Dấu hiệu bệnh ho gà dễ nhận biết nhất ở người lớn

(4.2) - 25 đánh giá

Dấu hiệu bệnh ho gà khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường. Điều này làm tăng thêm mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.

Bệnh ho gà được đặt tên theo sự mô phỏng âm thanh của tiếng ho. Bệnh nhân thường có một hơi rít hoặc hú lên khi thở hổn hển hoặc khi kết thúc cơn ho. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nhưng dấu hiệu bệnh ho gà lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh hoặc cúm thông thường.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Dấu hiệu bệnh ho gà dễ nhận biết nhất

Trong giai đoạn đầu, dấu hiệu bệnh ho gà chỉ biểu hiện những tình trạng nhẹ như sổ mũi, sốt nhẹ, ho nhẹ. Vì thế, người bệnh thường lơ là và dễ dàng bỏ qua cho đến khi bệnh trở nặng.

Các triệu chứng ban đầu thường kéo dài trong khoảng 1-2 tuần. Nếu đó là tình trạng cảm lạnh thông thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy tốt hơn sau khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, bệnh ho gà lại hoàn toàn ngược lại. Sau 2 tuần khởi phát các dấu hiệu nhẹ, người bệnh bắt đầu cảm thấy tồi tệ hơn. Vì thế, ngay khi bạn nghi ngờ mình đã mắc bệnh ho gà hoặc bất kỳ triệu chứng cảm lạnh nào mà không thuyên giảm trong khoảng 1-2 tuần, hãy đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Để chẩn đoán bệnh ho gà, bác sĩ sẽ lắng nghe tiếng ho của bạn và đặt một số câu hỏi liên quan về những triệu chứng bạn đã gặp. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm để có kết quả chẩn đoán chính xác. Trước khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy một mẫu chất nhầy ở mũi hoặc cổ họng của bệnh nhân để phân tích xem nó có chứa vi khuẩn gây bệnh ho gà hay không.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu. Sự thay đổi về số lượng bạch cầu là dấu hiệu chung của cơ thể người bị vi khuẩn tấn công.

Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm của bệnh ho gà. Bệnh nhân có thể bị ho dữ dội với mức độ tăng dần theo thời gian. Vì thế, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn chụp X-quang ngực để xem bạn có bị viêm hoặc có dịch trong phổi hay không. Trong quá trình thăm khám, bạn hãy cho bác sĩ biết nếu trước đó bạn đã từng tiếp xúc với người mắc bệnh ho gà.

Nếu bạn bị ho gà, cơn ho của bạn sẽ trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Khi đó, bạn phải rất cố gắng để lấy hơi giữa các cơn ho, âm thanh nghe như tiếng kêu của con gà cũng phát ra từ đó.

Cơn ho sẽ khiến bạn thức giấc vào ban đêm. Đối với một số bệnh nhân, tình trạng này cũng sẽ gây ra sự thiếu oxy khiến da nhợt nhạt và chuyển dần sang màu xanh. Những cơn ho dồn dập làm bệnh nhân thấy kiệt sức, buồn nôn hoặc nôn. Thậm chí, người bệnh cũng sẽ có cảm giác như lồng ngực bị vỡ tung ra trong lúc ho.

So với bệnh ho gà ở trẻ em, ho gà ở người lớn có triệu chứng ít nghiêm trọng và hiếm khi xảy ra biến chứng hơn. Tuy nhiên, khi đã tiến đến giai đoạn nặng, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh khiến bệnh nhân nhanh chóng bị kiệt sức.

Giai đoạn hồi phục

Dù bệnh ho gà có thể gây tử vong nhưng nếu được tích cực điều trị, bệnh nhân hoàn toàn có thể phục hồi.

Sau khi có kết quả chẩn đoán dương tính với vi khuẩn gây bệnh ho gà, bác sĩ sẽ cho bạn điều trị bằng kháng sinh. Quá trình điều trị có thể mất tới 3-4 tháng để bạn hồi phục hoàn toàn. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cũng có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp.

Trong giai đoạn phục hồi, bệnh nhân vẫn còn khả năng lây nhiễm vi khuẩn cho người khác khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện trực tiếp. Vì thế, người nhà cần có cách chăm sóc và cách ly phù hợp. Nếu gia đình có trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, người lớn hãy ưu tiên cách ly bệnh nhân với trẻ để phòng ngừa khả năng lây lan bệnh cho bé.

Cách phòng bệnh ho gà tốt nhất cho cả người lớn và trẻ em là tiêm phòng vaccine đầy đủ, đúng lịch.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Trẻ 1 tuổi phát triển nhận thức như thế nào?

(93)
Bố mẹ có bao giờ thắc mắc trẻ 1 tuổi đã nhận thức được đến mức nào? Mỗi trò chơi hay công việc đều là một cách để bé học tập và thu nhận thông ... [xem thêm]

Bỏng

(90)
Tìm hiểu chungBỏng là bệnh gì?Bỏng có thể do nhiều tác nhân gây ra và là một trong những chấn thương phổ biến nhất tại nhà. Không chỉ đơn thuần chỉ là ... [xem thêm]

8 loại thực phẩm ngăn ngừa ung thú vú

(55)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

Bạn nên lưu ý gì sau khi trám răng?

(31)
Trám răng thẩm mỹ là hình thức bổ sung men răng nhân tạo nhưng không phải chỉ để phục hồi mô răng mà còn làm cho răng đẹp hơn một cách toàn diện về cả ... [xem thêm]

12 biện pháp phạt con mà không cần đánh đòn

(26)
Trẻ nhỏ dường như luôn hiếu động và thường có những cách thể hiện cảm xúc quá đáng khiến bố mẹ bực bội, tức giận. Thế nhưng, bố mẹ không nên ... [xem thêm]

Vì sao trẻ em hay bị lạm dụng?

(17)
Hẳn ai cũng biết trẻ em là đối tượng yếu ớt và dễ tổn thương do sự yếu ớt về lẫn thể chất và tinh thần. Do đó, trẻ em dễ dàng trở thành mục tiêu ... [xem thêm]

Ù tai kiểu mạch đập: Quen nhưng lại lạ

(99)
Ù tai kiểu mạch đập là một tình trạng khá quen thuộc và có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh quen thuộc này. Ù tai ... [xem thêm]

Vài mẹo nhỏ để chuyện ấy thêm thăng hoa

(63)
Chỉ với những cách sau, bạn và người ấy sẽ có một đêm thật nồng nàn và đáng nhớ bên nhau!Để giúp mang lại hứng thú và cảm giác thỏa mãn khi quan hệ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN