Dương hồi hương

(3.99) - 52 đánh giá

Tìm hiểu chung

Dương hồi hương có tác dụng gì?

Dương hồi hương có mùi thơm như cam thảo và thường được dùng trong nấu nướng để tạo mùi và làm kẹo.

Trong y học, dương hồi hương được dùng để giảm triệu chứng các bệnh như:

  • Các triệu chứng khó chịu trong thời kinh nguyệt;
  • Hen suyễn;
  • Táo bón;
  • Bệnh chí (chấy);
  • Bệnh ghẻ;
  • Bệnh vảy nến;
  • Ho;
  • Co thắt.

Ngoài ra, dương hồi hương có thể dùng để tăng sữa mẹ và tăng ham muốn tình dục.

Cơ chế hoạt động của dương hồi hương là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy dương hồi hương có tác dụng tương tự như estrogen và có tính chất diệt khuẩn.

Một số nghiên cứu cho thấy dương hồi hương có tác dụng chống viêm và chống ung thư bằng cách tác động lên việc hình thành khối u. Một số nghiên cứu khác cũng xác định ảnh hưởng của thuốc với việc giãn phế quản .

Kết quả một nghiên cứu mới đây đã cho thấy hoạt tính chống nấm khi sử dụng tinh dầu và chiết xuất từ cây thuốc. Thành phần hóa học trong cây dương hồi hương còn chứa một chất bảo vệ chống lại viêm loét dạ dày.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của dương hồi hương là gì?

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về liều dùng chính xác cho dương hồi hương. Tuy nhiên người ta thường dùng vị thuốc này để trị chứng khó tiêu với liều lượng 0,5-3 g khi dùng hạt cây và 0,1-0,3 ml khi dùng tinh dầu.

Liều dùng của dương hồi hương có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Dương hồi hương có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của dương hồi hương là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Tinh dầu;
  • Dùng trong thành phần kem đánh răng;
  • Dùng cây tươ

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng dương hồi hương?

Dương hồi hương có thể gây một số tác dụng phụ tương tự như phản ứng dị ứng. Ngoài ra, một số phản ứng khác bao gồm:

  • Viêm vòm miệng;
  • Gây mất cân bằng khoáng chất và nước trong cơ thể;
  • Buồn nôn, nôn, chán ăn;
  • Mẫn cảm, viêm da tiếp xúc;
  • Phù nề phổi.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng dương hồi hương bạn nên biết những gì?

Bạn nên tìm hiểu cách dùng các dạng bào chế dương hồi hương khác nhau. Tùy vào dạng bào chế mà liều lượng có thể thay đổi. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng.

Dương hồi hương có thể gây độc.

Bạn nên kiểm tra mức cân bằng chất khoáng và nước mỗi tuần khi dùng dương hồi hương.

Những quy định cho dương hồi hương ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng dương hồi hương nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của dương hồi hương như thế nào?

Không sử dụng dương hồi hương cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể sử dụng dương hồi hương trong khi cho con bú.

Không nên được sử dụng không được sử dụng cho những người nhạy cảm với vị thuốc này.

Không dùng dương hồi hương dưới dạng tinh dầu cho trẻ em.

Dương hồi hương có thể có tác dụng như estrogen. Bạn không sử dụng vị thuốc dương hồi hương khi mắc:

  • Ung thư vú;
  • Ung thư tử cung;
  • Ung thư buồng trứng;
  • Lạc nội mạc tử cung;
  • U xơ tử cung.

Dương hồi hương có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng dương hồi hương.

Sử dụng một lượng lớn vị thuốc này có thể ảnh hưởng đến các liệu pháp thay thế estrogen hoặc tránh thai bằng điều chỉnh nội tiết.

Không sử dụng dương hồi hương với thuốc sắt vì nó có thể có thể làm tăng tác dụng thuốc này.

Dương hồi hương có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm thời gian đông máu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lungmoss là thảo dược gì?

(56)
Tên thông thường: lungmossTên khoa học: lobaria pulmonariaTìm hiểu chungTác dụng của Lungmoss là gì?Lungmoss là một loại địa y được tạo thành từ nấm và tảo ... [xem thêm]

Cỏ ba lá đỏ là thảo dược gì?

(13)
Tên thông thường: Beebread, Clovone, Cow Clover, Daidzein, Genistein, Isoflavone, Meadow Clover, Miel des Prés, Phytoestrogen, Purple Clover, Trebol Rojo, Trèfle Commun, Trèfle des Prés, ... [xem thêm]

Marsh tea là thảo dược gì?

(77)
Tên thông thường: marsh teaTên khoa học: rhododendron tomentosumTìm hiểu chungMarsh tea dùng để làm gì?Marsh tea là một loại thảo dược được sử dụng điều trị ... [xem thêm]

Tác dụng của hoa quỳnh mà bạn chưa biết

(31)
Tên gốc: Hoa quỳnhTên gọi khác: Hoa quỳnh hươngTên khoa học: Selenicereus grandiflorus, Cactus grandiflorusTên tiếng Anh: Night Blooming CereusTìm hiểu chung về hoa ... [xem thêm]

Sụn vi cá mập là thảo dược gì?

(85)
Tên thường gọi: sụn vi cá mậpTác dụngSụn vi cá mập dùng để làm gì?Sụn vi cá mập được sử dụng điều trị các bệnh như:Ung thư;Nhiễm HIV;Viêm khớp, ... [xem thêm]

Nghệ tây là thảo dược gì?

(47)
Tên khoa học: Colchicum autumnaleTìm hiểu chungNghệ tây dùng để làm gì?Hạt giống, thân và hoa nghệ tây được sử dụng để làm thuốc.Mặc dù có những mối quan ... [xem thêm]

Phosphatidylserine

(33)
Tên thông thường: BC-PS, Bovine Cortex Phosphatidylserine, Bovine Phosphatidylserine, Fosfatidilserina, LECI-PS, Lecithin Phosphatidylserine, Phosphatidylsérine, Phosphatidylsérine Bovine, ... [xem thêm]

A ngùy là thảo dược gì?

(80)
Tên thông thường: A Wei, Asafétida, Ase Fétide, Assant, Crotte du Diable, Devil’s Dung, Ferula Asafoetida, Ferula Assa Foetida, Ferula assa-foetida, Ferula foetida, Ferula pseudalliaceaTên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN