Phương pháp chữa trị ung thư tử cung

(4.13) - 31 đánh giá

Tìm hiểu chung

Ung thư tử cung là gì?

Tử cung là cơ quan lưu giữ và nuôi lớn thai nhi, nằm ở giữa bàng quang và trực tràng, bao gồm cổ tử cung và thân tử cung. Cổ tử cung nối với âm đạo, còn thân tử cung nối với ống dẫn trứng.

Ung thư tử cung (Uterine cancer) phần lớn phát triển ở lớp nội mạc tử cung, tức là lớp biểu bì lót bên trong thân tử cung. Ngoài ra, ung thư còn có thể phát triển từ lớp mô liên kết ở thành tử cung. Các khối u hiếm gặp này là các ung thư mô liên kết tử cung.

Bài viết này mô tả chi tiết về bệnh lý ung thư nội mạc tử cung.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư tử cung là gì?

Khi bị ung thư tử cung, người bệnh có thể có xuất hiện một số triệu chứng hoặc không có triệu chứng nào. Đôi khi các triệu chứng xuất hiện cũng có thể là do một loại bệnh khác. Bạn nên khám bác sĩ để biết chắc chắn. Các triệu chứng sớm bao gồm:

  • Xuất huyết, đặc biệt sau khi quan hệ tình dục hoặc sau thời kỳ mãn kinh
  • Vùng bụng dưới thường xuyên đau
  • Dịch âm đạo loãng hay lẫn máu có thể xảy ra
  • Tử cung có thể trở nên lớn hơn, đủ lớn để có thể cảm nhận được ở vùng chậu.

Các triệu chứng muộn thường xảy ra sau khi ung thư đã lan đến các cơ quan khác, bao gồm: đau bụng, đau ngực, sụt cân…

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra ung thư tử cung là gì?

Các nhà khoa học chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Họ chỉ biết rằng có hiện tượng đột biến bên trong các tế bào lớp nội mạc tử cung. Đột biến gene làm cho các tế bào khỏe mạnh bình thường trở thành những tế bào bất thường.

Tế bào khỏe mạnh tăng trưởng và nhân lên theo một tốc độ nhất định, cuối cùng sẽ chết tại một thời điểm cố định, gọi là chết tế bào theo lập trình. Khi các tế bào bất thường, chúng tăng trưởng nhân lên vượt quá mức kiểm soát và không chết theo lập trình.

Sự tích tụ này tăng dần, làm cho số lượng tế bào phát triển quá mức, hình thành nên khối u. Các tế bào ung thư xâm lấn mô lân cận và có thể di căn đến nhiều nơi trong cơ thể.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải ung thư tử cung?

Hiện nay, số người bị ung thư bộ phận này đang tăng. Ung thư hầu hết xảy ra ở những phụ nữ mãn kinh. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng người bị bệnh béo phì cũng có nguy cơ cao bị bệnh.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Thay đổi cân bằng nội tiết tố nữ. Buồng trứng tạo nên hai hormone nữ chính – estrogen và progesterone. Sự dao động của những hormone này tạo nên sự thay đổi lớp nội mạc. Một số nguyên nhân làm tăng lượng estrogen nhưng lại không tăng lượng progesterone trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ bệnh ung thư nội mạc tử cung. Ví dụ như hiện tượng trứng rụng bất thường ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang, béo phì và đái tháo đường. Việc uống hormone có chứa estrogen nhưng không chứa progesterone sau mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Có kinh nhiều năm. Bắt đầu có kinh sớm – trước 12 tuổi – hoặc mãn kinh muộn đều làm tăng nguy cơ do tăng thời gian tiếp xúc với estrogen.
  • Chưa từng mang thai.
  • Người lớn tuổi: trên 95% trường hợp ung thư nội mạc tử cung xảy ra ở độ tuổi từ 40 trở lên.
  • Béo phì: lượng mỡ cơ thể quá nhiều sẽ thay đổi cân bằng nội tiết của cơ thể, làm tăng lượng estrogen trong cơ thể.
  • Chế độ ăn nhiều chất béo, thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư tử cung.
  • Điều trị ung thư vú bằng liệu pháp nội tiết (tamoxifen).
  • Hội chứng ung thư đại trực tràng không polyp do di truyền (HPNCC) hay còn gọi là hội chứng Lynch. Hội chứng này gây ra do đột biến gene và có thể truyền lại cho thế hệ sau. Nếu trong gia đình bạn có thành viên mắc hội chứng này, bạn cần thảo luận với bác sĩ để đánh giá nguy cơ mình có mang đột biến gene này không.
  • Gia đình có tiền sử mắc ung thư nội mạc tử cung, ung thư đại trực tràng hoặc ung thư vú.
  • Tiền sử bản thân mắc một loại u buồng trứng hiếm gặp làm tăng tiết estrogen cũng có nguy cơ cao bị ung thư nội mạc tử cung, hoặc tiền sử tăng sản nội mạc tử cung dạng phức tạp, không điển hình.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế dùng để chẩn đoán ung thư tử cung là gì?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên bệnh sử, khám thực thể, siêu âm vùng chậu và sinh thiết nội mạc tử cung. Trong kỹ thuật sinh thiết này, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô từ tử cung và kiểm tra xem có phải là ung thư không. Bác sĩ sẽ hỏi bạn các triệu chứng xuất hiện từ khi nào để xác định thời gian khối u phát triển.

Việc lấy mẫu mô nội mạc tử cung sinh thiết có thể thực hiện qua soi buồng tử cung hoặc qua thủ thuật nong và nạo buồng tử cung.

Kỹ thuật soi buồng tử cung được thực hiện bằng cách sử dụng một ống soi dài và mảnh, có nguồn sáng và camera đưa vào âm đạo, xuyên qua cổ tử cung để quan sát phóng đại những vùng bất thường trong nội mạc tử cung và sinh thiết vùng bất thường này. Khi kết quả sinh thiết không rõ ràng, tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành nong và nạo buồng và kênh cổ tử cung bằng một dụng cụ đặc biệt.

Ung thư tử cung có thể di căn đến bàng quang, trực tràng và các cơ quan khác. Cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm khác để xếp giai đoạn ung thư. Các xét nghiệm này bao gồm xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi, chụp CT (cắt lớp vi tính), chụp MRI (cộng hưởng từ), siêu âm.

Những phương pháp dùng để điều trị ung thư tử cung là gì?

Phẫu thuật

Điều trị phụ thuộc vào giai đoạn ung thư. Tùy vào giai đoạn của ung thư mà bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ khối u trong tử cung, hay toàn bộ buồng trứng và ống dẫn trứng. Phẫu thuật cắt tử cung và 2 phần phụ (buồng trứng và vòi trứng) là phẫu thuật điển hình của điều trị ung thư tử cung.

Để biết ung thư đã di căn hạch hay chưa, hoặc khi ung thư đã di căn ra hạch vùng chậu hoặc hạch quanh mạch máu chủ bụng, bác sĩ có thể cần một số mô hoặc hạch vùng đó. Kỹ thuật này được gọi là nạo hạch chậu hoặc hạch cạnh mạch máu chủ bụng.

Đôi khi khối ung thư lan rộng đến những cơ quan khác, bác sĩ có thể thảo luận với bạn về khả năng cắt bỏ thêm những cơ quan khác trong ổ bụng để loại trừ càng nhiều khối ung thư càng tốt.

Xạ trị

Xạ trị là sử dụng nguồn tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào. Có 2 loại kỹ thuật xạ trị chính trong điều trị ung thư nội mạc tử cung.

Xạ trị ngoài: nguồn tia xạ được phát đến tử cung từ một máy phát ngoài cơ thể.

Xạ trị trong: nguồn phóng xạ được đặt trong buồng tử cung và âm đạo.

Bạn có thể được bác sĩ điều trị bằng một hoặc cả 2 phương pháp trên. Xạ trị giúp tiêu diệt nốt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, nhằm giảm khả năng bệnh tái phát sau này.

Nếu tình trạng sức khỏe kém hoặc bạn có nhiều bệnh lý nội khoa đi kèm, bác sĩ có thể đề nghị bạn chỉ điều trị bằng tia xạ đơn thuần mà không thực hiện phẫu thuật.

Hóa trị

Hóa trị để tiêu diệt những tế bào lan tràn trong cơ thể. Hóa trị được chỉ định khi ung thư tử cung ở giai đoạn lan ra ngoài vùng chậu hoặc di căn xa, hóa trị cũng giúp giảm khả năng bệnh tái phát.

Tùy theo loại thuốc và hóa chất sử dụng, các tác dụng phụ sẽ khác nhau.

Liệu pháp hormone

Việc sử dụng thuốc nội tiết và các thuốc khóa nội tiết sẽ giúp điều chỉnh lượng hormone trong cơ thể, giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư. Liệu pháp nội tiết thường sử dụng cho ung thư giai đoạn III-IV. Bác sĩ có thể kết hợp điều trị hóa trị cùng với thuốc nội tiết.

Thuốc điều trị đích

Thuốc điều trị đích còn khá mới trong điều trị ung thư nội mạc tử cung. Chỉ một số ít thuốc được sử dụng, thường cho bệnh có nguy cơ cao hoặc khi tái phát và tiếp tục tiến triển.

Thuốc ức chế Kinase (Lenvatinib) có thể sử dụng đồng thời với thuốc điều trị miễn dịch như pembrolizumab (Keytruda) trong điều trị bước 2 ở những ung thư nội mạc tử cung giai đoạn tiến triển.

Bevacizumab (Avastin) còn được gọi là thuốc kháng sinh mạch, thường phối hợp sử dụng cùng với thuốc hóa trị.

Thuốc ức chế mTor khóa các protein của tế bào ung thư, làm cho tế bào không thể phát triển và phân chia như Everolimus, Temsirolimus.

Các thuốc điều trị đích gây ra những tác dụng phụ rất khác với hóa trị, thường là tác dụng phụ nhẹ nhàng hơn.

Ngoài ra, hiện nay, các bác sĩ sẽ giới thiệu bệnh nhân đến các nhóm chia sẻ, hỗ trợ về mặt tinh thần trong giai đoạn này.

Sống chung với bệnh ung thư tử cung

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh?

Các biện pháp chữa ung thư đều có những tác dụng phụ khó chịu đối với người bệnh như gây mệt mỏi cũng như các thay đổi về ngoại hình và ảnh hưởng tới tinh thần.

Bạn nên nhớ rằng dù trong giai đoạn chữa trị, bạn vẫn có thể có cuộc sống năng động và bình thường. Bạn nên chia sẻ với người thân và bạn bè về những gì bạn đang trải qua vì họ đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn điều trị của bạn.

Những khó khăn khi đối mặt với ung thư tử cung có thể được giảm bớt nếu bạn:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Mách bạn 6 loại thực phẩm trị táo bón nhanh chóng

(26)
Táo bón tuy không phải là tình trạng quá nghiêm trọng nhưng nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, khiến cho cơ thể mất đi nhiều dưỡng chất có ... [xem thêm]

Bạn biết gì về tình trạng mang thai hóa học?

(49)
Mang thai hóa học là tình trạng sẩy thai sớm sau khi trứng đã thụ tinh thành công và chiếm tới 50 – 70% trong tổng số các trường hợp sẩy thai.Dùng que thử, ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc về các loại tên thuốc phổ biến

(17)
Bạn thắc mắc, tại sao chỉ với một loại hoạt chất mà lại có nhiều tên thuốc như vậy? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về các loại tên ... [xem thêm]

Sự tổn thương ở dây thần kinh tọa

(54)
Các dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn bắt nguồn từ tủy sống và kéo dài dọc theo chiều dài bắp vế. Hầu hết ở các động vật có xương sống, các ... [xem thêm]

Hóa giải nỗi lo bà bầu đau bụng đi ngoài tại nhà

(88)
Bà bầu đau bụng đi ngoài hay bị tiêu chảy khi mang thai là vấn đề xảy ra khá thường xuyên với không ít mẹ bầu. Vậy vấn đề này bắt nguồn từ đâu, ... [xem thêm]

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?

(43)
Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể đại diện cho khá nhiều tình trạng từ nhẹ (rối loạn tiêu hóa) cho đến các bệnh nặng hơn chẳng hạn như đông máu ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh bị ho và giải mã tiếng ho của bé

(12)
Việc trẻ sơ sinh bị ho, ho khan, thở khò khè hoặc ho có đờm… khiến bạn lo lắng không yên? Thực tế, trẻ sơ sinh bị ho có nhiều nguyên nhân. Do đó, bạn ... [xem thêm]

5 thói quen trong công việc khiến bạn chết nhanh hơn!

(85)
Bạn thường ngồi lâu khi tập trung, ăn uống thất thường và mang việc về nhà mỗi khi gần deadline? Những thói quen trong công việc này tưởng chừng như sẽ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN