Rối loạn tuần hoàn não

(3.87) - 61 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bệnh rối loạn tuần hoàn não là gì?

Tuần hoàn não là quá trình lưu thông của máu trong não và là yếu tố quan trọng đảm bảo cho chức năng não được khỏe mạnh. Quá trình tuần hoàn máu cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết cho bộ não hoạt động hiệu quả. Máu cung cấp oxy và glucose cho não. Mặc dù não chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng trọng lượng cơ thể nhưng nó đòi hỏi rất nhiều năng lượng để hoạt động. Theo ý kiến của một nhà khoa học, não cần đến khoảng 15% máu từ tim để có được lượng oxy và glucose cần thiết cho các hoạt động.

Não cần rất nhiều máu để hoạt động khỏe mạnh. Vì vậy, nếu không có đủ lưu lượng máu đến não để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất thì não sẽ bị thiếu oxy, dẫn đến tình trạng chết mô não hoặc nhồi máu não hay còn gọi là đột quỵ. Hay nói cách khác, bệnh rối loạn tuần hoàn não xảy ra khi các chức năng của não bị rối loạn do lượng máu lưu thông đến não không đủ.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn tuần hoàn não?

Khi tuần hoàn não bị tổn thương do một số tác nhân nào đó, mức oxy và gluco cung cấp lên não sẽ ít hơn lượng cần thiết. Điều này có thể làm tổn thương não và gây ra các vấn đề về thần kinh. Dưới đây là một số tình trạng thường gặp khi tuần hoàn não bị suy yếu:

  • Đột quỵ: nếu có huyết khối làm tắc dòng chảy của máu trong động mạch não, bạn có thể bị đột quỵ và mô não ở khu vực đó có nguy cơ sẽ chết. Nếu mô não chết thì các chức năng do một phần của bộ não kiểm soát sẽ bị ảnh hưởng, ví dụ như tình trạng đó có thể ảnh hưởng đến lời nói, sự vận động và trí nhớ của bạn;
  • Thiếu oxy não: xảy ra khi một phần của não không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Tình trạng này xảy ra khi bạn không có đủ oxy trong máu ngay cả khi lưu lượng máu vẫn bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu oxy não như chết đuối, mắc nghẹn, ngạt, độ cao, bệnh phổi và thiếu máu;
  • Xuất huyết não: là tình trạng chảy máu bên trong khoang sọ não, có thể xảy ra khi các thành động mạch suy yếu và bị vỡ tạo ổ máu bên trong khoang sọ. Xuất huyết não có thể tạo áp lực lên khoang sọ não và làm mất ý thức người bệnh. Có một số nguyên nhân khác có thể gây xuất huyết não như dị dạng mạch máu, rối loạn đông máu và chấn thương đầu. Xuất huyết não có thể gây tổn thương não và tử vong;
  • Phù não: xảy ra do sự gia tăng chất dịch trong khoang sọ. Rối loạn lưu lượng máu trong não cũng có thể gây ra phù não. Phù nào có thể gây áp lực lên não và cuối cùng có nguy cơ phá nát hoặc làm tổn thương não nếu như tình trạng bệnh không thuyên giảm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn tuần hoàn não?

Bệnh rối loạn tuần hoàn não liên quan tới một loạt các bệnh hoặc các bất thường khác. Những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, mạch máu bị đè nén, nhịp nhanh thất, tích tụ mảng xơ vữa trong các động mạch, huyết khối và huyết áp quá thấp do đau tim hoặc bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ mắc các rối loạn tuần hoàn não cao hơn so với người khỏe mạnh.

  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: có thể gây ra các rối loạn tuần hoàn não liên quan với các tế bào máu có hình dạng không đều. Tế bào máu hình liềm dễ tạo máu đông hơn so với tế bào máu bình thường và làm cản trở lưu lượng máu đến não;
  • Mạch máu bị đè nén: có thể gây cản trở các động mạch mang oxy đến não dẫn đến các rối loạn tuần hoàn não. Khối u là một trong những nguyên nhân gây ra đè nén mạch máu;
  • Nhịp nhanh thất: là biểu hiện của một loạt các rối loạn nhịp tim, có thể làm cho tim ngừng đập hoàn toàn dẫn đến sự ngưng chảy của dòng oxy. Hơn nữa, các rối loạn nhịp tim có thể làm hình thành các cục máu đông dẫn đến tình trạng thiếu oxy ở các bộ phận cơ thể;
  • Tắc nghẽn động mạch do tích tụ mảng xơ vữa: có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ. Ngay cả một lượng nhỏ các mảng xơ vữa cũng có thể thu hẹp dòng chảy, làm cho khu vực đó dễ hình thành cục máu đông. Máu đông lớn có thể gây ra thiếu máu do nó cản trở sự lưu thông của máu;
  • Đau tim: có thể gây ra các rối loạn tuần hoàn não do mối liên hệ giữa đau tim và huyết áp thấp. Huyết áp quá thấp thường là tình trạng thiếu oxy ở các mô. Nhồi máu cơ tim không được điều trị có thể làm chậm lưu thông máu và làm máu đông, cản trở sự lưu thông của máu đến não hoặc các cơ quan chính khác. Huyết áp quá thấp cũng có thể do dùng thuốc quá liều và phản ứng với thuốc;
  • Dị tật tim bẩm sinh: có thể gây ra thiếu máu do sự hình thành và liên kết động mạch chưa hoàn chỉnh. Những người bị bệnh tim bẩm sinh cũng có thể dễ bị huyết khối.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn tuần hoàn não?

Các rối loạn tuần hoàn não có thể xuất hiện ở bất kỳ giới tính hay độ tuổi nào, đặc biệt ở phụ nữ trên 50 tuổi.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tuần hoàn não?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như

  • Huyết áp cao;
  • Cholesterol cao;
  • Bệnh tim;
  • Xơ vữa động mạch;
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tim;
  • Bệnh đái tháo đường;
  • Béo phì;
  • Hút thuốc lá;
  • Uống rượu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn tuần hoàn não?

Nếu nghi ngờ bạn bị bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện khám thực thể, sau đó sẽ hỏi về tiền sử y khoa và khuyên bạn thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc một số xét nghiệm hình ảnh như X-quang, v.v.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn tuần hoàn não?

Alteplase (tpa) là một trong những loại thuốc có hiệu quả đối với đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp. Cách điều trị bằng tpa trong vòng 3 giờ có thể cải thiện đáng kể kết quả điều trị so với việc dùng giả dược.

Chăm sóc hỗ trợ có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Các bác sĩ sẽ duy trì huyết áp để lưu lượng máu não có thể phục hồi và hạn chế tình trạng thiếu oxy và tăng carbonic trong máu. Động kinh có thể gây ra nhiều tổn thương, vì vậy các bác sĩ có thể sẽ kê thuốc chống co giật cho bạn để phòng ngừa khi bạn bị động kinh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ giúp bạn hạn chế tăng huyết áp.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn tuần hoàn não?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Bỏ thuốc lá;
  • Tập thể dục;
  • Điều trị các tình trạng như cao huyết áp cao và đái tháo đường;
  • Ăn chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm các loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh bóc tách động mạch vành tự phát

(95)
Tìm hiểu chungBóc tách động mạch vành tự phát là bệnh gì?Bóc tách động mạch vành tự phát là một tình trạng khẩn cấp hiếm gặp xảy ra khi một vết rách ... [xem thêm]

Liệt dạ dày

(93)
Tìm hiểu chungBệnh liệt dạ dày là gì?Bệnh liệt dạ dày là tình trạng các cơ co thắt của dạ dày hoạt động không bình thường làm cản trở khả năng tiêu ... [xem thêm]

Thiếu hụt yếu tố V

(50)
Tìm hiểu chungThiếu hụt yếu tố V là gì?Thiếu hụt yếu tố V còn được gọi là bệnh Owren hay bệnh ưa chảy máu. Đó là một rối loạn chảy máu hiếm gặp ... [xem thêm]

Hội chứng Peter Pan

(84)
Tìm hiểu chungHội chứng Peter Pan là gì?Hội chứng Peter Pan ảnh hưởng đến những người không muốn hoặc cảm thấy không thể trưởng thành, những người có ... [xem thêm]

Suy tĩnh mạch ngoại biên

(38)
Suy tĩnh mạch ngoại biên là bệnh lý ảnh hưởng bởi tĩnh mạch chi dưới, có thể do giãn tĩnh mạch, huyết khối hay tăng áp lực tĩnh mạch… Bệnh thường gặp ... [xem thêm]

Cơ tim hạn chế

(14)
Tìm hiểu chungCơ tim hạn chế là bệnh gì?Cơ tim hạn chế là bệnh về cơ ở tim khiến tim không thể co bóp và giãn ra như bình thường.Khi mắc bệnh này, tim sẽ ... [xem thêm]

Viêm khớp cùng chậu

(79)
Tìm hiểu chungViêm khớp cùng chậu là bệnh gì?Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp ... [xem thêm]

Não úng thuỷ áp lực bình thường (Não úng thủy)

(84)
Định nghĩaNão úng thuỷ áp lực bình thường (não úng thủy) là bệnh gì?Não úng thuỷ là tình trạng tích tụ dịch não tuỷ nhiều bất thường trong các não ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN