Hoàng liên

(3.74) - 25 đánh giá

Tìm hiểu chung

Hoàng liên dùng để làm gì?

Từ lâu cây hoàng liên đã được dùng làm thuốc chữa bệnh về tiêu hóa, chứng khó tiêu và bệnh về túi mật. Cây hoàng liên có thể dùng làm thuốc an thần mức nhẹ và giúp giảm các triệu chứng hen suyễn, viêm phế quản hoặc ho gà.

Gần đây, chiết xuất từ cây hoàng liên được dùng phổ biến, giúp an thần và chữa các bệnh về túi mật. Vị thuốc này cũng được dùng để chữa các bệnh ngoài da và giúp giảm cân. Rễ cây hoàng liên được dùng để giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau khi nhổ răng.

Cơ chế hoạt động của hoàng liên là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá của cây hoàng liên có tới 20 loại alkaloid, chẳng hạn như benzophenanthridines, protoberberines và các dẫn xuất của axit hydroxycinnamic. Tuy nhiên thành phần cụ thể nào có khả năng chống co giật thì vẫn chưa xác định được.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của hoàng liên là gì?

Để chữa đau bụng, bạn có thể dùng 1 ml hỗn hợp hoàng liên và các loại thảo dược khác trong vòng bốn tuần.

Liều dùng của cây hoàng liên có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây hoàng liên có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của hoàng liên là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Chiết xuất;
  • Trà;
  • Ngâm rượu.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng hoàng liên?

Cây hoàng liên có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Chóng mặt, mệt mỏi;
  • Huyết áp thấp;
  • Buồn nôn, nhiễm độc gan;
  • Cảm giác ngứa ở vùng da bị tổn thương.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng hoàng liên bạn nên biết những gì?

Lưu trữ hoàng liên ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nhiệt độ và nơi ẩm ướt.

Bạn nên theo dõi các triệu chứng nhiễm độc gan như gan hoạt động nhiều hơn, phân màu đất sét, đau ở vùng xương sườn, vàng da. Nếu các triệu chứng này xuất hiện, bạn nên dừng sử dụng thảo dược này ngay.

Những quy định cho cây hoàng liên ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây hoàng liên nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của hoàng liên như thế nào?

Hiện chưa có đủ thông tin về độ an toàn của cây hoàng liên đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Tốt nhất, bạn không nên dùng hoàng liên cho những đối tượng này.

Thuốc từ hoàng liên có thể làm cho hệ miễn dịch hoạt động mạnh hơn, do đó sẽ làm cho các bệnh về hệ miễn dịch thêm trầm trọng. Không nên dùng hoàng liên nếu bạn bị bệnh về hệ miễn dịch.

Một số loại chiết xuất cây hoàng liên có thể kích thích sự tiết mật của túi mật, làm cho đường dẫn mật bị nghẽn.

Một số nghiên cứu chứng minh rằng hoàng liên có thể gây độc cho gan. Vì vậy, không nên dùng hoàng liên nếu bạn có bệnh về gan.

Hoàng liên có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây hoàng liên.

Các loại thuốc có khả năng gây độc gan sẽ kết hợp với hoàng liên để làm gan xấu đi.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Methionine

(34)
Tên thông thường: methionineTên khác : DL-Methionine, DL-Méthionine, L-2-amino-4-(methylthio)butyric acid, L-Methionine, L-Méthionine, Méthionine, Metionina.Tìm hiểu chungMethionine ... [xem thêm]

Phytonutrients là thảo dược gì?

(58)
Tên thông thường: phytonutrientsTên khoa học : Carotenoids/Flavonoids/Glucosinolates /Phytoestrogens. Tác dụngPhytonutrients dùng để làm gì?Phytonutrients là hợp chất có ... [xem thêm]

Nhân sâm Mỹ là thảo dược gì?

(27)
Tên thông thường: nhân sâm Mỹ, nhân sâm Hoa Kỳ, Anchi Ginseng, Baie Rouge, Canadian Ginseng, Ginseng,Tên khoa học: Panax quinquefoliusTác dụngTác dụng của nhân sâm Mỹ là ... [xem thêm]

Cây dương đề là thảo dược gì?

(40)
Tên thông thường: Yellow-Dock, Chin-ch’iao-mai, curled dock, curly dock, garden patience, narrow dock, parell, patience herb, sour dockTên khoa học: Rumex crispusTác dụngCây dương ... [xem thêm]

Xô thơm

(41)
Tên thông thường: Clary, Clary Wort, Clear Eye, Esalarea, Herbe aux Plaies, Muscatel Sage, Muskatellersalbei, Muskatellsalvia, OrvaleTên khoa học: Salvia sclareaTìm hiểu chungXô thơm ... [xem thêm]

Khổ qua

(58)
Tìm hiểu chungKhổ qua dùng để làm gì?Khổ qua được sử dụng cho các bệnh về đường tiêu hóa và dạ dày bao gồm khó chịu trong bụng, loét, viêm đại tràng, ... [xem thêm]

Hoắc hương là thảo dược gì?

(23)
Tìm hiểu chungHoắc hương dùng để làm gì?Hoắc hương là một loại cây thuộc họ bạc hà (Lamiaceae). Nó được trồng ở khắp châu Âu. Cả cây, trừ phần rễ, ... [xem thêm]

Bạc hà lục là thảo dược gì?

(79)
Tìm hiểu chungBạc hà lục dùng để làm gì?Bạc hà lục là một loại thảo mộc, lá và dầu được sử dụng để làm thuốc.Bạc hà lục được sử dụng cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN