trong nhà và môi trường bên ngoài), bụi hay khói từ một số ngành nghề đặc trưng.

Phụ nữ mang thai tiếp xúc với tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà lâu dài có thể gây ảnh hưởng lên thai nhi và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau này. Một số trường hợp COPD là do hen suyễn thời gian dài.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Sự thật là hiện tại không có cách nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nhưng việc điều trị sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và kiểm soát các triệu chứng phổi tắc nghẽn mạn tính.

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Ngừng hút thuốc. Nếu vẫn chưa cai được thuốc lá thì đây là điều đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần phải cố gắng thực hiện khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Sử dụng thuốc và ống hít. Những sản phẩm này sẽ giúp bạn thở dễ dàng hơn.
  • Phục hồi chức năng phổi. Đây là một chương trình chuyên biệt gồm các bài tập thể dục và giáp dục sức khỏe cho bệnh nhân COPD.
  • Phẫu thuật hoặc ghép phổi. Tuy nhiên, rất ít trường hợp cần phải thực hiện phẫu thuật hay cấy ghép phổi.

Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về các lựa chọn phù hợp trong việc điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính. Bộ Y tế cũng ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để làm cơ sở xây dựng nên phác đồ điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Vì đây là tài liệu dành cho cán bộ y tế nên sau đây Chúng tôi chỉ tóm tắt vài ý chính cơ bản và đơn giản nhất có thể để bạn hiểu rõ hơn về các bước điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính.

1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng thay đổi cấp tính các biểu hiện lâm sàng như khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm nhiều và thay đổi màu sắc của đờm. Những thay đổi này khiến quá trình điều trị phải thay đổi. Theo thống kê, trung bình mỗi năm một người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có từ 1,5-2,5 đợt cấp tính.

Chẩn đoán

Khi người bệnh đến các cơ sở y tế địa phương, nhân viên y tế cần phát hiện được các dấu hiệu của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa vào các triệu chứng như:

  • Ho tăng
  • Khó thở tăng
  • Khạc đờm tăng hoặc thay đổi màu sắc của đờm, chẳng hạn như đờm chuyển thành đờm mủ

Một số biểu hiện khác có thể có hoặc không tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh:

  • Tim mạch: nặng ngực, nhịp nhanh, loạn nhịp. Các dấu hiệu của tâm phế mạn như phù, tĩnh mạch cổ nổi, gan to…
  • Triệu chứng toàn thân: sốt, rối loạn tri giác, trầm cảm, mất ngủ, giảm khả năng gắng sức…
  • Trường hợp nặng có dấu hiệu suy hô hấp cấp như thở nhanh nông hoặc thở chậm, tím môi hay đầu chi, nói ngắt quãng, co thắt cơ hô hấp phụ, đổ mồ hôi…

Với các dấu hiệu lâm sàng ở trên, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết để hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị, bao gồm:

  • Đo SpO2
  • Khí máu động mạch
  • Chụp X-quang phổi
  • Công thức máu
  • Xét nghiệm đờm
  • Điện tim
  • Siêu âm tim
  • Sinh hóa máu
  • Chức năng thông khí

Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo tiêu chuẩn quy định.

Điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Cách xử trí ban đầu cho đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được thực hiện theo sơ đồ dưới đây:

Hướng dẫn xử trí ban đầu trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nếu người bệnh có những biểu hiện sau đây thì cần phải nhập viện điều trị:

  • Các triệu chứng đột ngột trở nặng như khó thở, tần số thở tăng, độ bão hòa oxy giảm, rối loạn ý thức
  • Suy hô hấp
  • Khởi phát các triệu chứng thực thể mới như phù ngoại vi, xanh tím
  • Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thất bại với điều trị ban đầu
  • Các bệnh mắc chung nặng hơn (suy tim, loạn nhịp tim mới xuất hiện…)
  • Thiếu người hỗ trợ chăm sóc tại nhà

Tùy từng mức độ nhẹ, vừa hay nặng của đợt cấp mà bác sĩ sẽ đưa các phác đồ điều trị cụ thể khác nhau.

2. Quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định

Sau khi đưa ra kết luận bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho người bệnh dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán COPD thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị dựa trên hướng dẫn chung:

  • Ngừng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như khói thuốc, bụi, khói từ bếp củi, than, khí độc…
  • Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào
  • Tiêm vắc-xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp (gồm cúm, viêm phổi…) vì đó là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Phục hồi chức năng hô hấp
  • Các điều trị khác như vệ sinh mũi họng thường xuyên, giữ ấm vùng cổ ngực, phát hiện và điều trị sớm các nhiễm trùng tai mũi họng và các bệnh đồng mắc

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kê cho bạn một số thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) với liều lượng được điều chỉnh theo từng mức độ và giai đoạn bệnh.

Người mắc bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính kèm theo suy hô hấp mạn tính, thiếu oxy máu có thể được chỉ định thở oxy dài hạn tại nhà để giảm bớt khó thở. Sau đó, người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng bệnh:

  • Tái khám định kỳ 1 tháng/lần và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu được phân loại lại mức độ bệnh
  • Theo dõi chức năng hô hấp
  • Thực hiện một số thăm dò để phát hiện, điều trị các biến chứng và các bệnh đồng mắc như tim mạch, ung thư phổi, loãng xương, đái tháo đường…
  • Tham gia các chương trình giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân COPD.

Hy vọng những thông tin về chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để có cách điều trị hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sổ tay 6 bí quyết làm đẹp với thuốc nhuộm tóc tự nhiên

(92)
Bạn có thể thử sử dụng những loại thuốc nhuộm tóc từ các thành phần tự nhiên nếu bạn đang tìm kiếm một biện pháp nhuộm tóc an toàn cho tóc và cơ ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người bệnh sởi

(48)
Chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc đối phó với bệnh sởi. Nếu bạn đang không biết người bệnh sởi kiêng ăn gì và chế ... [xem thêm]

9 nguyên nhân gây khô cổ họng bạn nên biết

(40)
Bạn có thể bị khô cổ họng vì các nguyên nhân như mất nước, dị ứng, cảm lạnh… Vậy khô họng là bị bệnh gì? Làm sao để đẩy lùi triệu chứng khô ... [xem thêm]

Sự trinh trắng: Một quyết định mang tính cá nhân

(87)
Đôi lúc có vẻ như mọi người trong trường đang bàn tán về việc ai đó còn trinh tiết không hay đã “mất”. Đối với cả nam lẫn nữ, áp lực thỉnh thoảng ... [xem thêm]

7 biến chứng suy thận đặt bạn vào tình thế hiểm nghèo

(67)
Mục đích chung của các biện pháp phòng ngừa suy thận là tập trung vào việc ngăn chặn ngay từ đầu những yếu tố nguy cơ gây phát sinh bệnh, ví dụ như đái ... [xem thêm]

Những nguyên nhân gây đau lưng và cách điều trị

(51)
Những cơn đau lưng đang hoành hành ngày đêm khiến bạn gặp khó khăn trong những sinh hoạt hàng ngày? Bạn có muốn quyết tâm hạ gục chứng đau lưng ấy?Bạn ... [xem thêm]

Dùng kem dưỡng ẩm chống nắng, có lẽ bạn đang mắc sai lầm này

(39)
Hàng triệu người đang sử dụng kem dưỡng ẩm chống nắng (SPF) mỗi ngày, họ tin rằng loại kem dưỡng da này rất tiện lợi vì có thể vừa dưỡng ẩm vừa ... [xem thêm]

Làm thế nào để cắt giảm đường trong chế độ ăn hằng ngày?

(50)
Nếu tuân thủ nguyên tắc cắt giảm đường trong chế độ ăn hằng ngày, bạn sẽ bất ngờ bởi những lợi ích “quý hơn vàng” mà chúng mang lại cho sức ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN