Cám mì

(3.89) - 14 đánh giá

Tên thông thường: Cám mì

Tên khoa học: Triticum aestivum

Tác dụng

Cám mì dùng để làm gì?

Vỏ ngoài của hạt (cám) lúa mì được sử dụng để sản xuất thuốc.

Cám mì được sử dụng như một nguồn chất xơ để ngăn ngừa:

  • Bệnh đại tràng (kể cả ung thư)
  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư vú
  • Bệnh túi mật
  • Trĩ và thoát vị hiatal

Cám mì cũng được sử dụng để điều trị:

  • Táo bón
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Cholesterol cao
  • Cao huyết áp
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2

Cám mì có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cám mì là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Cám lúa mì giúp điều trị táo bón bằng cách tăng hoạt động đại tràng, tăng số lượng phân và tần số nhu động ruột.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cám mì là gì?

  • Đối với táo bón: bạn dùng 20–25g cám mì mỗi ngày. Liều 40g mỗi ngày không hiệu quả hơn liều 20g.
  • Đối với việc điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS): bạn dùng 30g cám mì mỗi ngày, tối đa 12 tuần.

Lượng vừa đủ (AI – Adequate intake) của cám mì được chỉ định như sau:

  • Trẻ em từ 1–3 tuổi: 19g
  • Trẻ từ 4–8 tuổi: 25g
  • Bé trai từ 9–13 tuổi: 31g
  • Bé trai 14–18 tuổi: 38g
  • Bé gái từ 9–18 tuổi: 26g
  • Nam giới từ 19–50 tuổi: 38g
  • Nam giời trên 51 tuổi: 30g
  • Phụ nữ từ 19–50 tuổi: 25g
  • Phụ nữ trên 51 tuổi: 21g
  • Phụ nữ có thai: 28g
  • Phụ nữ cho con bú: 29g
  • Lượng vừa đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi chưa được thiết lập.

Liều dùng của cám mì có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cám mì có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cám mì là gì?

Cám mì có các dạng thực phẩm đóng gói.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cám mì?

Cám mì có thể gây ra khí (đầy hơi) và khó chịu ở dạ dày, nhất là khi dùng lần đầu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cám mì, bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây cám mì hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Những quy định cho cám mì ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cám mì nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cám mì như thế nào?

Cám mì an toàn cho tất cả mọi người.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Cám mì an toàn khi dùng ở phụ nữ có thai và cho con bú.

Tương tác

Cám mì có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cám mì.

Digoxin có thể tương tác với cám mì.

Cám mì có nhiều chất xơ. Chất xơ có thể làm giảm sự hấp thụ và hiệu quả của digoxin. Theo nguyên tắc chung, bất kỳ loại thuốc uống nào đều phải uống 1 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi dùng cám mì để ngăn chặn sự tương tác này.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về cây trâm (trâm mốc)

(61)
Tên thông thường: Cây trâmTên khoa học: Syzygium cuminTên gọi khác: Trâm mốc, trâm vối, vối rừngTên tiếng Anh: Jamblon hoặc JamelonierTìm hiểu chungCây trâm dùng ... [xem thêm]

San hô

(83)
Tìm hiểu chungSan hô dùng để làm gì?San hô được sử dụng như một chất bổ sung canxi để điều trị bệnh đa xơ cứng; điều trị và phòng ngừa ung thư, ... [xem thêm]

Củ maca là thảo dược gì?

(55)
Tên thông thường: Ayak Chichira, Ayuk Willku, Ginseng Andin, Ginseng Péruvien, Lepidium meyenii, Lepidium peruvianum, Maca Maca, Maca Péruvien, Maino, Maka, Peruvian Ginseng, Peruvian ... [xem thêm]

Dược liệu Đinh lăng

(89)
Tên thường gọi: Đinh lăng lá nhỏTên gọi khác: Gỏi cá, nam dương lâmTên khoa học: Polyscias fruticosa (L.); Tieghemopanax fruticosus Vig.Họ: Nhân sâm (Araliaceae)Tên ... [xem thêm]

Dong - Quai là thảo dược gì?

(100)
Tên thông thường: angelica china, angelica sinensis, angelica polymorpha var. sinensis, angelicae gigantis radix, angélique chinoise, angélique de chine, chinese angelica, dang gui, danggui, ... [xem thêm]

Chondroitin

(53)
Tìm hiểu chungChondroitin dùng để làm gì?Chondroitin được dùng một mình hoặc kết hợp với glucosamine để điều trị bệnh viêm khớp. Thuốc cũng được dùng ... [xem thêm]

Dược liệu mù u có công dụng gì?

(16)
Tên thường gọi: Mù uTên gọi khác: Đồng hồ, khung tung…Tên nước ngoài: Tamanu, mastwood, pannay tree…Tên khoa học: Calophyllum inophyllum L.Họ: Măng cụt ... [xem thêm]

Lam cận

(44)
Tìm hiểu chungCây lam cận dùng để làm gì?Cây lam cận được sử dụng để điều trị co thắt ruột và hội chứng ruột kích thích (IBS), kích thích sản xuất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN