Giấc ngủ và suy tim

(4.2) - 62 đánh giá

Rối loạn giấc ngủ do suy tim có thể kéo theo những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Sau đây là những điều bạn cần biết để có được giấc ngủ ngon trọn vẹn.

Giấc ngủ ngon là điều tối quan trọng để bn sống tốt cùng căn bệnh suy tim.

Suy tim có thể khiến bạn cảm thấy yếu ớt và mệt mỏi cả ngày. Nhưng bạn có biết rằng suy tim cũng là nguyên nhân liên đới gây ra hoc làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn giấc ngủ. Và rối loạn giấc ngủ, đến lượt nó, lại góp phần khiến cơ thể mệt mỏi hơn vào ban ngày?

Thủ phạm được biết đến bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ, khó thở khi nằm và rối loạn vận động chân tay định kỳ.

Theo kinh nghiệm của một bác sĩ làm việc chủ yếu với các bệnh nhân tim mạch thì nếu bạn thức dậy mà không cảm thấy sảng khoái hay thường bị buồn ngủ vào ban ngày, hoặc thấy mình cần cắt giảm các hoạt động trong ngày vì thiếu năng lượng, đó là dấu hiệu cho thấy có gì đó không ổn với giấc ngủ của bạn.

Cùng tìm hiểu thêm về từng loại rối loạn giấc ngủ có liên quan đến suy tim cùng cách khắc phục để bạn có thể ngủ ngon hơn.

1. Chứng ngưng thở khi ngủ

Có tới 70% bệnh nhân suy tim mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Có hai loại ngưng thở khi ngủ. Loại đầu tiên và cũng là loại phổ biến nhất chính là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).

Đối với OSA, các cơ ở phía sau cổ họng bị chùng, sụp xuống, chặn một phần hoặc làm tắc nghẽn hoàn toàn đường thở. Loại thứ hai ít phổ biến hơn, đó là chứng ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương (CSA). CSA có xu hướng ảnh hưởng đến những người mắc bệnh suy tim nặng hơn và đặc biệt là nam giới. Một số trường hợp bị suy tim có thể bị một hoặc cả hai loại hình ngưng thở khi ngủ này. Cả OSA và CSA đều làm gián đoạn nhịp thở vào ban đêm và góp phần gây ra mệt mỏi vào ban ngày.

Cả hai điều kiện có thể dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu định kỳ, làm tăng nồng độ adrenaline trong cơ thể và làm tỉnh giấc. Tất cả những việc này đều gây bất lợi trong kiểm soát suy tim.

2. Chứng khó thở khi nằm

Nhiều người bị suy tim cũng trải qua chứng khó thở khi nằm, hoặc khó thở kịch phát về đêm, nhịp thở dốc và ngắn khiến họ thức giấc chỉ sau một hoặc hai giờ ngủ. Những hiện tượng này liên quan đến quá tải thể tích và áp lực tâm thất. Cả hai điều kiện này đều được cải thiện khi ngồi hoặc đứng dậy.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: “4 bài tập hô hấp cho giấc ngủ tốt hơn”

3. Rối loạn vận động chân tay định kỳ (PLMD)

Với PLMD, lưu lượng thần kinh ở chân và tay tăng lên khiến chúng ta co giật vô thức trong khi ngủ. Điều này có thể đánh thức chúng ta. Người ta thường không nhớ được những cơn co giật này vì chúng rất ngắn, nhưng chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và bạn s thức dậy với cảm giác chưa được phục hồi hoặc mệt mỏi.

4. Mất ngủ

Mất ngủ thường đi kèm với các tình trạng mãn tính và nó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi vào ban ngày. Nếu bạn có một vấn đề sức khỏe mãn tính nào đó thì thường bạn sẽ có thêm vài mối lo kèm theo. Đôi khi, bạn lo lắng về vic phi nhp vin, đôi khi là lo về lịch trình dùng thuốc. Tất cả những điều này ảnh hưởng đến khả năng duy trì giấc ngủ của bạn.

Cách khắc phục để có giấc ngủ ngon hơn

Rối loạn giấc ngủ do suy tim làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là một số điều nên thử nếu bạn bị suy tim và đang vật vã để có được một giấc ngủ ngon lành.

1. Kiểm tra xem bạn có bị chứng ngưng thở khi ngủ hay không

Nếu bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), bác sĩ s chỉ định dùng máy áp lực dương liên tục (CPAP) hoặc một phương pháp điều trị khác. Ở một số bệnh nhân được điều trị (CPAP) sẽ có sự cải thiện của phân suất tống máu (biểu thị chức năng bơm của tim). Thậm chí có một số dữ liệu chứng minh rằng, tình trạng rối loạn nhịp tim cũng có thể giảm khi can thiệp bằng phương pháp này.

2. Tìm một tư thế ngủ phù hợp

Nằm ngủ nghiêng

Nếu bạn bị ngưng thở khi ngủ thì ngủ nghiêng có thể có lợi cho những người không hp vi phương pháp CPAP. Ở những bệnh nhân suy tim, tư thế ngủ nghiêng (bên trái hay bên phải) giúp làm giảm chứng ngưng thở khi ngủ.

Nếu có một chút tranh cãi xung quanh việc nằm nghiêng thì đó là về nghiêng sang bên trái hay bên phải mới là tốt nhất. Nếu bạn đang mang máy khử rung tim cấy ghép ở một bên, hãy nằm nghiêng sang bên còn lại. Còn trong trường hợp bạn không có cấy ghép thiết bị nào trong người thì đôi khi nghiêng sang bên trái sẽ thoải mái hơn. Lý do cũng giống như khi mang thai, nằm nghiêng bên trái làm giảm áp lực IVC (tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể, nằm ở phía bên phải).

Kê cao đầu với một chiếc gối hay nâng phần đầu giường cao lên

Nhiều người có nhu cầu nâng cao đầu giường hoặc kê cao gối để ngủ. Nằm ngủ trên một góc nghiêng làm giảm sự quá tải thể tích và quá tải dung tích trong sung huyết phổi. Hay nói cách khác, làm như vậy giảm được cả các chứng khó thở do tư thế như chứng khó thở khi nằm hay khó thở kịch phát về đêm.

Kê cao chân

Nếu bị phù chân hoặc bàn chân, bạn có thể đặt gối dưới chân hoặc bàn chân để giảm sưng và cảm thấy thoải mái hơn. Mang vớ áp suất vào ban đêm cũng rt có ích.

Tránh nằm ngửa khi ngủ

Nếu có máy CPAP, bạn nằm ngủ tư thế nào cũng được vì máy giúp ngăn ngừa tình trạng ngưng thở khi ngủ. Nhưng thông thường thì hãy tránh nằm ngửa khi ngủ.

3. Vệ sinh giấc ngủ

Khái niệm về giữ vệ sinh giấc ngủ đối với nhiều người vẫn còn xa lạ. Bạn cần lưu ý rằng dù nằm ngủ với tư thế nào thì quan trng nht vẫn là vệ sinh giấc ngủ thật tốt. Bạn có thể giữ vệ sinh giấc ngủ bằng các cách sau:

  • Giữ vệ sinh giường ngủ: Thường xuyên dọn dẹp giường ngủ, giặt giũ chăn màn. Không cho thú nuôi ngủ cùng trên giường để đảm bảo vệ sinh. Giường ngủ là khu vực để nghỉ ngơi nên hạn chế mang laptop, sách vở lên giường để làm việc, học bài, lướt mạng xã hội…
  • Sinh hoạt điều độ: Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy thật đều đặn để đồng hồ sinh học của cơ thể không bị xáo trộn. Làm như vậy, cơ thể dễ vào giấc hơn và cũng hạn chế tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Tránh ăn quá no gần giờ ngủ vì sẽ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, làm bạn khó ngủ hơn.
  • Tránh dùng các chất kích thích như rượu, caffeine trước khi đi ngủ. Uống những chất kích thích vào buổi tối có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Nhiều người cho rằng uống rượu giúp ta dễ ngủ hơn và xem rượu như một liều thuốc giúp ngủ. Thực ra, lạm dụng rượu chỉ làm bạn ngày càng khó ngủ và phụ thuộc vào nó nhiều hơn. Người bị rối loạn giấc ngủ do suy tim cần cẩn trọng với lượng rượu mà họ uống. Thay vào đó, có thể uống sữa ấm hay trà hoa cúc.
  • Tránh uống quá nước sát giờ ngủ vì thức dậy để đi vệ sinh vào ban đêm nhiều lần cũng làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
  • Cai thuốc lá vì thuốc lá có hại cho sức khỏe và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn giấc ngủ do suy tim.
  • Tắt các thiết bị điện tử vài tiếng trước khi ngủ do các thiết bị này làm bạn khó ngủ hơn.
  • Mặc quần áo ngủ nhẹ nhàng, thoải mái.
  • Chỉnh nhiệt độ phòng về mức thích hợp cho dễ ngủ. Nếu được, hãy hạn chế những nguồn tiếng ồn quanh khu vực ngủ của bạn. Giảm hoặc tắt ánh sáng khi tới giờ đi ngủ.

Bạn có thể tham khảo thêm: “Mở cửa sổ ra để có giấc ngủ ngon hơn”

4. Tập thể dục với cường độ và thời gian hợp lý

Người bị bệnh suy tim trước khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao cần tham vấn bác sĩ. Nếu bác sĩ đồng ý, bạn có thể tập các bài tập thể dục nhanh. Các bài tập thể dục làm tăng nhịp tim kéo dài 20-30 phút cách giờ ngủ khoảng 4-5 tiếng giúp bạn dễ vào giấc ngủ, ngủ lâu và sâu hơn. Đừng tập các loại hình thể dục thể thao có cường độ quá nặng hay tập vào sát giờ ngủ.

Bạn có thể tham khảo thêm: “Tập thể dục buổi tối: 15 phút giúp bạn ngủ ngon hơn”

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mối liên hệ giữa ngủ không đủ giấc, trầm cảm và đau mạn tính

(45)
Nhiều người trong chúng ta bị chứng mất ngủ ở các giai đoạn khác nhau trong đời. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và tâm trí. Điều ... [xem thêm]

Lở miệng – bệnh phổ biến mà không phải ai cũng hiểu rõ

(51)
Định nghĩaLoét miệng (lở miệng) là bệnh gì?Sức khỏe răng miệng không chỉ bao gồm các bệnh về răng, mà còn bao gồm những vết loét hoặc các tổn thương ... [xem thêm]

Dị ứng nước hoa có thể nguy hiểm hơn bạn tưởng

(35)
Nước hoa có thể giúp bạn trở nên quyến rũ hơn khi hẹn hò người yêu hay tôn lên nét đẹp thanh lịch trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn có những ... [xem thêm]

Bạn cần làm gì khi kinh nguyệt không đều?

(87)
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ xảy ra đều đặn mỗi tháng khi lớp nội mạc tử cung rã ra dẫn đến có máu chảy ra từ âm đạo. Hiện tượng này còn được ... [xem thêm]

Axit folic, vitamin B12 và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

(14)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

4 loại rối loạn chuyển hóa thường gặp ở trẻ nhỏ

(84)
Bé cưng có vẻ không hoạt bát và không thích ăn uống? Có thể bé bị rối loạn chuyển hóa. Muốn biết rối loạn chuyển hóa ở trẻ là gì, hãy xem bài viết sau ... [xem thêm]

Ung thư đại tràng: Dấu hiệu và triệu chứng

(80)
Hệ thống tiêu hóa của chúng ta vốn rất phức tạp. Đó là lý do các triệu chứng ung thư đại tràng rất khó kiểm soát và dễ bị bỏ qua. Vì vậy, bạn nên ... [xem thêm]

7 nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị bệnh

(76)
Bạn thấy mình thường xuyên bị bệnh với tần suất hàng tháng, thậm chí hàng tuần? Những nguyên nhân khiến bạn không khỏe có thể vì ngủ nghỉ không đúng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN