Hiểu đúng về teo âm đạo

(3.69) - 39 đánh giá

Tìm hiểu chung

Teo âm đạo là gì?

Teo âm đạo (viêm âm đạo teo) là tình trạng thành âm đạo mỏng đi, khô và viêm do hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp. Teo âm đạo thường xảy ra nhất sau khi mãn kinh.

Đối với nhiều phụ nữ, teo âm đạo không chỉ gây đau khi giao hợp, mà còn dẫn đến các triệu chứng đau đớn đường tiết niệu. Do tính chất kết nối các triệu chứng âm đạo và tiết niệu của tình trạng này, các chuyên gia đồng ý với một thuật ngữ chính xác hơn cho teo âm đạo và các triệu chứng kèm theo của nó là “hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh (GSM)”.

Về cơ bản, luôn có các phương pháp điều trị hiệu quả đối với hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh như teo âm đạo và các triệu chứng tiết niệu kèm theo. Nồng độ estrogen thấp gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể, nhưng không có nghĩa là bạn phải sống với sự khó chịu của bệnh.

Mức độ phổ biến của teo âm đạo

Từ 10-40% phụ nữ trải qua các triệu chứng viêm âm đạo teo sau khi mãn kinh, nhưng chỉ có 20-25% trong số người có triệu chứng cần được điều trị. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của teo âm đạo?

Các triệu chứng phổ biến của teo âm đạo là:

  • Khô âm đạo
  • Âm đạo bỏng rát
  • Dịch tiết từ âm đạo
  • Ngứa bộ phận sinh dục
  • Đi tiểu bỏng rát
  • Tính cấp thiết khi đi tiểu
  • Nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên
  • Tiểu không tự chủ
  • Chảy máu nhẹ sau khi giao hợp
  • Khó chịu khi giao hợp
  • Dịch bôi trơn âm đạo giảm khi hoạt động tình dục
  • Ống âm đạo ngắn lại và bị thắt chặt

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Giao hợp đau mà không giải quyết được với kem dưỡng ẩm âm đạo hoặc các dung dịch bôi trơn (loại không chứa glycerin, Astroglide, KY Intrigue, những loại khác)
  • Các triệu chứng ở âm đạo như chảy máu bất thường, chảy dịch, nóng rát hoặc đau nhức.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra teo âm đạo?

Hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh (GSM) gây ra bởi sự sụt giảm sản xuất estrogen. Ít estrogen làm cho mô âm đạo mỏng hơn, khô hơn, ít co giãn và yếu hơn.

Sự sụt giảm nồng độ estrogen có thể xảy ra:

  • Sau khi mãn kinh
  • Những năm trước khi mãn kinh (tiền mãn kinh)
  • Sau khi phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng (mãn kinh do phẫu thuật)
  • Sau khi xạ trị vùng chậu cho bệnh ung thư
  • Sau hóa trị ung thư
  • Tác dụng phụ của hormone điều trị bệnh ung thư vú

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể bắt đầu làm bạn khó chịu trong những năm đầu thời kỳ tiền mãn kinh hoặc vài năm trong thời kỳ mãn kinh. Mặc dù tình trạng này là phổ biến, không phải tất cả phụ nữ mãn kinh đều trải qua bệnh này. Việc quan hệ tình dục thường xuyên, thậm chí là thủ dâm, có thể giúp duy trì một mô âm đạo khỏe mạnh.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc teo âm đạo?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ teo âm đạo như:

  • Hút thuốc. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, kết quả làm âm đạo và các mô khác không nhận đủ oxy. Hút thuốc cũng làm giảm những tác động của estrogen tự nhiên lên cơ thể. Bên cạnh đó, những phụ nữ hút thuốc thường bị mãn kinh sớm.
  • Sinh đẻ không qua đường âm đạo. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy những phụ nữ không sinh con qua đường âm đạo có nhiều khả năng bị teo âm đạo hơn những phụ nữ sinh con qua đường âm đạo.
  • Không hoạt động tình dục. Quan hệ tình dục hoặc thủ dâm làm tăng lưu thông máu và làm cho các mô âm đạo đàn hồi hơn.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán teo âm đạo?

Bác sĩ tiến hành khám thực thể và hỏi về bệnh sử. Bác sĩ có thể hỏi về việc sử dụng các chất kích ứng tại chỗ gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng như xà phòng hay nước hoa.

Độ pH hoặc axit trong âm đạo cũng được xem xét. Độ pH 4,6 hoặc cao hơn có thể giúp bác sĩ xác định viêm âm đạo bị teo. Độ pH bình thường khu vực này là từ 4,5 trở xuống.

Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu sàng lọc nhiễm trùng, đặc biệt là trong các trường hợp chảy dịch hoặc chảy máu. Xét nghiệm tiểu đường có thể được thực hiện để loại trừ bệnh tiểu đường.

Ví dụ các nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện bao gồm nấm candida, lạc nội mạc tử cung và viêm âm đạo do vi khuẩn. Viêm âm đạo teo có thể làm cho khu vực này dễ bị lây nhiễm. Nó có thể xảy ra cùng với một nhiễm trùng.

Nếu chẩn đoán không rõ ràng hoặc nghi ngờ bị bệnh ác tính, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết để loại trừ ung thư.

Khám âm đạo có thể gây khó chịu hoặc đau ở bệnh nhân viêm âm đạo teo.

Những phương pháp nào dùng để điều trị teo âm đạo?

Các phương pháp điều trị tại chỗ có thể có tác dụng.

Đối với các trường hợp nhẹ, chất bôi trơn âm đạo dạng hòa tan trong nước giúp giao hợp dễ dàng hơn.

Dầu bôi trơn, dầu khoáng hoặc các loại dầu khác không phù hợp. Những chất này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể làm hỏng bao cao su hoặc màng ngăn.

Liệu pháp thay thế hormone (HRT) như thuốc, gel, miếng dán hoặc cấy ghép có thể cung cấp estrogen toàn thân. Cách này có hiệu quả, nhưng có thể có tác dụng phụ. Bệnh nhân nên thảo luận những rủi ro lâu dài của liệu pháp này với bác sĩ.

Liệu pháp thay thế hormone cục bộ được bôi tại chỗ và tập trung xử lý trên khu vực bị ảnh hưởng. Kem estriol liều thấp có thể được sử dụng để kích thích sinh sản nhanh và sửa chữa các tế bào biểu mô âm đạo.

Viên đặt âm đạo, kem, nhẫn và vòng có thể được đặt bên trong để cung cấp estrogen cho vùng âm đạo.

Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng vì giúp lưu thông máu và tăng tuần hoàn máu ở bộ phận sinh dục. Thử nghiệm với chế độ ăn uống cũng có thể có hiệu quả. Estrogen thực vật, hạt lanh, dầu cá và cohosh đen có thể giúp giảm viêm âm đạo teo.

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý teo âm đạo?

Lối sống sau và biện pháp khắc phục có thể giúp bạn đối phó với teo âm đạo:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

3 bí quyết duy trì chuyện gối chăn ngay cả khi bạn bị đau lưng

(79)
Khi bị đau lưng, những hạn chế mặt thể chất cũng như căng thẳng trong tâm lý khiến bạn khó mặn mà với chuyện gối chăn. Thế nhưng, bạn vẫn cần tìm cách ... [xem thêm]

Thiền Kundalini: Đánh thức năng lượng tiềm ẩn bên trong bạn

(99)
Khi học cách thiền Kundalini, bạn có thể đánh thức các năng lượng tiềm ẩn để kiểm soát cảm xúc, thói quen, suy nghĩ… Từ đó, bạn sẽ tránh được nhiều ... [xem thêm]

Tìm hiểu về ung thư phổi do tế bào ung thư di căn đến phổi

(78)
Khi phát hiện tế bào ung thư di căn đến phổi sẽ gây thêm nhiều triệu chứng phức tạp, bạn cần điều trị kịp thời cũng như có biện pháp ngăn ngừa khối ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây suy thận và bí quyết giúp giảm nhẹ nguy cơ chạy thận

(42)
Bệnh suy thận mạn tính đặc trưng bởi sự mất dần chức năng thận theo thời gian. Có rất nhiều nguyên nhân gây suy thận, phổ biến nhất là bệnh đái tháo ... [xem thêm]

Cơn tăng huyết áp: Khi nào cần cấp cứu?

(57)
Tăng huyết áp (cao huyết áp) là một bệnh mãn tính, tổn thương nó gây ra cho các mạch máu và các cơ quan thường kéo dài vài năm. Khi huyết áp tăng một cách ... [xem thêm]

3 cách dạy con không mách lẻo mà các mẹ cần biết

(56)
Bố mẹ nên dạy con ngưng mách lẻo vì tính xấu này không những ảnh hưởng đến tính cách mà còn khiến bé trở thành một người xét nét, nhỏ nhặt về ... [xem thêm]

Tăng huyết áp ác tính: Kẻ sát nhân thầm lặng

(65)
Tăng huyết áp ác tính là một loại bệnh lý nghiêm trọng có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.Một trong ... [xem thêm]

Chấm dứt đau lưng sau sinh dễ dàng với 4 cách

(43)
Đau lưng sau sinh là một vấn đề hoàn toàn bình thường đối với các bà mẹ. Tuy nhiên, lại có nhiều bà mẹ sau sinh bị đau lưng kéo dài nhiều tháng. Triệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN