Hơi thở có mùi: nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh!

(3.87) - 33 đánh giá

Nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng là do việc vệ sinh răng miệng kém. Tuy nhiên, đôi lúc hơi thở có mùi còn phản ánh một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng hay cũng có thể là một tác dụng phụ của một phương pháp hay liệu trình điều trị y khoa.

Dù là nguyên nhân nào, hôi miệng mạn tính cũng cần phải được xử trí để chất lượng cuộc sống của bạn tốt hơn. Những tình trạng sức khỏe dưới đây đã được chứng minh là có thể khiến hơi thở có mùi. Một vài nguyên nhân có liên quan trực tiếp đến các rối loạn trong miệng còn các nguyên nhân khác là do tác dụng phụ đi kèm. Hãy tìm hiểu thử xem đó là những tình trạng bệnh nào bạn nhé.

Sâu răng và viêm nướu

Khi men răng bị xói mòn, các hạt thức ăn có thể kẹt vào những lỗ nhỏ trên răng, gọi là sâu răng. Bởi vì việc đánh răng không thể loại bỏ các phần thức ăn lắng đọng này, lâu dần chúng sẽ tăng sinh vi khuẩn, từ đó tạo ra mùi hôi.

Viêm nướu là một tình trạng bệnh lý khác có thể gây hôi miệng. Nướu khi bị viêm do vi khuẩn có thể gây đau nghiêm trọng và tạo mùi hôi thối rất khó chịu.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang có thể là nguyên nhân bên trong của chứng hôi miệng. Khi nhiễm trùng đường hô hấp phá vỡ hoặc gây viêm các mô trong hệ thống hô hấp, việc này có thể kích hoạt quá trình sản xuất các tế bào ăn vi khuẩn và chất nhầy.

Dị ứng và chảy dịch mũi sau cũng có thể gây hôi miệng vì đây là những tình trạng bệnh có xu hướng làm tắc nghẽn mũi. Nghẹt mũi có thể buộc bạn phải thở bằng miệng, dẫn đến khô miệng và tăng sinh các vi khuẩn gây hôi miệng.

Ung thư

Bạn đừng lo sợ và nghĩ rằng mình bị ung thư khi thấy hơi thở có mùi hôi. Tuy nhiên, ung thư nơi miệng gây ra nhiều biến chứng về chất lượng của hơi thở. Ở một vài người, tình trạng hơi thở tệ có thể giúp phát hiện ung thư giai đoạn đầu. Một nghiên cứu đã thử nghiệm một thiết bị được thiết kế để nhận biết ung thư phổi ở 80% bệnh nhân dựa trên bài kiểm tra về hơi thở của bệnh nhân. Kết quả là, triệu chứng hôi miệng mãn tính có thể là một cứu cánh đối với những bệnh nhân này vì nó giúp nhận biết ung thư trong giai đoạn đầu.

Liệu pháp hóa trị và xạ trị có thể dẫn đến khô miệng do ảnh hưởng đến việc sản xuất nước bọt. Nếu vòm miệng không tiết nước bọt đầy đủ, vi khuẩn có hại có thể sinh sôi và giải phóng khí sulfuric có mùi khó chịu khiến hơi thở thực sự rất khủng khiếp.

Tiểu đường

Cơ thể bệnh nhân tiểu đường thường không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết. Điều này dẫn đến việc cơ thể sẽ đốt cháy chất béo gây ra tình trạng nhiễm axit ceton. Tình trạng này có thể dẫn đến sự gia tăng chất ceton trong máu, chất này bình thường được cơ thể cố gắng loại bỏ qua nước tiểu và phổi. Sự tích tụ này khiến hơi thở có mùi giống trái cây hay mùi acetone. (Acetone là một dẫn xuất của ceton. Ceton được tạo ra khi cơ thể đốt cháy các axit béo.

Bên cạnh đó, những bệnh nhân đái tháo đường không được kiểm soát đường huyết chặt chẽ đễ mắc các bệnh về nướu và bị khô miệng. Khi lượng đường trong máu không ổn định, cơ thể không đủ sức chống lại các vi khuẩn gây hai cho nướu. Hậu quả là gây các viêm nhiễm tại nướu và làm hôi miệng.

Bệnh gan

Hơi thở người bị bệnh gan thường có mùi, còn được gọi là hơi thở mùi gan tươi. Khi một người bị bệnh gan, hơi thở có mùi là triệu chứng đầu tiên xuất hiện đầu tiên của họ.

Suy thận

Hơi thở có mùi tanh như nước tiểu hay tương tự mùi amoniac không phải lúc nào cũng là do hải sản mà có thể do chứng suy thận.

Thận có chức năng loại bỏ các hóa chất độc hại trong máu bằng cách tạo ra nước tiểu. Khi bệnh nhân bị suy thận, hay còn gọi là bệnh thận giai đoạn cuối, thận sẽ bị hư hỏng nên chúng không còn khả năng lọc các chất thải và hóa chất độc ra khỏi máu. Điều này sẽ làm các độc tố nguy hiểm và các chất thải không được thải ra cũng như tích tụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng gần như tất cả các bộ phận của cơ thể. Hơi thở có mùi tanh có thể xuất hiện khi bệnh suy thận làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp và gây ra các vấn đề khó thở.

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Hơi thở hôi có thể là dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề về ruột.

Những tình trạng tại đường tiêu hóa như trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể ảnh hưởng tới hơi thở của bạn. Cả 2 tình trạng tiêu hóa trên đều có thể gây trì hoãn hoặc ngăn chặn quá trình tiêu hóa thức ăn hiệu quả trong dạ dày. Khi thức ăn không di chuyển qua ống tiêu hóa, nó có thể bắt đầu phân hủy. Một lượng nhỏ thức ăn không được tiêu hóa thậm chí có thể khiến bạn muốn nôn ra và gây hôi miệng. Các nha sĩ cũng phát hiện những bệnh nhân bị đỏ, sưng tấy họng và xói mòn axit ở răng đều bị mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Nhưng trào ngược dạ dày thực quản không chỉ là vấn đề có thể ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy vi khuẩn H. pylori gây loét dạ dày có thể làm cho hơi thở có mùi nếu nó bám trong miệng.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hơi thở vào buổi sáng có thể bình thường sau một đêm say giấc. Việc sản xuất nước bọt giảm trong khi ngủ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây mùi có cơ hội để sinh sôi và phát triển.

Thế nhưng việc sản xuất nước bọt bị chậm lại đôi khi do bạn mở miệng khi ngủ quá lâu. Những người gặp các rối loạn như ngưng thở khi ngủ và ngáy có thể bị khó thở đường mũi và do đó họ sẽ thở bằng miệng, làm tăng sự khô miêng và gây hôi miệng.

Hội chứng Sjogren

Đôi khi nguyên nhân khô miệng đến từ các rối loạn tự miễn – (tình trạng cơ thể tấn công chính nó). Đây là hội chứng Sjogren xảy ra khi cơ thể thực sự tấn công và ức chế các tuyến ngoại tiết như tuyến nước bọt, khiến chúng không hoạt động đúng chức năng, dẫn đến khô miệng và có thể gây hôi miệng.

Mặc dù vệ sinh răng miệng có thể làm giảm nhẹ chứng hôi miệng nhưng điều quan trọng bạn cần lưu ý là các nguyên nhân trên cần phải được lên kế hoạch điều trị toàn diện để loại bỏ hoàn toàn chứng hôi miệng. Vì vậy bạn nên đến nha sĩ để tìm ra tình trạng bệnh lý gây hôi miệng tiềm ẩn, từ đó có được phương pháp điều trị thích hợp cả bệnh nền và chứng hôi miệng khó chịu nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cẩn thận kẻo bạn ăn trái cây sai thời điểm!

(54)
Nếu bạn biết những nguyên tắc ăn trái cây khi nào là tốt cho sức khỏe thì sẽ tận dụng được nhiều dưỡng chất từ trái cây. Vậy bạn có biết thời ... [xem thêm]

9 ảnh hưởng của sự cô đơn mà bạn có thể tránh xa

(69)
Ảnh hưởng của sự cô đơn không chỉ khiến tâm trạng u ám mà còn gây hại cho sức khỏe thể chất. Liệu bạn có thể tránh xa các ảnh hưởng tiêu cực của ... [xem thêm]

Bí quyết sống khỏe mạnh hơn cho người bị suy thận cấp độ 4

(43)
Có không ít bệnh nhân bị suy thận cấp độ 4 vẫn có thể sống khỏe mạnh trong nhiều năm và làm được những việc yêu thích. Bạn băn khoăn muốn biết bí ... [xem thêm]

U máu trong gan, xét nghiệm ngay kẻo gặp biến chứng

(18)
U máu trong gan là gì? Bài viết sau sẽ trang bị cho bạn những điều cần biết về căn bệnh đặc biệt này, cũng như các biện pháp chữa trị cần thiết.Những ... [xem thêm]

Nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói để có cách can thiệp sớm

(56)
Hiện nay, tỷ lệ trẻ có biểu hiện chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. Trẻ chậm nói có thể chỉ là tạm thời và sau một khoảng thời gian phát triển, ... [xem thêm]

10 cách giúp giảm mức hormone cortisol trong cơ thể

(11)
Hormone cortisol đóng vai trò thiết yếu trong việc đối phó với tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, nếu nhóm nội tiết tố này tích lũy quá nhiều trong cơ thể, ... [xem thêm]

”Yêu” khi bị cao huyết áp

(51)
Bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lên đời sống tình dục lại có thể rất rõ ràng. Mặc dù có ... [xem thêm]

Những lưu ý khi bổ sung vitamin D3 cho con

(31)
Vitamin D3 là gì? Tại sao lại cần bổ sung vitamin D3 cho trẻ? Liều lượng vitamin D3 như thế nào mới phù hợp?Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN