Thông tim

(3.98) - 64 đánh giá

Tìm hiểu chung

Thông tim là kỹ thuật gì?

Thông tim là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch. Khi thực hiện thông tim, một ống dài mỏng gọi là ống thông được đưa vào động mạch hoặc tĩnh mạch ở háng, cổ hoặc cánh tay và luồn qua các mạch máu để đến tim.

Nhờ sử dụng ống thông này, các bác sĩ sau đó sẽ làm các xét nghiệm chẩn đoán như là một phần của thông tim. Một số phương pháp điều trị bệnh tim như nong mạch vành cũng được thực hiện bằng thông tim.

Thông thường, bạn sẽ tỉnh táo khi thông tim, nhưng bác sĩ sẽ cho thuốc để giúp bạn thư giãn. Thời gian phục hồi cho thông tim nhanh chóng và có ít nguy cơ biến chứng.

Khi nào bạn nên thực hiện thông tim?

Bạn nên thực hiện thông tim vì vài lý do sau:

  • Để xác định vị trí hẹp hoặc tắc nghẽn trong mạch máu của bạn mà chúng có thể gây đau ngực (chụp mạch).
  • Để đo lường mức độ áp lực và oxy ở các bộ phận khác nhau của tim (đánh giá huyết động).
  • Để kiểm tra chức năng bơm máu của tim (chụp tâm thất phải hoặc trái).
  • Để lấy một mẫu mô từ tim (sinh thiết).
  • Để chẩn đoán dị tật tim có mặt từ khi sinh ra (dị tật tim bẩm sinh).
  • Để phát hiện các vấn đề của van tim.

Thông tim cũng được sử dụng như là một phần của một số thủ thuật để điều trị bệnh tim.

Thận trọng/Cảnh báo

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện thông tim?

Giống với hầu hết các thủ thuật được thực hiện trên tim và mạch máu, thông tim có một số rủi ro cũng như một số biến chứng lớn nhưng chúng rất hiếm gặp.

Rủi ro của thông tim là:

  • Bầm tím
  • Chảy máu
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Tổn thương động mạch nơi ống thông được đưa vào cần chú ý thêm (giả phình động mạch)
  • Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim)
  • Dị ứng với thuốc cản quang hoặc thuốc
  • Rách các mô của tim hay động mạch
  • Tổn thương thận
  • Nhiễm trùng
  • Cục máu đông.

Nếu bạn đang mang thai những tháng đầu hoặc lập kế hoạch để mang thai, bạn hãy nói với bác sĩ trước khi thực hiện thông tim.

Bạn cũng nên nhớ:

  • Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ít nhất 6 giờ trước khi xét nghiệm hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Nếu bạn có bệnh tiểu đường, hãy hỏi các chỉ dẫn về thuốc cho bệnh tiểu đường và insulin. Thông thường, bạn có thể ăn và uống thứ gì đó ngay sau khi xét nghiệm.
  • Bác sĩ có thể đề nghị bạn ngưng dùng thuốc kháng đông, chẳng hạn như warfarin (Coumadin®, Jantoven®) hoặc các loại thuốc chống viêm (NSAID®) bao gồm cả aspirin, ibuprofen (Advil®, Motrin IB®) hoặc naproxen (Aleve®).
  • Mang tất cả các loại thuốc và thuốc bổ sung bên người khi đi làm xét nghiệm. Tốt nhất là bạn mang các lọ thuốc từ ban đầu thì bác sĩ sẽ biết liều lượng chính xác mà bạn đang dùng.
  • Cố gắng thư giãn. Những người được thông tim có thể cảm thấy lo lắng hoặc hồi hộp. Bạn sẽ được cung cấp thuốc men để giúp bạn thư giãn.

Quy trình thực hiện

Quy trình thực hiện thông tim như thế nào?

Thông tim được thực hiện trong phòng mổ có X-quang đặc biệt và máy chụp mà thông thường phòng mổ khác không có.

Thông tim thường được thực hiện trong khi bạn vẫn tỉnh táo. Tuy nhiên, trong vài thủ thuật chẳng hạn như đốt bỏ, sửa chữa van hay thay thế van, có thể được thực hiện dưới gây mê toàn thân.

Bác sĩ cung cấp cho bạn bất cứ loại thuốc bổ sung mà bạn có thể cần trong khi thực hiện thủ thuật bằng cách tiêm tĩnh mạch. Bạn cũng sẽ có các điện cực được đặt trên ngực để kiểm tra nhịp tim trong khi thực hiện thủ thuật.

Ngay trước khi thực hiện thủ thuật, một y tá hoặc kỹ thuật viên có thể cạo lông tại nơi sẽ được chèn ống thông vào. Trước khi ống thông được đưa vào trong động mạch, bạn sẽ được chích gây tê tại vùng đó. Bạn có thể cảm thấy đau nhẹ trước khi thuốc tê có hiệu quả.

Sau khi bạn cảm thấy tê, ống thông sẽ được chèn vào. Nếu vào từ chân thì rạch một đường nhỏ để tiếp cận vào một động mạch. Một vỏ bọc nhựa sẽ được chèn vào chỗ rạch để cho phép bác sĩ đưa ống thông vào.

Nếu bạn đang tỉnh táo trong thủ thuật, trong suốt quá trình bạn có thể được yêu cầu phải thở sâu, giữ hơi thở, ho hoặc đặt cánh tay của bạn ở nhiều vị trí khác nhau. Bàn nằm có thể nghiêng nhiều lần nhưng bạn sẽ có một dây đeo an toàn để giữ cho bạn nằm trên bàn.

Luồn ống thông không gây đau và bạn sẽ không cảm thấy nó đang di chuyển trong cơ thể của bạn. Cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ cảm giác khó chịu nào.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện thông tim?

Thường mất vài giờ để phục hồi sau thông tim. Sau khi thủ thuật hoàn tất, bạn sẽ được đưa đến phòng hồi tỉnh trong khi gây mê hết tác dụng. Việc này thường mất khoảng một giờ. Các vỏ nhựa lắp vào háng, cổ hoặc cánh tay sẽ được gỡ bỏ ngay sau khi thủ thuật, trừ khi bạn cần phải tiếp tục dùng thuốc kháng đông.

Sau khi bạn rời khỏi phòng hồi tỉnh, bạn sẽ đến phòng bệnh thường hoặc khu điều trị ngoại trú. Sau khi tháo ống thông ra, kỹ thuật viên hay y tá tháo bỏ vỏ bọc sẽ đè mạnh vào nơi đặt ống thống. Nếu thực hiện ở háng, bạn phải nằm thẳng trong vài giờ sau thủ thuật để tránh chảy máu nghiêm trọng và để cho phép động mạch lành.

Bạn có thể ăn uống sau khi làm thủ thuật. Thời gian bạn ở lại bệnh viện sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bạn. Bạn có thể về nhà trong ngày hoặc bạn cần ở lại qua đêm hoặc lâu hơn nếu bạn có thủ thuật bổ sung, chẳng hạn như nong mạch và đặt stent.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Nếu bạn làm thông tim để xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích kết quả cho bạn.

Nếu bạn chụp mạch vành, kết quả có thể cho bạn biết cần nong mạch hoặc đặt stent hay phẫu thuật tim hở lớn hơn gọi là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Trong một số trường hợp, chụp động mạch có thể cho biết tái thông mạch sẽ là điều trị hiệu quả để mở rộng động mạch bị hẹp. Nếu bác sĩ phát hiện thấy, bác sĩ có thể thực hiện nong mạch vành có hoặc không có đặt stent ngay để bạn không cần phải thông tim lần nữa.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liệt trên nhân tiến triển

(75)
Tìm hiểu chungLiệt trên nhân tiến triển là bệnh gì?Liệt trên nhân tiến triển hay còn gọi là hội chứng Steele-Richardson-Olszewski, là một rối loạn não hiếm ... [xem thêm]

Đau cơ quay khớp vai (viêm gân chóp xoay)

(86)
Tìm hiểu chungĐau cơ quay khớp vai (viêm gân chóp xoay) là bệnh gì?Đau cơ quay khớp vai hay còn gọi là viêm gân chóp xoay. Đây là tình trạng bị chấn thương một ... [xem thêm]

Bàn chân phẳng

(63)
Tìm hiểu chungBàn chân phẳng là tình trạng gì?Bàn chân phẳng là khi vòm ở lòng bàn chân phẳng, cho phép toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn nhà khi đứng ... [xem thêm]

Bệnh hạ huyết áp

(49)
Tìm hiểu chungBệnh hạ huyết áp là gì?Bệnh hạ huyết áp hay còn gọi tụt huyết áp là tình trạng giảm huyết áp đột ngột dưới 90/60 mmHg. Hạ huyết áp làm ... [xem thêm]

Lao ở cổ họng

(97)
Tìm hiểu chungLao ở cổ họng là bệnh gì?Lao là bệnh nhiễm khuẩn giết chết hơn 2 triệu người mỗi năm, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, tỷ lệ ... [xem thêm]

Viêm túi mật cấp tính

(56)
Viêm túi mật cấp tính là một tình trạng nguy hiểm. Đây là một biến chứng từ bệnh viêm túi mật. Vậy viêm túi mật cấp tính là gì? Mời bạn tham khảo bài ... [xem thêm]

Đa xơ cứng

(53)
Tìm hiểu chungBệnh đa xơ cứng là gì?Neuron hay tế bào thần kinh là các đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống thần kinh trung ương cho phép chúng ta suy nghĩ, nhìn, ... [xem thêm]

Hội chứng West

(84)
Tìm hiểu chungHội chứng West là gì?Hội chứng West là một loại bệnh động kinh ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, được đặt theo tên của bác sĩ khám phá ra nó. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN