Omalizumab là gì?

(4.5) - 27 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của omalizumab là gì?

Omalizumab được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn mức độ từ trung bình đến nặng hoặc mày đay không rõ nguyên nhân (mày đay mãn tính vô căn) ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Omalizumab hoạt động bằng cách ngăn chặn đáp ứng của hệ thống miễn dịch tự nhiên thực hiện phản ứng gây dị ứng có thể dẫn đến một cơn hen suyễn cấp tính hoặc phát ban. Tác dụng này trên hệ thống miễn dịch của bạn (cụ thể globulin miễn dịch E-IgE) giúp giữ cho khí quản thông thoáng và theo thời gian thuốc này kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn. Đối bệnh mề đay mãn tính vô căn, omalizumab giúp giảm ngứa và số lượng phát ban trên da của bạn.

Omalizumab không có hiệu quả ngay lập tức và không nên được sử dụng để cắt cơn hen cấp tính.

Bạn nên dùng omalizumab như thế nào?

Để điều trị bệnh hen suyễn, thuốc này được dùng bằng đường tiêm dưới da bởi một nhân viên y tế, thường mỗi 2 hoặc 4 tuần theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng được dựa trên cân nặng cơ thể của bạn và nồng độ kháng thể IgE trong máu, cũng như tình trạng sức khỏe của bạn và đáp ứng với điều trị. Liên hệ với bác sĩ của bạn nếu bạn có một thay đổi cân nặng cơ thể đáng kể trong khi điều trị. Liều của bạn có thể cần phải được điều chỉnh.

Để điều trị bệnh mề đay mãn tính vô căn, thuốc này được dùng bằng đường tiêm dưới da bởi một nhân viên y tế. Thuốc được dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường mỗi 4 tuần. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và đáp ứng với điều trị.

Sử dụng thuốc này thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ ​​thuốc. Để giúp bạn nhớ, hãy dùng thuốc vào cùng một ngày trong tuần tùy theo lịch trình của bạn. Có thể mất vài tháng dùng thuốc liên tục để thấy sự cải thiện tình trạng bệnh.

Không dừng thuốc hen suyễn hoặc thuốc trị bệnh mề đay mãn tính vô căn mà không tham khảo ý kiến ​​bác sĩ của bạn. Tình trạng của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn nếu dừng đột ngột thuốc hen suyễn hoặc mề đay mãn tính vô căn. Nên giảm lượng thuốc (như corticoid, kháng histamin) dần dần, dưới sự giám sát của bác sĩ.

Bạn nên bảo quản omalizumab như thế nào?

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng omalizumab cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh hen suyễn – duy trì:

Dùng 150-300 mg tiêm dưới da mỗi 4 tuần hoặc 225-375 mg mỗi 2 tuần, tùy thuộc vào nồng độ IgE trước khi điều trị và cân nặng của bệnh nhân.

Liều dùng omalizumab cho trẻ em là gì?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh hen suyễn – duy trì:

Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên, dùng 150-300 mg tiêm dưới da mỗi 4 tuần hoặc 225-375 mg mỗi 2 tuần, tùy nồng vào mức độ IgE trước khi điều trị và cân nặng bệnh nhân.

Omalizumab có những dạng và hàm lượng nào?

Omalizumab có những dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc bột pha tiêm 202,5 mg (150 mg mỗi 1,2 mL sau khi pha).

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng omalizumab?

Một số người sử dụng omalizumab đã mắc phản ứng dị ứng nặng, đe dọa tính mạng nghiêm trọng với thuốc này ngay sau khi tiêm thuốc hoặc vài giờ sau đó. Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay cả sau khi sử dụng thuốc thường xuyên trong một năm hoặc lâu hơn.

Đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng:

  • Thở khò khè, tức ngực, khó thở;
  • Phát ban hay nổi mẩn trên da;
  • Cảm thấy lo lắng hay choáng váng, ngất xỉu;
  • Cảm thấy nóng hoặc ngứa ran dưới da;
  • Sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng khác bao gồm dễ bầm tím hoặc chảy máu, tê hoặc mệt mỏi bất thường.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Đau;
  • Đau đầu, cảm giác mệt mỏi;
  • Đau khớp hoặc đau cơ;
  • Chóng mặt;
  • Đau tai;
  • Rụng tóc;
  • Ngứa nhẹ hoặc nổi mẩn trên da;
  • Đau họng hoặc triệu chứng cảm lạnh;
  • Nổi mẩn đỏ, bầm tím, hơi ấm, nóng rát, đau nhức, ngứa, đau, hoặc sưng da nơi chích.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng omalizumab bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng omalizumab, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc hay bất cứ thành phần nào trong thuốc tiêm omalizumab. Hỏi dược sĩ của bạn hoặc kiểm tra hướng dẫn thuốc cho danh sách các thành phần.
  • Báo với bác sĩ và dược sĩ những thuốc kê toa và không kê toa, thuốc bổ, các thực phẩm chức năng, và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng. Hãy chắc chắn đề cập đến bất cứ thuốc nào sau đây: liều dị ứng (một loạt các thuốc tiêm được dùng thường xuyên để ngăn chặn sự phát triển các phản ứng dị ứng với các chất cụ thể) và các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Bác sĩ của bạn có thể cần phải thay đổi liều thuốc của bạn hoặc theo dõi các tác dụng phụ cẩn thận.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang hay đã từng bị ung thư.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn mang thai trong khi sử dụng thuốc tiêm omalizumab, gọi cho bác sĩ của bạn.
  • Nói chuyện với bác sĩ về việc liệu bạn có nguy cơ nhiễm giun móc, giun tròn, hoặc nhiễm giun ký sinh khác hay không. Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang hay đã từng nhiễm bất kỳ loại giun nào. Nếu bạn có nguy cơ nhiễm trùng cao, sử dụng thuốc tiêm omalizumab có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Bác sĩ sẽ theo dõi bạn một cách cẩn thận trong và sau khi điều trị.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tác dụng phụ

Omalizumab có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồn thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới omalizumab không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến omalizumab?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Cơn hen suyễn cấp tính;
  • Co thắt phế quản (vấn đề về hô hấp), cấp tính;
  • Bệnh dị ứng khác (ngoài suyễn) – Không sử dụng cho các bệnh nhân mắc những tình trạng bệnh này;
  • Ung thư, hoặc có tiền sử bệnh;
  • Nhiễm ký sinh trùng – Sử dụng một cách thận trọng vì có thể làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Khẩn cấp/ Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc tiêm omalizumab, hãy báo với bác sĩ của bạn càng sớm càng tốt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc Ovumix

(38)
Tên hoạt chất: Metronidazole micronized, miconazole nitrate micronized, neomycin sulfate, polymyxin B sulfate, chiết xuất rau má (Herba Centellae asiaticae)Tên biệt dược: ... [xem thêm]

Viên bổ sung vitamin Berocca®

(17)
Tìm hiểu chungThuốc Berocca có tác dụng gì?Thuốc Berocca bao gồm các thành phần vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5 (Ca Pantothenate), vitamin B6, vitamin B8 (Biotin), vitamin B12, ... [xem thêm]

Losartan

(26)
Losartan là một hoạt chất thuộc nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB), có tác dụng làm giãn các mạch máu để máu lưu thông dễ dàng, từ đó giúp ổn ... [xem thêm]

Thuốc Symbicort Tubuhaler®

(83)
Tên gốc: budesonide, formoterolTên biệt dược: Symbicort Tubuhaler®Phân nhóm: thuốc trị hen suyễnTác dụngTác dụng của thuốc Symbicort Tubuhaler® là gì?Thuốc Symbicort ... [xem thêm]

Thuốc Hoạt huyết dưỡng não ACP

(50)
Tên hoạt chất: Rễ đinh lăng, cao lá bạch quảPhân nhóm: Thuốc giãn mạch ngoại biên và thuốc hoạt hóa nãoTên biệt dược: Hoạt huyết dưỡng não ACPTác dụng ... [xem thêm]

Maltofer®

(35)
Tên biệt dược: MaltoferHoạt chất: Phức hợp sắt (III) hydroxid polymaltoseTác dụngTác dụng của thuốc Maltofer là gì?Maltofer viênMaltofer viên có tác dụng điều ... [xem thêm]

Bảo Xuân là sản phẩm gì?

(66)
Hoạt chất trong Bảo Xuân: tinh chất mầm đậu nành, collagen tự nhiên, xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa…Phân nhóm: Thực phẩm chức năng và các ... [xem thêm]

Thuốc mitomycin

(58)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc mitomycin là gì?Bạn có thể sử dụng mitomycin chung với các loại thuốc khác để điều trị một số bệnh ung thư khác nhau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN