Hãy cẩn thận nếu con bạn có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng

(4.18) - 78 đánh giá

Tìm hiểu chung

Suy dinh dưỡng là bệnh gì?

Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở bất kỳ lứa tuổi.

Những trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng thường phát triển hành vi chậm, thậm chí chậm phát triển trí não. Ngay cả khi được điều trị, suy dinh dưỡng có thể có ảnh hưởng lâu dài ở trẻ em, làm suy yếu sự phát triển trí tuệ và nảy sinh vấn đề tiêu hóa – trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến suốt đời.

Người lớn bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành thường phục hồi hoàn toàn khi điều trị. Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm:

  • Hệ thống miễn dịch yếu, làm tăng nguy cơ lây nhiễm;
  • Khả năng lành vết thương thấp;
  • Cơ yếu, có thể dẫn đến té ngã và nứt xương.

Ngoài ra, suy dinh dưỡng còn gây biếng ăn, khiến tình trạng sức khỏe trở nên trầm trọng hơn.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng?

Các triệu chứng thường gặp của bệnh suy dinh dưỡng là:

  • Mất chất béo (mô mỡ);
  • Thở khó khăn, nguy cơ cao mắc suy hô hấp;
  • Phiền muộn;
  • Nguy cơ cao xảy ra các biến chứng sau phẫu thuật;
  • Nguy cơ cao bị giảm thân nhiệt – nhiệt độ cơ thể giảm bất thường;
  • Giảm một số loại tế bào máu trắng. Do đó, hệ thống miễn dịch bị suy yếu, tăng nguy cơ nhiễm trùng;
  • Nhạy cảm hơn với thời tiết lạnh;
  • Lâu lành các vết thương;
  • Lâu phục hồi do nhiễm trùng và các bệnh khác;
  • Giảm ham muốn tình dục;
  • Gặp vấn đề về khả năng sinh sản;
  • Giảm khối lượng cơ bắp, mô;
  • Mệt mỏi, cáu gắt, hoặc thờ ơ.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn:

  • Da có thể trở nên mỏng, khô, không đàn hồi, xanh xao, lạnh;
  • Do mất chất béo, khuôn mặt trở nên xanh xao, má trông rỗng và mắt trũng;
  • Tóc trở nên khô và thưa thớt, dễ rụng;
  • Đôi khi, suy dinh dưỡng nghiêm trọng có thể dẫn đến mất phản xạ (sững sờ);
  • Nếu thiếu hụt calo lâu dài, có thể gây suy tim, gan và hô hấp;
  • Thời gian đói gây tử vong là trong vòng 8-12 tuần (hầu như không tiêu thụ calo).

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:

  • Ngất xỉu;
  • Kinh nguyệt không đều;
  • Trẻ em chậm phát triển;
  • Rụng tóc nhiều.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng là kết quả của quá trình cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến sức khỏe yếu kém do một số nguyên nhân từ điều kiện hay hoàn cảnh sống gây nên.

Tại các nước phát triển suy dinh dưỡng thường được gây ra bởi:

  • Thiếu ăn về số lượng hoặc chất lượng: nếu một người không ăn đủ thực phẩm hoặc không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh suy dinh dưỡng. Chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng có thể do nhiều yếu tố khác nhau. Bạn sẽ thấy ăn không ngon miệng hoặc không muốn ăn sau khi bị bệnh, việc này giảm khả năng tiêu thụ các chất dinh dưỡng;
  • Các vấn đề sức khỏe tinh thần: bệnh nhân có bệnh liên quan đến tâm thần như trầm cảm dễ mắc thói quen ăn uống dẫn đến suy dinh dưỡng, ví dụ như chán ăn hoặc ăn vô độ nhưng không cân bằng;
  • Các vấn đề về di chuyển: những người này có thể bị suy dinh dưỡng đơn giản chỉ vì họ hoặc không thể mua thực phẩm thường xuyên hoặc việc chuẩn bị thức ăn quá khó khăn;
  • Rối loạn tiêu hóa và bệnh dạ dày: một số người có thể ăn đúng cách, nhưng cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, ví dụ như các bệnh nhân bị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng do những bệnh nhân này có một phần của ruột non bị loại bỏ (ileostomy) hoặc những người bị bệnh Celiac, một bệnh rối loạn di truyền khiến cơ thể không dung nạp gluten. Bệnh nhân có bệnh Celiac có nguy cơ cao bị hư ruột dẫn đến hấp thụ thức ăn kém. Người trải qua những cơn tiêu chảy hoặc ói mửa nghiêm trọng có thể bị mất chất dinh dưỡng quan trọng dấn đến suy dinh dưỡng;
  • Nghiện rượu: là bệnh mạn tính. Những người bị nghiện rượu sẽ dễ bị viêm dạ dày hoặc hư hại tuyến tụy, làm suy yếu nghiêm trọng khả năng tiêu hóa thức ăn, hấp thụ vitamin nhất định và sản xuất kích thích tố điều tiết sự trao đổi chất. Rượu có chứa calo làm giảm cảm giác đói, do đó khiến cơ thể không nạp đủ thức ăn và các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Ở các quốc gia đang phát triển, suy dinh dưỡng thường do:

  • Tình trạng thiếu thực phẩm: tình trạng thiếu lương thực ở quốc gia nghèo đang phát triển chủ yếu là do thiếu công nghệ sản xuất phân đạm, thuốc trừ sâu và tưới tiêu cho năng suất cao. Tình trạng thiếu lương thực là một nguyên nhân quan trọng gây ra suy dinh dưỡng ở nhiều nơi trên thế giới;
  • Giá lương thực và phân phối thực phẩm: một số nhà kinh tế hàng đầu cho rằng nạn đói liên quan chặt chẽ với giá lương thực tăng cao và các vấn đề về phân phối thực phẩm;
  • Trẻ thiếu sữa mẹ: các chuyên gia đã chứng minh rằng việc không uống sữa mẹ dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một bộ phận phụ nữ trên thế giới vẫn tin rằng cho bé bú bình tốt hơn sữa mẹ. Một lý do khác của việc trẻ không có đủ sữa đó là các mẹ không cho con bú vì họ không biết làm thế nào để bé bú đúng cách hoặc vú bị đau.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

  • Người cao tuổi, đặc biệt là những người phải nhập viện hoặc chăm sóc dài hạn;
  • Những cá nhân bị cô lập với xã hội;
  • Những người có thu nhập thấp (người nghèo);
  • Những người bị rối loạn ăn uống mạn tính, chẳng hạn như ăn vô độ hoặc chán ăn;
  • Những người hồi phục sau cơn bệnh nặng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh này bằng những thông tin thu thập được từ việc thăm khám lâm sàng và xét nghiệm máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh suy dinh dưỡng?

Điều trị thường bao gồm bổ sung các chất dinh dưỡng còn thiếu, điều trị triệu chứng khi cần thiết và điều trị bất kỳ bệnh nào có thể gây suy dinh dưỡng.

Khi thực hiện chẩn đoán suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng, các chuyên gia y tế (bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng) sẽ thiết lập kế hoạch chăm sóc với mục tiêu hồi phục sức khỏe.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh suy dinh dưỡng?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Chuẩn bị trước khi sinh: 13 điều mẹ bầu cần lưu ý

(85)
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, không ít bà bầu bắt đầu nghĩ đến những điều cần chuẩn bị trước khi sinh. Để tránh vô tình quên đi những việc quan trọng, ... [xem thêm]

Tuổi nào nên cho bé uống nước ép trái cây?

(56)
Bé con của bạn có cần uống nước ép trái cây không? Bạn có thể tự vắt nước trái cây cho con uống không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.Khi ... [xem thêm]

Cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

(26)
Bệnh cao huyết áp thường không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó lên đời sống tình dục lại có thể rất rõ ràng. Mặc dù có ... [xem thêm]

Mẹ bầu bị chuyển dạ kéo dài nguyên nhân do đâu?

(58)
Sinh con là những trải nghiệm riêng biệt đối với mỗi người. Một số mẹ bầu may mắn trải qua quá trình vượt cạn khá nhanh chóng cũng như khỏe mạnh. Trong ... [xem thêm]

8 lời khuyên dinh dưỡng để cải thiện sức khoẻ nam giới

(13)
Không có một loại thuốc nào giúp con người trẻ mãi không già nhưng có chế độ và thói quen ăn uống giúp bạn “càng ăn càng khỏe”. Bạn có thể thay đổi ... [xem thêm]

12 trò chơi kích thích trí não giúp con bạn thông minh hơn

(46)
Làm sao để con bạn không dán mắt vào màn hình smartphone, ipad hay tivi khiến trẻ ngày càng trở nên kém năng động và nghèo trí tưởng tượng? Bạn có thể thử ... [xem thêm]

9 tác dụng của tinh trùng có thể làm bạn bất ngờ!

(47)
Ai cũng biết tinh trùng là thành phần không thể thiếu để tạo nên một đứa trẻ. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi ngoài việc kết hợp với trứng thì tinh trùng ... [xem thêm]

Tăng lượng canxi trong cơ thể có thể tăng nguy cơ đau tim

(92)
Một nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng canxi trong máu cao có thể dẫn đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và lên cơn đau tim.Canxi là một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN