Theo báo cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, Bộ Y tế Việt Nam, về tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng và cơ sở thực hiện tăng cường vi chất vào thực phẩm, phụ nữ có thai có nhu cầu toàn bộ là 1000 mg sắt để bổ sung cho nhau thai, thai nhi và tăng khối lượng máu của mẹ. Nhu cầu đó không phân phối đều trong thời kỳ có thai mà tập trung vào những tháng cuối, lên tới 6,3 mg/ngày. Mặt khác, lượng dự trữ sắt cơ thể của phụ nữ trước khi có thai thường thấp nên trong thời kỳ có thai, thiếu máu trở lên trầm trọng. Vậy bệnh thiếu máu khi mang thai gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ bầu và chu sinh như thế nào?
Thiếu máu làm tăng nguy cơ tử vong trong sinh nở
Các chuyên gia đã chứng minh rằng thai phụ bị thiếu máu có nguy cơ tử vong cao hơn trong thời kỳ chu sinh. Có gần 500.000 ca thai phụ tử vong trong lúc sinh hoặc sau khi sinh mỗi năm, phần lớn đều xảy ra ở các nước đang phát triển. Thiếu máu là nguyên nhân quan trọng hoặc duy nhất gây ra 20- 40% các ca tử vong như vậy.
Ở nhiều vùng, thiếu máu gần như là yếu tố duy nhất khiến các thai phụ tử vong, và làm các nguy cơ liên quan đến thai nghén và sinh nở gia tăng gấp 5 lần. Nguy cơ tử vong tăng lên đáng kể ở những thai phụ thiếu máu nặng. Tỷ lệ tử vong ở người mẹ chủ yếu đều liên quan đến mang thai và sinh con, trái ngược với các nước phát triển, tỷ lệ thai phụ tử vong và mắc bệnh thiếu máu gần như bằng không. Điều quan trọng là, chúng ta cần phải nhận thức được rằng thiếu máu nghiêm trọng là do điều kiện kinh tế xã hội và y tế rất nghèo nàn ở các quốc gia và khu vực đang phát triển trên thế giới. Tương tự như cơ chế của bệnh sốt rét và các loại bệnh nhiễm trùng khác, suy dinh dưỡng, bao gồm thiếu folate và vitamin A đều mang tính đặc hữu ở một quần thể nhất định. Tuy nhiên, thiếu sắt là nguyên nhân đáng kể gây ra thiếu máu khi mang thai.
Nguy cơ biến chứng trong khi sinh, bao gồm cả tỷ lệ tử vong của thai nhi ở những thai phụ bị thiếu máu còn cao hơn cả những thai phụ còi cọc, có xương chậu phát triển kém. Tình trạng thiếu sắt và folate nói riêng, cũng như suy dinh dưỡng nói chung khi còn nhỏ và giai đoạn dậy thì sẽ đặc biệt làm suy giảm khả năng tăng trưởng thể chất. Các nhà khoa học khuyên dùng sắt hữu cơ và folate khi mang thai, vì sự kết hợp này có thể giúp cải thiện tăng trưởng của thai nhi, một trong những sản phẩm bổ sung sắt hữu cơ hiện nay thích hợp với mẹ bầu là Chela Ferr Forte.
Thiếu máu ảnh hưởng đến hiệu suất trong quá trình mang thai và sinh nở
Những thai phụ thiếu máu do thiếu sắt sẽ có thai kì ngắn hơn so với những thai phụ không bị thiếu máu hoặc những thai phụ thiếu máu nhưng không thiếu sắt. Một nghiên cứu cho thấy rằng tất cả thai phụ bị thiếu máu đều có nguy cơ sinh non cao hơn so với thai phụ không bị thiếu máu. Các dạng thiếu sắt, thiếu máu có nguy cơ cao gấp đôi so với những người thiếu máu nói chung. Tuy nhiên, thiếu sắt ở những người không thiếu máu không có khác biệt so với những người không thiếu máu khác.
Kết quả nghiên cứu trên thu được dựa trên việc chọn lọc tuổi của thai phụ, lấy mẫu công bằng, dân tộc, ưu tiên nhóm sinh nhẹ cân hay sinh non, xuất huyết trước khi được điều trị, tuổi thai lúc lấy máu ban đầu, số lượng thuốc hút mỗi ngày, và chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai (cân nặng/bình phương chiều cao). Thiếu máu khi mang thai sẽ khiến thai phụ tăng không đủ cân, đặc biệt là những thai phụ thiếu máu do thiếu sắt. Các nghiên cứu cho thấy những thai phụ tăng không đủ cân thường sẽ sinh non.
Với dân số sống ở vùng nhiệt đới, việc bổ sung folate cũng có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng huyết học, cân nặng khi sinh và giảm tỷ lệ sinh non do thiếu folate.
Những kết quả này đã khẳng định và làm rõ các nghiên cứu trước đây hoặc cung cấp bằng chứng gián tiếp cho thấy 2 sự thật: dinh dưỡng tốt hơn, tỷ lệ thiếu máu thấp hơn đều giúp trẻ sinh ra đủ cân nặng và giảm nguy cơ sinh non; và thiếu máu chắc chắn làm tăng nguy cơ sinh non. Cần lưu ý rằng, tăng nồng độ hemoglobin gây ra bởi giảm thể tích huyết tương do những tình trạng bệnh lý khác cũng liên quan đến tiên lượng thai kì xấu.
Việc sinh con đòi hỏi nhiều sức bền và sức mạnh thể chất (người bị thiếu máu quá nặng hầu như không có những điều này), những phụ nữ có sức khỏe tốt sẽ sinh con dễ dàng hơn và ít gặp các biến chứng trong quá trình sinh nở hơn so với thai phụ thiếu máu. Những thai phụ bị thiếu máu trầm trọng sẽ bị suy tim trong lúc sinh, một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu.
Bên cạnh những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh thiếu máu đối với sức khỏe của thai phụ trong thời kì mang thai, nếu không được chẩn đoán và điều trị, bệnh thiếu máu của mẹ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và trẻ sau khi sinh.
Mẹ bị thiếu máu có ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú?
Không có bằng chứng nào cho thấy các bà mẹ thiếu sắt hoặc thiếu máu sẽ có ít sữa hơn hoặc thành phần sữa sẽ ít chất dinh dưỡng hơn. Mọi chất dinh dưỡng cơ bản trong sữa mẹ không có gì thay đổi dù mẹ bị thiếu máu.
Tuy nhiên, ngay cả khi bà mẹ rất khỏe mạnh và đầy đủ dinh dưỡng, sắt trong sữa mẹ vẫn không đủ cung cấp lượng sắt cần thiết cho trẻ từ 4 đến 6 tháng tuổi trở lên.
Thiếu máu tác động đến khả năng lao động và sức khỏe chung của người mẹ
Mặc dù không có số liệu nào trực tiếp chỉ ra tác động của tình trạng thiếu máu và thiếu sắt lên khả năng hoạt động thể chất của thai phụ so với những thai phụ không bị thiếu sắt, nhưng rõ ràng cả nam và nữ khi bị thiếu máu đều không thể làm việc hiệu quả. Vì vậy, thiếu sắt trong khi mang thai chắc chắc ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ trong công việc và các hoạt động thường ngày.
Khả năng miễn dịch cũng bị ảnh hưởng do thiếu máu
Hai nghiên cứu ở Ấn Độ chứng minh rằng những thai phụ bị thiếu máu hoặc thiếu sắt trầm trọng hầu như bị suy giảm miễn dịch qua trung gian tế bào, nhưng sẽ có thể phục hồi nếu được điều trị sớm.
Bệnh thiếu máu ở mẹ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào?
Hai nghiên cứu lớn ở các nước phát triển được thực hiện trên hơn 100.000 thai phụ đã chỉ rõ rằng những ca sinh nở thuận lợi hầu như là ở những thai phụ khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy những thai nhi bị dị tật hoặc tử vong, chết non, và sinh nhẹ cân hầu như xảy ra ở những thai phụ bị thiếu máu. Ngay cả những thai phụ chỉ bị thiếu máu ở giai đoạn đầu của thai kì cũng mắc tỷ lệ nguy cơ trên rất cao. Mối tương quan giữa mức độ nghiêm trọng của bệnh thiếu máu và sinh non hay sinh thiếu cân là rất rõ ràng.
Các nguyên nhân của thiếu máu gây ra những kết cục thai kỳ không mong muốn đã rất rõ. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng cho thấy nếu điều trị thành công thiếu máu do thiếu sắt và axit folic thì đều đạt kết quả tích cực, giảm nguy cơ sinh nhẹ cân và tử vong chu sinh.
Tình trạng nhẹ cân gây ra rất nhiều bất lợi cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nơi có tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và tử vong đang tăng lên rõ rệt.
Trẻ sơ sinh cũng như người lớn, nếu thiếu máu do thiếu sắt làm thay đổi chức năng não, gây suy giảm khả năng tương tác giữa mẹ và con, và sau này trẻ có thể sẽ học hành rất kém. Một số bằng chứng cho thấy rằng, thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra cho trẻ các khuyết tật lâu dài về tinh thần và khả năng giao tiếp, suy giảm khả năng học tập của trẻ sau này.