Có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không?

(3.93) - 96 đánh giá

Núm vú giả hay ti giả là một trong những sản phẩm phổ biến được nhiều bà mẹ cho con sử dụng. Thế nhưng, mẹ có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ không? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Bé thường cảm thấy dễ chịu khi ngậm ti mẹ để ngủ. Thế nhưng, mẹ không thể cho con ngậm hàng giờ được vì có thể gây mệt mỏi. Do đó, nhiều người đã nghĩ đến việc cho bé ngậm núm vú giả khi ngủ không? Phần lớn các bà mẹ đều nghĩ núm vú giả là một vật dụng rất kỳ diệu bởi nó giúp đánh bay những cơn cáu kỉnh gắt ngủ của trẻ. Vậy liệu núm vú giả có an toàn cho bé không?

Có nên cho bé ngậm ti giả khi ngủ?

Khi cho bé ngậm ti giả, bé sẽ bị phụ thuộc vào nó. Điều đó có nghĩa là bé sẽ không chịu ngủ nếu không có nó. Dưới đây là một vài điều mà bạn nên biết trước khi quyết định xem có nên cho bé ngậm ti giả hay không:

1. Bé có thật sự cần bú thêm hay không?

Một số bé thường bú sữa nhiều hơn so với những đứa bé khác. Do đó, nếu bé muốn bú mà mẹ lại cho bé ngậm ti giả thì hoàn toàn không tốt. Bởi ti giả không hề cung cấp bất cứ chất dinh dưỡng nào, nó chỉ giúp bé bình tĩnh và dễ ngủ thôi.

2. Bé ngậm ti giả khi ngủ giảm nguy cơ đột tử

Việc ngậm ti giả khi ngủ sẽ làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ.

3. Quá phụ thuộc vào núm vú giả sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bé

Núm vú giả giúp bé đi vào giấc ngủ rất dễ dàng nhưng cũng khiến bé dễ bị đánh thức. Nếu ti giả bị rơi ra trong lúc bé ngủ, bé sẽ thức dậy và quấy khóc. Mẹ sẽ phải thức dậy, đặt ti giả vào miệng lại cho bé và dỗ cho bé ngủ tiếp.

4. Khi bị cảm lạnh

Nếu bị cảm hoặc nghẹt mũi thì mọi việc sẽ trở nên rắc rối hơn. Bởi khi bị cảm, bé không thể thở bằng mũi được. Theo phản xạ, bé sẽ chuyển sang thở bằng miệng. Điều này có nghĩa là mẹ không nên cho bé ngậm ti giả để bé hít thở dễ dàng hơn. Thế nhưng, một khi mẹ không cho bé ngậm ti giả, bé sẽ cảm thấy cực kỳ cáu kỉnh và khó chịu đấy.

Tác hại của việc ngậm núm vú giả

Cho bé ngậm ti giả khi ngủ cũng có một vài hạn chế nhất định mà mẹ nên biết:

1. Viêm tai giữa

Núm vú giả sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.

2. Bé ngậm ti giả khi ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của răng

Cho bé ngậm núm vú giả thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng, có thể gây vẩu răng cửa và làm chệch khớp cắn. Nếu bé ngậm ti giả khi ngủ, hãy thử cho bé ngưng dùng ít nhất 6 tháng trước khi bé được 2 tuổi.

3. Ảnh hưởng đến việc bú mẹ

Nếu bé vẫn còn bú mẹ thì việc ngậm ti giả rất dễ khiến bé nhầm lẫn. Núm vú giả đem đến rất nhiều sự tiện lợi nhưng nó không hề cung cấp chất dinh dưỡng. Ngậm ti giả quá nhiều sẽ khiến bé thích ti giả nhiều hơn là bú mẹ. Điều này sẽ khiến bé thiếu các chất dinh dưỡng.

Mặt khác, nếu bé không chịu bú mà cứ đòi ngậm ti giả thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của người mẹ. Bởi mẹ tiết sữa nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng sữa mà bé bú. Nếu bé ngưng bú thì lượng sữa tiết ra cũng giảm đi.

Làm sao để cai ti giả cho bé?

Đây là một công việc khá khó khăn đấy. Hãy thử một vài mẹo dưới đây, biết đâu chúng sẽ giúp ích cho bạn.
• Lấy ti giả đi trước khi bé quen với nó
• Cai ti giả trước khi bé được một tuổi
• Cho bé một khoảng thời gian để thích ứng
• Chọn thời điểm bé ít quấy khóc nhất để tập cai ti giả cho bé
• Đánh lạc hướng bé
• Giảm dần thời gian bé ngậm ti giả khi ngủ
• Nếu bé đã lớn, hãy nói chuyện với bé về việc cai ti giả.

Những mẹo trên đây sẽ giúp các bé “từ bỏ” ti giả một cách dễ dàng. Dĩ nhiên ban đầu, mẹ sẽ gặp phải nhiều khó khăn, song khi bé đã quen thì điều này sẽ tốt cho bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những nguyên nhân gây đau lưng và cách điều trị

(51)
Những cơn đau lưng đang hoành hành ngày đêm khiến bạn gặp khó khăn trong những sinh hoạt hàng ngày? Bạn có muốn quyết tâm hạ gục chứng đau lưng ấy?Bạn ... [xem thêm]

Châm cứu và ung thư gan liên quan với nhau ra sao?

(49)
Châm cứu và ung thư gan liên quan với nhau ra sao? Mối liên hệ này sẽ giúp bạn biết cách xoa dịu các cơn đau khi mắc bệnh.Trong bất kỳ giai đoạn nào của ung ... [xem thêm]

Bạn biết gì về băng vệ sinh hữu cơ?

(85)
Có nhiều sự lựa chọn cho bạn gái mỗi kỳ “đèn đỏ”: băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san, quần lót dành riêng cho nguyệt kỳ… Giờ đây, có thêm một ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ

(70)
Bệnh tự kỷ là một bệnh đáng lo ngại và bệnh càng trở nên phổ biến hơn ở trẻ em ngày nay. Nhận biết được các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sẽ giúp bố ... [xem thêm]

Ăn cháo vừa giúp bạn phòng bệnh lại tăng tuổi thọ

(40)
Thói quen ăn cháo vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại giúp bạn phòng bệnh và sống thọ hơn. Bạn có biết cách chế biến nhiều món cháo ngon miệng và bổ dưỡng?Nếu ... [xem thêm]

3 cách dạy con không mách lẻo mà các mẹ cần biết

(56)
Bố mẹ nên dạy con ngưng mách lẻo vì tính xấu này không những ảnh hưởng đến tính cách mà còn khiến bé trở thành một người xét nét, nhỏ nhặt về ... [xem thêm]

23 cách đơn giản để dạy con viết chữ

(58)
Dạy con viết chữ không phải là một việc dễ dàng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bé đã cầm bút thành thạo chưa, bé có thích viết hoặc vẽ ... [xem thêm]

10 sự thật về dương vật đàn ông mà có thể bạn chưa nghe

(52)
Như chúng ta đều biết, dương vật là một bộ phận rất quan trọng đối với nam giới. Đây là “vũ khí” không những giúp cánh đàn ông đạt được khoái ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN