Đừng chủ quan với những vết cắn khi trẻ chơi với bạn

(3.62) - 40 đánh giá

Hầu hết những vết cắn này là hậu quả sau khi các bé đánh nhau. Các bé thường cố ý nhắm vào cánh tay hoặc bàn tay của đối phương để tấn công bằng cách cắn vào đấy. Các bé lớn hơn có thể gây ra vết cắn ngay phần bắp thịt khi vùng da ấy sượt qua răng. Vết cắn bởi răng người thường dễ bị nhiễm trùng hơn so với vết cắn côn trùng, và vết cắn trên bàn tay thường dễ gặp biến chứng nhất.

Dấu hiệu và triệu chứng của vết cắn bởi răng người là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của vết cắn bị nhiễm trùng bao gồm:

  • Sưng đỏ quanh vết thương;
  • Vết thương càng lúc càng đau;
  • Dịch và mủ ứa ra từ vết thương;
  • Tuyến bạch huyết bị sưng;
  • Sốt cao từ 40 độ trở lên;
  • Run rẩy.

Bạn phải làm gì trước tiên?

Chăm sóc tại nhà

Đối với vùng da rách hoặc vết thủng: rửa vết thương bằng xà phòng dạng dung dịch và để dưới vòi nước chảy khoảng 10 phút trước khi đưa bé tới bác sĩ. Bạn cũng nên kiểm tra tình trạng tạo miễn dịch của bé để phòng bệnh uốn ván.

Đối với vết xước hoặc rách: rửa vết thương bằng nước và xà phòng trong vòng 5 phút. Bạn có thể không cần tẩy trùng và băng bó hoặc nếu cần thì chỉ việc băng bó trong vòng 12 giờ để tránh tình trạng dây bẩn vết thương.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

  • Vết thương quá sâu;
  • Vết thương mở hoác và cần phải khâu lại;
  • Bạn nghĩ bé cần khám bác sĩ;

Gọi cho bác sĩ sau đó nếu:

  • Vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng;
  • Vết thương đau hơn vào ngày thứ hai;
  • Vết đỏ lan rộng vào ngày thứ hai;
  • Bạn cảm thấy tình trạng của bé tệ hơn.

Bạn nên làm thế nào để tránh bé bị cắn?

Hầu hết các vết cắn là hậu quả của bạo lực. Hướng dẫn bé cách tự vệ hoặc giữ bé tránh xa những đứa trẻ có tính cách hung hăng, hay đánh nhau hoặc có những hành vi bạo lực, đặc biệt là người lạ hoặc người ngoài. Bạn nhớ thường xuyên quan sát những dấu hiệu khác lạ trên cơ thể bé để bạn có thể can thiệp và chăm sóc bé kịp thời nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹo lựa chọn toner phù hợp với từng loại da

(94)
Để sở hữu một làn da mịn màng, trắng sáng thì việc sử dụng loại toner phù hợp là một trong những bước không thể bỏ qua trong chu trình chăm sóc da mỗi ... [xem thêm]

Trò chuyện cùng mẹ bầu về vấn đề tiêm vắc xin

(43)
Trong khoảng thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ suy yếu. Mẹ bầu nên tiêm vắc xin nào để bảo vệ mẹ và thai nhi?Mang thai là thiên chức ... [xem thêm]

4 mẹo đơn giản chữa nghẹt mũi cho trẻ

(32)
Nghẹt mũi không chỉ gây khó chịu cho trẻ em mà còn là nguy cơ gây ra nhiều bệnh khác. Ba mẹ hãy tìm hiểu cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh để con được ... [xem thêm]

Giúp mẹ bầu giảm đau lưng khi chuyển dạ

(21)
Chuyển dạ luôn là giai đoạn đau đớn nhất khi mang thai và sinh con. Đặc biệt, cơn đau khi chuyển dạ thường xuất hiện ở vùng lưng, giữa những cơn co tử ... [xem thêm]

Tác dụng của vitamin B12 đối với khả năng sinh sản

(68)
Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất tế bào máu và hoạt động thần kinh, tác dụng của vitamin B12 còn được thể hiện qua việc giúp tăng khả năng sinh sản cho ... [xem thêm]

Ăn khoai lang chiên hay khoai tây chiên tốt hơn?

(43)
Khoai lang chiên và khoai tây chiên đều là món ăn vặt rất ngon miệng nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ đáng sợ đối với sức khỏe do cách chế biến nhiều ... [xem thêm]

Thoa kem chống nắng đúng cách để bạn tự tin dưới nắng hè gay gắt

(75)
Với cái nắng gay gắt của trưa hè, nhiều bạn nữ không thể tự tin diện cho mình những trang phục yêu thích vì e ngại nắng sẽ làm đen da. Hầu hết các bạn ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tuổi

(47)
Bạn hẳn đã nghe bệnh béo phì ở trẻ em. Bệnh này được thường nhắc đến trên truyền hình, radio, Internet, trong sách, báo và tạp chí. Tuy nhiên, tất cả ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN