Hệ thống theo dõi đường huyết liên tục hoạt động như thế nào?

(4.28) - 94 đánh giá

Máy đo đường huyết là một công cụ tuyệt vời nhưng bạn cũng cần theo dõi chặt chẽ hơn mức đường máu của mình. Và thiết bị được gọi là hệ thống theo dõi đường huyết liên tục (Continuous Glucose Monitor – CGM) có thể giúp bạn làm điều này. Hệ thống này đã được FDA chấp thuận qua việc kiểm soát mức đường máu ngày và đêm. CGM thu thập thông tin tự động trong thời gian mỗi 5 phút/lần.

Kết hợp với kiểm tra đường máu bằng phương pháp lấy máu ngón tay. CGM có thể giúp bạn và bác sỹ điều trị có cái nhìn tổng thể về tình trạng bệnh tiểu đường. Thông qua việc phát hiện xu hướng và mô hình đường huyết. Dữ liệu thu thập được có thể giúp tìm ra các cách tốt hơn để quản lý bệnh.

Một số thiết bị như thế này có sẵn cho người lớn và trẻ em. Bạn cần nghe thông tin từ bác sĩ nếu bạn có nhu cầu cần một chiếc CGM thích hợp cho mình.



Hệ thống này làm việc như thế nào?

CGM sử dụng một bộ phận cảm biến tí hon đặt dưới da vùng bụng. Bạn có thể đặt nó một cách nhanh chóng mà thường không gây đau đớn. CGM đo lường mức độ đường máu ở dịch ngoại bào. Nó truyền thông tin đến cảm biến sau đó gửi thông tin này đến máy nhắn tin không dây. Giống như một cái màn hình nhỏ mà bạn có thể gắn nó vào dây thắt lưng.

Màn hình sẽ hiển thị lượng đường trong máu ở 1 phút, 5 phút và 10 phút. Nếu đường máu hạ thấp đến mức nguy hiểm hoặc tăng ở mức cao. Thì màn hình sẽ báo động cho bạn biết.

Trước kia, chỉ có bác sĩ mới đọc được các số đo mà hệ thống CGM ghi nhận. Tuy nhiên ngày nay, mỗi cá nhân có thể sử dụng thiết bị này như là một phần trong việc chăm sóc bệnh tiểu đường tại nhà. Bạn có thể tải thông tin thu thập được lên máy tính, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Để xem mô hình và xu hướng dao động mức đường máu của mình. Thông tin đó có thể giúp bạn và bác sĩ lập một kế hoạch tốt nhất cho việc quản lý bệnh tiểu đường, bao gồm:

  • Lượng insulin bạn cần dùng;
  • Kế hoạch luyện tập thể dục thích hợp;
  • Số lượng bữa ăn bạn cần trong ngày;
  • Loại thuốc điều trị tiểu đường và liều lượng thích hợp.

CGM không thể thay thế các thiết bị theo dõi đường máu truyền thống tại nhà hay sự cần thiết của phương pháp lấy máu ngón tay. Bạn sẽ vẫn cần đo mức đường máu bằng máy đo đường huyết thông thường vài lần một ngày. Để theo dõi chính xác mức đường máu hiện tại. Bạn cũng nên thay thế cảm biến dưới da 3-7 ngày/lần.

Nếu sử dụng bơm insulin, bạn cũng có thể kết hợp với hệ thống CGM để theo dõi đường máu liên tục. Khi đó bạn sẽ không cần đến một chương trình bơm thủ công như với phương pháp lấy máu ngón tay khác. Nó được gọi là “bơm cảm biến tăng cường”. (Một thiết bị công nghệ kết hợp giữa hệ thống theo dõi đường máu với hệ thống bơm insulin, nó truyền chỉ số đường huyết đến người sử dụng thiết bị).

Tại sao cần sử dụng CGM?

Không giống các thiết bị đo đường huyết truyền thống, CGM là thiết bị ghi nhận mức đường máu xuyên suốt ngày và đêm. Thể hiện mức đường máu cao và thấp trong suốt cả tuần. Hệ thống này có thể giúp:

  • Ghi nhận mức đường máu thấp nguy hiểm trong đêm mà thường bị bỏ qua
  • Ghi nhận mức đường máu cao giữa các bữa ăn
  • Thể hiện đỉnh của đường máu lúc sáng sớm
  • Đánh giá ảnh hưởng của chế độ ăn và luyện tập thể dục đến mức đường máu
  • Xác định kế hoạch điều trị dựa trên cơ sở ngày qua ngày.

Hệ thống CGM không phải đều thích hợp cho hầu hết các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. CGM mắc hơn so với máy đo đường huyết thông thường và thường không bao gồm chi phí thanh toán trong bảo hiểm y tế. Bạn cũng cần đến sự hướng dẫn và luyện tập thêm. Về cách sử dụng để có thể tự sử dụng được thiết bị này. Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ xem CGM có cần thiết cho bạn hay không?

Ai có thế sử dụng CGM?

Bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng CGM khi bạn có các tình trạng sau:

  • Mức đường máu tăng cao hay hạ thấp mà không biết rõ nguyên nhân
  • Đái tháo đường thai kỳ khi mang thai
  • Đang sử dụng bơm insulin
  • Đường máu hạ quá thấp gọi là hạ đường huyết (hypoglycemia) hoặc tăng quá cao gọi là tăng đường huyết (hyperglycemia).

Thiết bị này có thể sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. FDA gần đây chấp nhận các ứng dụng trên điện thoại thông minh tương thích với hệ thống CGM. Thông tin về đường máu được chia sẻ ngay lập tức. Nó được kỳ vọng là sự hỗn trợ tuyệt vời cho phụ huynh cũng như những người chăm sóc. Những người mà không phải lúc nào cũng ở gần bệnh nhân tiểu đường.

Triển vọng của CGM trong tương lai

Các nhà khoa học đang kiểm tra và cải thiện tốt hơn hệ thống CGM trên các thử nghiệm lâm sàng. Công nghệ này cũng là chìa khóa để các nhà nghiên cứu nổ lực để tạo ra một tuyến tụy nhân tạo. Mà nó có chức năng càng giống với tuyến tụy thật càng tốt trong việc kiểm soát insulin.

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/guide/continuous-glucose-monitoring

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Lê Thị Trúc Phương - BS. Nguyễn Thụy Cẩm Hà
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dấu hiệu sớm và triệu chứng của bệnh đái tháo đường

(32)
Dịch bài: Nguyễn Ngô Diệu Thảo Như thế nào để nhận ra liệu bạn có đang mắc bệnh đái tháo đường hay không? Hầu hết các triệu chứng sớm bắt nguồn ... [xem thêm]

Các bí quyết để kiểm soát đường huyết

(67)
Thực phẩm có ích Những thực phẩm bạn lựa chọn đều tạo nên sự khác biệt đối với cả đái tháo đường loại 1 và loại 2. Thực phẩm có đường hay ... [xem thêm]

Phân loại Insulin trong điều trị bệnh tiểu đường

(71)
Rất nhiều dạng insulin điều trị bệnh tiểu đường. Chúng được phân chia dựa vào thời gian chúng bắt đầu tác dụng và thời gian kéo dài của tác dụng. Các ... [xem thêm]

Sự thật về carbohydrate (carbs), chất xơ và bệnh tiểu đường

(67)
Biên dịch:Nguyễn Thị Hồng Nhung Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường Khi theo dõi chế độ ăn kiêng dành cho người bị ... [xem thêm]

Phòng ngừa và điều trị biến chứng bệnh tiểu đường: bệnh mắt do tiểu đường

(10)
Tổng quan về bệnh võng mạc do tiểu đường Bệnh mắt do tiểu đường là gì? Bệnh mắt do tiểu đường là một nhóm các vấn đề về mắt mà người tiểu ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và mang thai

(89)
Đa số phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường sẽ sinh ra một em bé khỏe mạnh, tuy nhiên có thể xảy ra một số biến chứng mà bạn nên biết. Thông tin dưới ... [xem thêm]

Hiểu về bệnh tiểu đường: Chẩn đoán và điều trị

(82)
Làm thế nào để nhận biết bệnh tiểu đường? Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc bệnh tiểu đường nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường có thể chữa được không?

(83)
Với rất nhiều các nghiên cứu về bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) và những tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường. Rất dễ hiểu khi có suy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN