“Hiện tượng bình minh” là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng đường huyết tăng bất thường (thường là 10 đến 20 miligam mỗi decilít) vào sáng sớm, thường là từ 2 đến 6 giờ sáng.
Bạn có sử dụng insulin để đối phó với bệnh tiểu đường (đái tháo đường) và có lượng đường huyết tăng cao vào buổi sáng? Các bác sĩ đã khoanh vùng các lý do dẫn đến tình trạng này trong hai nguyên nhân khác nhau.
Hiện tượng bình minh là gì?
“Hiện tượng bình minh” là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng đường huyết tăng bất thường (thường là 10 đến 20 miligam mỗi decilít) vào sáng sớm, thường là từ 2 đến 6 giờ sáng. Tình trạng này phổ biến nhất ở những người bị bệnhđái tháo đường tuýp 1, mặc dù người bị bệnh đái tháo đường tuýp 2 cũng có thể gặp phải.
Ảnh hưởng của tình trạng này với sức khỏe
Cơ thể chúng ta sử dụng insulin để đối phó với sự gia tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, cơ thể của một người mắc bệnh tiểu đường không sản xuất đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin đúng cách. Kết quả là người bệnh sẽ cảm nhận được tác động của việc có lượng đường trong máu tăng cao, chẳng hạn như:
- Ngất xỉu
- Buồn nôn
- Nôn
- Mờ mắt
- Đuối sức
- Mất phương hướng
- Cảm thấy mệt
- Khát nước
Hiện tượng bình minh và hiệu ứng Somogyi
Được đặt theo tên người bác sĩ đầu tiên viết về nó, đây cũng được gọi là “tăng đường huyết dội ngược”.
Thuật ngữ này đề cập đến các chu kỳ đường huyết tăng cao vào buổi sáng sau một đợt giảm thấp, hay hạ đường huyết (thường không có triệu chứng, nhưng có thể có dấu hiệu là đổ mồ hôi đêm). Lượng đường trong máu của bạn có thể giảm xuống thấp quá mức vào nửa đêm, vì vậy cơ thể bạn sẽ cân bằng bằng cách giải phóng các hormone để nâng cao đường huyết.
Điều này có thể xảy ra nếu bạn dùng quá nhiều insulin trước đó hoặc nếu bạn không ăn nhẹ đủ trước khi đi ngủ. Để tìm hiểu lý do dẫn đến lượng đường trong máu lên cao vào buổi sáng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra đường huyết lúc giữa 2 và 3 giờ sáng trong nhiều đêm liên tiếp.
Nếu đường huyết của bạn vẫn liên tục thấp trong khoảng thời gian này, có thể là do hiệu ứng Somogyi. Nếu đường huyết của bạn là bình thường hoặc cao trong khoảng thời gian này, có thể là do hiện tượng bình minh.
Hiện tượng bình minh và đái tháo đường tuýp 2
Cơ thể của bạn trải qua một loạt các thay đổi tự nhiên trong khi bạn ngủ: Cơ thể bạn bắt đầu sản sinh ra lượng các hormone đặc biệt ở mức cao hơn (hormone tăng trưởng, glucagon, cortisol và catecholamine [epinephrine, norepinephrine và dopamine]) làm tăng đề kháng insulin và ngăn ngừa cơ thể bạn bị hạ đường huyết một cách tự nhiên. Một số nhà nghiên cứu tin rằng sự tăng nồng độ hormone này chính là nguyên nhân khiến mức đường trong máu tăng lên.
Tuy nhiên, đường huyết tăng cao vào buổi sáng có thể có những nguyên nhân khác. Việc kiểm soát kém tình trạng đái tháo đường có thể dẫn đến đường huyết cao hơn bình thường. Không đủ lượng insulin, không sử dụng đúng liều lượng thuốc, hoặc ănthức ăn có hàm lượng carbohydrate cao trước khi đi ngủ cũng có thể dẫn đến tăng đường huyết trong khi bạn ngủ.
Điều trị hiện tượng bình minh
Để kiểm soát đường huyết của bạn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ghi chép lại thực đơn, cũng như lịch trình uống thuốc hoặctự tiêm insulin. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thức dậy trong đêm, khoảng từ 2 đến 3 giờ sáng trong một vài đêm để kiểm tra lượng đường trong máu của bạn.
Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân tăng huyết của bạn là do những thay đổi tự nhiên hay có nguyên nhân nào khác.
Bác sĩ sẽ sử dụng thông tin này để điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc insulin cho bạn, thay đổi sang một loại thuốc khác, hoặc trao đổi với bạn về việc sử dụng bơm insulin để cơ thể có thể được bổ sung thêm insulin vào đầu giờ sáng.