Dược liệu Cánh kiến trắng có công dụng gì?

(3.79) - 79 đánh giá

Tên thường gọi: Cánh kiến trắng

Tên gọi khác: Nhựa bồ đề, an tức hương

Tên khoa học: Styrax tonkinense Pierre.

Họ: Bồ đề (Styracaceae)

Tổng quan về dược liệu cánh kiến trắng

Tìm hiểu chung về cánh kiến trắng

Cánh kiến trắng là một cây gỗ to, cao chừng 15–20cm. Vỏ thân nhẵn, màu xám bóng. Cành hình trụ, khi non có lông tơ, sau có màu nâu. Lá mọc so le, mềm, hình trứng hoặc bầu dục, gốc và đầu thuôn nhọn; mặt trên nhẵn, màu lục; mặt dưới phủ lông trắng mịn, hình sao, gân nổi rõ. Cụm hoa mọc ở đầu cành và kẽ lá thành chùm dài, phủ nhiều lông hình sao, hoa nhỏ và cóc màu trắng, mùi thơm nhẹ. Quả hình trứng hoặc hình cầu, hạt có vỏ cứng, dày và nhăn nheo. Mùa hoa quả vào tháng 5–8. Tránh nhầm lẫn với cây đa bồ đề (Ficus religiosa L. Moraceae), thường được trồng ở các đình chùa.

Cánh kiến trắng thường mọc ở các tỉnh phía bắc, từ Hà Tĩnh trở ra. Những tỉnh thấy có nhiều dược liệu này là Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn.

Bộ phận dùng của cánh kiến trắng

Cánh kiến trắng là nhựa để khô (an tức hương) lấy từ thân cây bồ đề, thu hoạch tốt nhất vào lúc cây được 10 tuổi, có đường kính từ 20–25cm, đang ra hoa. Nhựa cây là những cục rời nhau màu trắng, vàng nhạt hoặc đỏ nhạt, đục, dễ bẻ.

Thành phần hóa học của cánh kiến trắng

Cánh kiến trắng có chứa 26,13% axit benzoic tự do, 2,75% axit cinamic, 1,38% vanilin, benzoyl benzoat, cinamyl benzoat, cinamyl cinamat, benzyl cinamat, alcol coniferylie, axit siaresimolic.

Tác dụng, công dùng của cánh kiến trắng

Công dụng của dược liệu cánh kiến trắng là gì?

Cánh kiến trắng có tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn thông thường và có tác dụng lợi đờm (thử nghiệm in vitro và thử trên thỏ).

Theo y học cổ truyền, cánh kiến trắng có vị cay, đắng, tính bình, không độc, quy vào các kinh tâm, phế, tỳ và có tác dụng khai khiếu, an thần, tàn đờm, trừ tà khí, kháng sinh, làm liền sẹo.

Trong Đông y, cánh kiến trắng được dùng chữa viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, ho, đau bụng lạnh, thổ tả, phụ nữ sau khi đẻ máu xấu bị ngất. Cánh kiến trắng có thể dùng ngoài để làm vết thương mau lành, chữa nẻ vú, xua đuổi côn trùng, làm mỡ chậm ôi thiu. Ngoài ra, có thể phối hợp cánh kiến trắng với các vị thuốc khác làm cao xoa.

Cánh kiến trắng còn được dùng trong ngành công nghiệp hương liệu, mỹ phẩm và trong công nghiệp thực phẩm

Liều dùng của cánh kiến trắng

Liều dùng thông thường của cánh kiến trắng là bao nhiêu?

Bạn có thể dùng 0,5–2g cánh kiến trắng một ngày, dùng hòa với rượu, mật ong hay bào chế thành dạng siro.

Liều dùng của cánh kiến trắng có thể khác nhau tùy theo từng người bệnh. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Một số bài thuốc dân gian có cánh kiến trắng

Cánh kiến trắng có mặt trong những bài thuốc dân gian nào?

1. Chữa ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, phụ nữ máu xấu sau khi đẻ bị ngất:

Cánh kiến trắng mài với mật ong hoặc pha thành siro, luyện thành viên uống. Mỗi lần dùng 0,5g, ngày 2–4 lần. Ngoài ra, cũng có thể đốt nhựa rồi xông khói thuốc vào mũi để làm long đờm, giúp dễ thở và tỉnh táo hơn.

2. Chữa trúng phong, hôn mê, đau bụng lạnh, thổ tả:

Cánh kiến trắng 2–4g, đem sắc vài lần rồi chia làm 2–3 lần uống trong ngày hoặc mài 1–2g cánh kiến trắng với rượu rồi uống dần.

3. Làm mau lành vết thương, chữa nẻ vú:

Cánh kiến trắng 20% pha trong rượu hoặc cồn 70º hoặc mài với mật ong rồi bôi lên vùng cần điều trị.

4. Chữa nha chu viêm (viêm quan răng):

Cánh kiến trắng ngâm rượu rồi ngậm trong miệng.

Lưu ý, thận trọng khi dùng cánh kiến trắng

Khi dùng cánh kiến trắng, bạn nên lưu ý những gì?

Những người âm hư hỏa vượng không nên dùng cánh kiến trắng. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cánh kiến trắng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của dược liệu cánh kiến trắng

Không có đủ thông tin về việc sử dụng cánh kiến trắng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

Tương tác xảy ra với cánh kiến trắng

Cánh kiến trắng có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả dùng, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng dược liệu này.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dương hồi hương

(52)
Tìm hiểu chungDương hồi hương có tác dụng gì?Dương hồi hương có mùi thơm như cam thảo và thường được dùng trong nấu nướng để tạo mùi và làm kẹo.Trong ... [xem thêm]

Amaranth là thảo dược gì?

(10)
Tên thông thường: Alegría, Amarante, Amarante-Grain, Amarante-Grain Géante, Amaranthus frumentaceusTên khoa học: AmaranthusTác dụngAmaranth dùng để làm gì?Trong lá của cây ... [xem thêm]

Cám mì

(14)
Tên thông thường: Cám mìTên khoa học: Triticum aestivumTác dụngCám mì dùng để làm gì?Vỏ ngoài của hạt (cám) lúa mì được sử dụng để sản xuất thuốc.Cám ... [xem thêm]

Androstenediol

(96)
Tìm hiểu chungAndrostenediol dùng để làm gì?Androstenediol là một hormone tăng trưởng và có ít tác dụng khi dùng riêng lẻ. Tuy nhiên, nó có vai trò quan trọng trong ... [xem thêm]

Superoxide Dismutase

(76)
Tên thông thường: Orgotein, SOD, Super Dioxide Dismutase, Superóxido Dismutasa, Superoxydase Dismutase, Superoxyde Dismutase.Tên khoa học : Superoxide dismutaseTìm hiểu chungSuperoxide ... [xem thêm]

Hợp hoan là thảo dược gì?

(95)
Tên thông thường: Arbre de Sois, Federbaum, He Huan Hua, He Huan Pi, Jagwinamu, Mimosa, Mimosa arborea, Mimosa julibrissin, Nemu No Ki, Pink Siris, Plenk Siris, Schlafbaum, Schmirmakazie, Silk ... [xem thêm]

Axit linoleic liên hợp

(68)
Tên thông thường: CLA, Conjugated Linoleic AcidTên khoa học: Acide Linoléique Conjugué, Acide Linoléique Conjugué Cis-9,trans-11, Acide Linoléique Conjugué trans-10,cis-12, Acido ... [xem thêm]

Phytonutrients là thảo dược gì?

(58)
Tên thông thường: phytonutrientsTên khoa học : Carotenoids/Flavonoids/Glucosinolates /Phytoestrogens. Tác dụngPhytonutrients dùng để làm gì?Phytonutrients là hợp chất có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN