Hậu quả để lại cho bệnh nhân khi bị nhiễm trùng máu

(3.79) - 29 đánh giá

Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Khi bạn bị nhiễm trùng máu, lưu thông máu trong cơ thể sẽ kém đi, lượng máu cung cấp đến các cơ quan không đủ, gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng tới sức khỏe.

Nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu là bệnh phát triển từ nhiễm trùng gây ra bởi các loại vi khuẩn, virus và nấm. Khi nhiễm trùng không được điều trị, các vi sinh vật gây bệnh sẽ đưa các độc tố vào trong máu. Những độc tố này kích hoạt viêm lan rộng, hình thành huyết khối và làm rò rỉ mạch máu.

Nhiễm trùng máu ở giai đoạn nặng sẽ dẫn tới sốc nhiễm trùng. Khi bị sốc nhiễm trùng, huyết áp của người bệnh hạ xuống mức rất thấp, làm ngừng hoạt động nhiều cơ quan và dẫn đến tử vong.

Hậu quả của nhiễm trùng máu

Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, chất độc có trong máu sẽ làm hỏng mạch máu, giảm lưu lượng oxy đến các cơ quan chính, da và các mô, dẫn đến một loạt hậu quả như:

Tổn thương da và mô

Các độc tố của vi sinh vật gây bệnh khi tấn công mạch máu sẽ gây tổn thương và rò rỉ, từ đó tạo ra nhiều vết phát ban. Phát ban da do nhiễm trùng máu ngày càng lan rộng, đồng thời thâm lại.

Rò rỉ máu còn khiến các cơ quan cơ thể không nhận đủ máu chứa oxy. Vì vậy, để duy trì lưu thông máu đến các cơ quan quan trọng (như não, gan, thận, tim và phổi), hệ thống tuần hoàn phải giảm việc cung cấp máu cho các cơ quan ít quan trọng hơn (như tay, chân và bề mặt da).

Khi da bị thiếu oxy, nó sẽ chết đi và thâm đen lại. Các vị trí bị ảnh hưởng rõ rệt nhất là ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân.

Rối loạn tăng trưởng xương

Ở trẻ em, nhiễm trùng máu làm hỏng các đĩa sụn tiếp hợp (khu vực sụn ở cuối xương dài), nơi các tế bào phân chia để hình thành xương mới.

Trong trường hợp nặng, các đĩa sụn tiếp hợp sẽ bị phá hủy hoàn toàn và xương ngừng phát triển.

Trong các trường hợp khác, đĩa sụn tiếp hợp chỉ bị tổn thương một phần làm cho xương phát triển không đều.

Bởi vì xương phát triển chậm, nên dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tăng trưởng xương phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm sau mới phát hiện được. Trẻ nhỏ, do xương chưa phát triển nhiều, thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với trẻ lớn.

Làm hỏng nội tạng

Giảm lưu thông máu cũng khiến các cơ quan quan trọng, chẳng hạn như gan và thận, bị suy giảm chức năng. Nếu điều trị chậm trễ, chúng sẽ gây ra các thiệt hại vĩnh viễn và người bệnh phải điều trị suốt đời.

Mất các chi trên cơ thể

Khi tình trạng nhiễm trùng máu trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ bị hoại tử các ngón tay và ngón chân. Đó là do các virus ăn mòn dần và làm mất các chi trên cơ thể.

Nguyên nhân gây ra hoại tử chi cũng là do thiếu lượng máu cung cấp oxy đến các chi và bề mặt da. Khi thiếu máu chứa oxy, các chi bắt đầu chết và dẫn tới hoại tử. Người bị bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc lá thường xuyên sẽ có nguy cơ bị hoại tử cao hơn người bình thường.

Xét nghiệm nhiễm trùng máu

Một số xét nghiệm được thực hiện để giúp xác định xem bạn có bị nhiễm trùng máu hay không.

Xét nghiệm máu

Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho thấy nhiều điều về sức khỏe của bạn. Xét nghiệm máu phải kết hợp với thông tin tiền sử bệnh và khám tổng quát mới cho ra kết luận là người bệnh có nhiễm trùng máu hay không.

Dưới đây là một số xét nghiệm máu phổ biến được thực hiện khi bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng máu:

Tổng phân tích tế bào máu (CBC): CBC là phương pháp xét nghiệm máu khá phổ biến. Nó đo xem có bao nhiêu tế bào bạch cầu đang lưu thông trong máu. Nếu số lượng bạch cầu trong máu cao hơn bình thường, nghĩa là bạn có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nếu có ít bạch cầu trong máu thì nguy cơ bị nhiễm trùng của bạn ít hơn.

Phương pháp lacate: Phương pháp này dùng để đo nồng độ của axit lactic trong máu. Các cơ quan sẽ sản xuất axit lactic khi chúng không nhận đủ oxy. Do đó, khi nồng độ của axit lactic cao, có thể bạn đã bị nhiễm trùng máu.

Protein phản ứng C (CRP): Protein phản ứng C được cơ thể sản xuất khi có viêm. Viêm là cơ chế của hệ miễn dịch dùng để chống lại nhiễm trùng.

Cấy máu: là phương pháp xét nghiệm để xác định loại vi sinh vật nào đã gây nhiễm trùng. Mẫu máu để xét nghiệm được lấy nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau, và phải mất vài ngày mới có kết quả.

Các phương pháp xét nghiệm khác

Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu đơn giản sẽ cho bác sĩ biết rất nhiều về sức khỏe của người bệnh, bao gồm các vấn đề về thận, chẳng hạn như sỏi thận, suy thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (bệnh gây ra nhiễm trùng máu phổ biến nhất).

X-quang ngực: Viêm phổi cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng máu. Chụp X-quang ngực sẽ cho biết người bệnh có tổn thương nào xung quanh phổi hoặc viêm phổi hay không.

Chụp cắt lớp (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI): giúp tìm kiếm và xác định các vết sưng, viêm trong cơ thể.

Chọc dò tủy sống: Chọc dò tủy sống cho phép bác sĩ lấy mẫu dịch não tủy (CSF), chất lỏng lưu thông xung quanh cột sống và não, đem đi xét nghiệm. Xét nghiệm này nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm, tác nhân gây bệnh và sự nhạy cảm của vi sinh vật đối với thuốc.

Cách phục hồi sau khi điều trị nhiễm trùng máu

Một số người có thời gian hồi phục sau khi điều trị nhiễm trùng máu nhanh hơn những người khác. Tuy nhiên, đa phần người bệnh đều gặp phải những di chứng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Phương pháp phục hồi cho người nhiễm trùng máu bao gồm các hoạt động đơn giản như đi bộ, giữ vệ sinh sạch sẽ, nghỉ ngơi đầy đủ…

Nếu người bệnh bị mất cảm giác ngon miệng, hãy chia nhỏ bữa ăn và uống thêm thức uống dinh dưỡng để cung cấp nhiều năng lượng hơn cho cơ thể.

Ngoài đau ngực, khó thở và đau cơ, bệnh nhân nhiễm trùng máu có thể gặp phải các yếu tố tâm lý như:

  • Buồn bã không lý do
  • Muốn ở một mình, tránh bạn bè và gia đình
  • Hay cáu gắt
  • Sợ hãi về việc bệnh sẽ tái phát
  • Khó ngủ và gặp ác mộng
  • Cảm thấy lo lắng
  • Chán nản, không có động lực

Nếu gặp những vấn đề nêu trên, có thể bạn đang bị sang chấn sau chấn thương hoặc sau khi trải qua một căn bệnh nghiêm trọng. Hãy nói chuyện và chia sẻ với người thân, tham gia các hoạt động lành mạnh và đến gặp bác sĩ tâm lý để được trị liệu kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 lời đồn đại sai lầm về đường mà bạn luôn tin chắc là đúng

(62)
Ăn kiêng đường sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm cân và còn làm cho làn da bạn trở nên đẹp hơn. Tuy nhiên, đối với một số người, ... [xem thêm]

Đừng để ngộ độc từ thức ăn thừa!

(31)
Thức ăn thừa là một “thành viên” quen thuộc trong những bữa ăn gia đình. Hầu hết các bà nội trợ đều có những cách bảo quản thức ăn thừa khác nhau và ... [xem thêm]

Bạn có nên vẽ Henna hay xăm mình khi mang thai?

(94)
Để lưu giữ một mảnh ký ức, người ta thường chọn cách quay phim, chụp ảnh, ghi âm hay xăm mình. Thế nhưng, liệu có an toàn không nếu bạn xăm mình hoặc vẽ ... [xem thêm]

6 lời khuyên từ chuyên gia tim mạch nổi tiếng

(75)
Cuộc sống tất bật khiến nhiều khi ta quên đi việc chăm lo đến cơ quan quan trọng nhất của cơ thể: trái tim. Bộ phận làm việc chăm chỉ nhất này phải liên ... [xem thêm]

Vì sao bạn không nên uống nước ép trái cây đóng chai?

(45)
Nước ép trái cây đóng chai vừa tiện lợi lại có hương vị thơm ngon, tuy nhiên loại thức uống này lại gây nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn!Nhịp sống ... [xem thêm]

8 món ngon từ phúc bồn tử bạn có thể tự tay làm tại nhà

(28)
Bạn đã chán các loại trái cây quen thuộc? Hãy thêm ngay vào thực đơn hàng ngày các món ngon từ phúc bồn tử để thay đổi khẩu vị nhé!Dù phúc bồn tử (hay ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về bệnh mạch vành

(88)
Nếu biết người bệnh mạch vành nên ăn gì, bạn không những giảm nhẹ được các triệu chứng mà còn ngăn ngừa mảng xơ vữa phát triển và tránh được ... [xem thêm]

Tăng nhãn áp do biến chứng bệnh tiểu đường

(50)
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp còn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN