Sau sinh có được uống nước mía? Câu trả lời sẽ làm bạn bất ngờ hơn!

(3.51) - 35 đánh giá

Nước mía là loại nước giải khát mát lành được nhiều người lựa chọn trong mùa hè nóng bức. Thế nhưng, đối với các bà đẻ cần kiêng cữ nhiều thứ thì liệu sau sinh có được uống nước mía?

Trước đây khi mang thai, bạn đã từng uống nước mía chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì bạn cũng đừng thất vọng vì đã bỏ qua những công dụng của nước mía đối với thai kỳ nhé. Giờ đây khi đã sinh con, bạn vẫn có thể uống nước mía. Dưới đây là những thông tin dinh dưỡng của nước mía để bạn yên tâm khi sử dụng.

Giá trị dinh dưỡng từ nước mía

Mía là cây nông nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam, được người dân tiêu thụ quanh năm nhưng đặc biệt nhiều vào mùa hè.

Nước mía chứa những thành phần dinh dưỡng như kali, canxi, sắt, magiê, phốt-pho, amino axit, vitamin C, B1, B2, kẽm… Một ly nước mía (khoảng 250ml) có chứa khoảng 180 kcal.

Ngoài ra, nước mía còn giàu chất xơ tiêu hóa (dietary fiber). Nước mía cung cấp chất chống oxy hóa tương tự hợp chất flavonoid và polyphenolic, thành phần góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe tổng quát của người dùng cũng như giảm tình trạng mất cân bằng oxy hóa (stress oxy hóa).

Nghiên cứu cho thấy mất cân bằng oxy hóa là nhân tố gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sản phụ như lạc nội mạc tử cung, sinh non… Tình trạng này còn khiến buồng trứng nhanh lão hóa, giảm khả năng sinh sản và nhiều bệnh lý phụ khoa khác ở phụ nữ. Do đó, uống nước mía với lượng vừa phải để cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa.

Sau sinh có được uống nước mía?

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn bà đẻ sau sinh có được uống nước mía không, hãy cùng xem ngay 3 tác dụng kì diệu của loại thức uống này đối với sức khỏe của mẹ nhé.

1. Nước mía cung cấp năng lượng khi cho con bú

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước mía thời kỳ cho con bú. Sau sinh là lúc cơ thể cần nạp đủ lượng calorie để chăm sóc và cho bé bú sữa.

Khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần lượng calorie khuyến cáo là từ 1.800 – 2.000 calorie/ngày. Nước mía giàu hàm lượng calorie nên sẽ là nguồn cung cấp thêm calorie cho bạn. Bạn có thể tính toán để bổ sung các thực phẩm giàu calorie sao cho lượng calorie tiêu thụ mỗi ngày không thừa mà cũng không thiếu.

2. Nước mía giúp giảm cân sau sinh hiệu quả

Nếu bạn muốn giảm cân sau sinh hiệu quả thì nước mía là một sự lựa chọn bạn có thể cân nhắc đến. Nước mía rất giàu chất xơ tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa mỡ tích tụ ở vùng bụng, đồng thời tạo ra cảm giác no để bạn tránh ăn vặt, ăn quá nhiều và tăng cân.

Chất xơ là nhân tố cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của bạn, hỗ trợ ngăn ngừa táo bón sau sinh, giúp đường ruột tiêu hóa và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Tính kiềm của nước mía còn có công dụng tạo ra môi trường lý tưởng để đốt cháy lượng mỡ thừa.

3. Nước mía giúp mẹ sau sinh phòng ngừa loãng xương

Phụ nữ là đối tượng có nguy cơ loãng xương cao hàng đầu. Sau thời kỳ mang thai và sinh đẻ, bạn lại cần cung cấp đủ lượng canxi để em bé bú sữa mẹ cũng nhận được đủ canxi cho xương chắc khỏe.

Trước lúc mật độ xương ở người phụ nữ giảm dần khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, bạn cần bổ sung canxi cho cơ thể ở mức vừa phải mỗi ngày. Trong nước mía có chứa lượng canxi, sắt, kẽm, kali và magiê dồi dào. Nhờ đó, nước mía giúp xương thêm chắc khỏe, phòng ngừa bệnh loãng xương.

Chắc chắn bây giờ bạn đã hết lo lắng sau sinh có được uống nước mía không rồi đúng không? Tuy không phải là loại nước giải khát thượng hạng nhưng nước mía lại rất bổ dưỡng và thanh mát. Do đó, nếu bạn đang ở giai đoạn sau sinh thì đừng bỏ lỡ nó nhé. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe, bạn chỉ nên tiêu thụ một lượng vừa phải, khoảng 500ml nước mía mỗi ngày và nên chọn loại mía còn tươi, trực tiếp đi ép lấy nước để đảm bảo vệ sinh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bí mật của cặp đôi hạnh phúc: Làm gì trong ngày Valentine?

(59)
Nếu bạn chưa biết làm gì trong ngày Valentine thì những hoạt động lành mạnh sau đây sẽ là những gợi ý độc đáo mà bạn có thể chuẩn bị ngay bây ... [xem thêm]

Váng sữa có thực sự bổ dưỡng như lời đồn?

(93)
Mỗi tháng, bạn tốn một khoản không nhỏ để mua váng sữa cho bé ăn vì nghe nói loại thực phẩm này rất bổ dưỡng. Cách làm váng sữa tại nhà không hề khó. ... [xem thêm]

Trẻ sinh non phát triển như thế nào?

(63)
Phần lớn quá trình trẻ sinh non phát triển diễn ra đều ở mức bình thường. Bé cũng cần được chú ý vào những năm đầu tiên để đề phòng các vấn đề ... [xem thêm]

Cách chữa hóc xương cá dành cho trẻ nhỏ

(30)
Việc trẻ vô tình hóc xương khi ăn cá là tình trạng khá phổ biến. Xương cá rất nhỏ và dễ dàng bị bỏ qua khi chế biến hoặc khi nhai. Nắm giữ được cách ... [xem thêm]

Làm sao phòng ngừa bệnh ung thư miệng?

(33)
Ung thư là “kẻ giết người” thầm lặng. Vậy làm thế nào để ngăn chặn “kẻ giết người” giấu mặt này? Ngay bây giờ, để bảo vệ bản thân và gia ... [xem thêm]

Triệu chứng bệnh đậu mùa: Dấu hiệu nhỏ không thể bỏ qua

(22)
Trong giai đoạn ủ bệnh (từ 7-17 ngày kể từ lúc tiếp xúc với virus), triệu chứng bệnh đậu mùa không có gì bất thường. Sau thời gian đó, người bệnh sẽ ... [xem thêm]

Bà bầu ăn mãng cầu: 9 lợi ích sức khỏe tuyệt vời

(25)
Bà bầu ăn mãng cầu không chỉ ngon miệng mà còn đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.Theo kinh nghiệm dân gian, ngoài dùng như một loại trái ... [xem thêm]

Ung thư vú dạng viêm (IBC)

(70)
Ung thư vú dạng viêm là một loại bệnh ung thư vú hiếm gặp và có xu hướng diễn biến xấu. Triệu chứng của nó là vú bị sưng đỏ, căng và sưng phù. Tại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN